Các chỉ tiêu quan trọng trong nước thải
Các chỉ tiêu quan trọng trong nước thải như COD, BOD, TSS, Tổng Ni tơ, tổng phốt pho, Amoni, Độ màu, pH, Nitrat, kim loại nặng… Các chỉ tiêu này đều được quy định chi tiết trong các quy chuẩn xả thải như QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn về nước thải công nghiệp, QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn về nước thải sinh hoạt, Quy chuẩn về nước thải y tế, quy chuẩn nước thải chăn nuôi, quy chuẩn nước thải dệt nhuộm, quy chuẩn nước thải bột giấy, quy chuẩn nước thải cao su,…
Cùng môi trường Green Star tìm hiểu chi tiết về các chỉ tiêu này nhé.
Chỉ tiêu pH
- Biểu thị mức độ hóa học, thể hiện tính chất của nước thải mang tính kiềm/axit.
- pH giữ vai trò quan trọng trong các quá trình xử lý nước thải như keo tụ, oxy hóa, làm mềm, khử trùng.
Chỉ tiêu COD
Chỉ tiêu COD là viết tắt của từ tiếng Anh: Chemical Oxygen Demand – nhu cầu oxy hóa học. Là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các thành phần ô nhiễm trong nước thải (oxy hóa cả chất vô cơ và chất hữu cơ). Là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước.
Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước.
Khi nguồn nước chứa COD cao thì càng chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng lớn.
Chỉ tiêu BOD
Chỉ tiêu BOD là từ viết tắt của Biochemical oxygen Demand – là nhu cầu oxy sinh hóa, Chỉ số này đại diện cho lượng Oxy tiêu thụ của vi sinh vật trong môi trường hiếu khí khi chúng phân hủy các chất hữu cơ tại 1 nhiệt độ xác định, trong 1 mẫu nước nhất định và trong khoảng thời gian cụ thể.
Điển hình, BOD5 thể hiện lượng oxy cần thiết cho vi sinh với thời gian xử lý 5 ngày ở nhiệt độ 20 độ C.
BOD còn xác định chất hữu cơ và tốc độ oxy hóa trong nguồn nước thể hiện tình trạng hoạt động trong công trình xử lý sinh học.
Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước.
Chỉ tiêu về độ màu
Nước thải từ các nhà máy dệt nhuộm, nhà máy chế biến chứa ion kim loại, màu, lignin, sản phẩm từ sự phân hủy chất hữu cơ cũng gây ra độ màu.
Màu nước thải thường có màu nâu hơi sáng, màu xám vẩn đục. Màu sắc của nó sẽ thay đổi khi bị nhiễm khuẩn thường có màu đen.
Màu của nước là yếu tố quan trọng quyết định đến công nghệ và hóa chất xử lý.
Chỉ tiêu phốt pho
Trong xử lý nước thải, phốt pho trở thành nguồn dinh dưỡng để vi khuẩn tăng trưởng, tồn tại chủ yếu dạng PO43-. Khi nguồn tiếp nhận chứa phốt pho quá lớn khiến môi trường ngày càng ô nhiễm.
Nồng độ photpho quá cao thúc đẩy tảo phát triển gây hiện tượng phú dưỡng. Tảo chết hình thành quá trình phân hủy kỵ khí làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
Việc xác định chi tiêu photpho đáp ứng yêu cầu xả thải, vận hành hệ thống xử lý nước thải và khả năng ô nhiễm chứa hàm lượng phốt pho nhất định.
Chỉ tiêu TDS
Chỉ số TDS là tổng chất rắn hòa tan trong nước, tên tiếng anh là Total Dissolved Solids, Chất rắn hòa tan trong nước bao gồm khoáng chất, muối, chất hữu cơ, các hợp chất vô cơ như kim loại nặng – chất rắn lơn lửng không lắng hoặc không hòa tan trong nước (canxi, magiê, natri, kali và các anion cacbonat, bicarbonate, clorua, sunfat).
Không bao gồm các chất hữu cơ có tự nhiên trong nước và môi trường, một số hợp chất có thể cần thiết cho cơ thể, nhưng, có thể gây hại khi dùng nhiều hơn hàm lượng được khuyến nghị. TDS được biểu thị bằng đơn vị mg/L hoặc ppm (parts per million – phần triệu).
Chỉ tiêu TSS
Chỉ số TSS có nghĩa là tổng chất rắn lơ lửng trong nước. Các hạt lơ lửng này có thể là hạt vô cơ, hữu cơ không thể trộn lẫn trong nước. Chỉ số này thường được đo bằng máy đo độ đục. TSS được viết tắt của từ Turbidity and Suspended Solids.
Độ đục thì được gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật cũng như các chất hữu cơ trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng và hấp thụ chúng để phản xạ trở lại với các thức tuy thuộc vào kích thước, hình dáng và thành phần của các hạt lơ lửng
Còn tổng chất lơ lửng (SS) chứa hạt nhỏ thường gây độ đục. Khả năng lắng của chúng phụ thuộc vào kích thước hạt, trọng lượng riêng, tốc độ dòng chảy, tác nhân hóa học.
Tổng chất rắn hòa tan (DS) gồm hạt keo và chất hòa tan (muối vô cơ, chất hữu cơ, khí hòa tan).
MLSS (chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng) chủ yếu hiện diện trong bùn hoạt tính và nước thải. Hàm lượng duy trì từ 2500 – 3500 mg/l phụ thuộc nhiều vào lưu lượng tuần hoàn của bùn hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải
Chỉ tiêu tổng nitơ
Chỉ số tổng nitơ trong nước thải là bao gồm toàn bộ khối lượng các chỉ số nitrat nitơ NO3 – N, nitrit nitơ NO2 – N, ammoniac nitơ NH3 – N có trong nước thải. Tổng nitơ hiện nay được quy định trong các quy chuẩn về nước thải là thông số bắt buộc và quan trọng. Nước thải cần xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn mới được phép xả thải ra môi trường.
NH3 và NH4+ chủ yếu trong nước thải sinh hoạt, nước thải thực phẩm rất cao. hợp chất nito tồn tại dưới 3 dạng: hợp chất hữu cơ, amoni và hợp chất dạng oxy hóa (nitrit, nitrat).
Nito thì chia thành: nito vô cơ (amoni, nitrat, nitrit, ure) và nito hữu cơ (amon bậc thấp, axit amin, protein).
Nồng độ DO
Yếu tố cần thiết để sinh vật hô hấp, phụ thuộc vào nhiệt độ, phân hủy chất, quang hợp của tảo, dòng chảy, địa hình,… DO thể hiện khả năng sống của vi sinh.
DO đánh giá khả năng ô nhiễm trong nước thải. Nguồn DO giảm khi nước thải công nghiệp, nước mưa chảy tràn chứa nhiều chất hữu cơ khiến sinh vật sử dụng hết nguồn oxy.
Bài Viết Liên Quan: