Chỉ số BOD trong nước thải là gì ?
Chỉ số BOD là từ viết tắt của Biochemical oxygen Demand – là nhu cầu oxy sinh hóa, Chỉ số này đại diện cho lượng Oxy tiêu thụ của vi sinh vật trong môi trường hiếu khí khi chúng phân hủy các chất hữu cơ tại 1 nhiệt độ xác định, trong 1 mẫu nước nhất định và trong khoảng thời gian cụ thể.
Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước.
BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Trái ngược với BOD là Chỉ số COD – đây là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các thành phần ô nhiễm trong nước thải.
Ý nghĩa của chỉ số BOD?
Chỉ số BOD dùng để đo lường mức độ phân hủy của các chất hữu cơ tồn tại trong môi trường nước. Cụ thể chất lượng nước trong một khu vực được thể hiện qua sự tồn tại của lượng oxy hòa tan bên trong. Chính vì vậy xác định sự tác động của các chất hữu cơ lên nồng độ hòa tan các phân tử oxi là điều cần thiết.
Mục đích khi sử dụng chỉ số BOD là gì ?
Trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như trời nắng nóng của mùa hè hay ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt và sản xuất của con người đều khiến môi trường sống của các vi sinh vật trong nước, các loài thủy sinh trở nên khó khăn hơn.
Việc phân tích chất lượng nước được đề ra với mục tiêu nắm được mức độ ảnh hưởng từ hoạt động phân hủy chất hữu cơ trong nước của các vi khuẩn và vi sinh vật khi chúng tiêu thụ oxy trong quá trình này. Đây cũng chính là vai trò của việc xác định chỉ số BOD. Chỉ số này được sử dụng tại các hệ thống xử lý nước thải, dùng để đánh giá chất lượng đầu ra và nhận định mức độ ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt trong vấn đề xử lý chất thải hữu cơ trong nước.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ của vi sinh vật diễn ra theo phản ứng hóa học sau:
Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Phương pháp xác định BOD
Thử nghiệm BOD được thực hiện bằng cách hòa loãng mẫu nước thử với nước đã khử ion và bão hòa về ôxy, thêm một lượng cố định vi sinh vật mầm giống, đo lượng ôxy hòa tan và đậy chặt nắp mẫu thử để ngăn ngừa ôxy không cho hòa tan thêm (từ ngoài không khí).
Mẫu thử được giữ ở nhiệt độ 20°C trong bóng tối để ngăn chặn quang hợp (nguồn bổ sung thêm ôxy ngoài dự kiến) trong vòng 5 ngày và sau đó đo lại lượng ôxy hòa tan.
Khác biệt giữa lượng DO (ôxy hòa tan) cuối và lượng DO ban đầu chính là giá trị của BOD. Giá trị BOD của mẫu đối chứng được trừ đi từ giá trị BOD của mẫu thử để chỉnh sai số nhằm đưa ra giá trị BOD chính xác của mẫu thử.
Có thể tóm tắt bằng 5 bước như sau
- B1: Thu thập một mẫu nước thử vừa đủ từ nguồn nước tương ứng.
- B2: Hòa mẫu thử cùng với một lượng nước đã bão hòa. Cho thêm vào mẫu một lượng xác định vi sinh vật cần thiết.
- B3: Thực hiện đo lượng oxy hòa tan trong nước rồi tiến hành đậy nắp. Mục đích đậy nắp là để ngăn không cho oxy tiếp tục đi vào và hòa tan trong nước thải
- B4: Giữ mẫu thử ở trong bóng tối với nhiệt độ thường là 20 độ C nhằm tránh hiện tượng làm tăng oxy dự kiến ban đầu do quang hợp trong vòng 5 ngày.
- B5: Sau 5 ngày đo lại lượng oxy hòa tan. Chỉ số BOD chính là sự chênh lệch giữa lượng oxy hòa tan ban đầu với lượng oxy đo được sau thí nghiệm.
Ngày nay việc đo BOD được thực hiện bằng phương pháp chai đo BOD Oxitop: Đặt chai trong tủ 20oC trong 5 ngày, BOD được đo tự động khi nhiệt độ đạt đến 20oC. Giá trị BOD được ghi tự động sau mỗi 24 giờ.
Chỉ số BOD trong luật bảo vệ môi trường
Căn cứ điều 19 nghị định Số: 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì.
Điều 19. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau
Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chỉ số COD từ 05 lần trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:
- a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
- b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
- c) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
- d) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
- e) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
- g) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ);
- h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m3/ngày (24 giờ);
- i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 200 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 300 m3/ngày (24 giờ);
- k) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 300 m3/ngày (24 giờ) trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.
Bài Viết Liên Quan: