Công nghệ xử lý nước thải đồ gỗ Amedan
Thu gom, thoát nước thải
Phương án thu gom và thoát nước thải:
Đối với nước thải phân và nước tiểu được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải bằng ống PVC Ø168mm.
– Đối với nước thải sinh hoạt từ các nguồn khác như: nước thải từ chậu rửa, nước thu sàn, nhà ăn sẽ được dẫn trực tiếp về trạm xử lý nước thải bằng ống PVC Ø168mm.
– Nước thải sản xuất:
Nước thải từ các buồng phun sơn màng nước tuần hoàn tái sử dụng, hàng ngày châm thêm lượng nước hao hụt và định kỳ thu gom cặn xử lý như Chất thải nguy hại.
Nhà máy đã lắp đặt và đang vận hành trạm xử lý nước thải công suất 20 m3/ngày, nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.
Hướng thoát nước thải sau hệ thống xử lý vào nguồn tiếp nhận Nước thải sau trạm xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A theo đường ống PVC Ø168mm dẫn ra mương thoát nước phía Đông cách nhà máy 13m => suối Bàu Long => suối Tham Rớt => sông Bé.
Nhà máy đã được Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bình Dương cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 187/GP-STNMT ngày 23/10/2020 (đính kèm phần phụ lục).
Xử lý nước thải
a.Bể tự hoại 3 ngăn
Nhà máy xây dựng bể tự hoại để xử lý sơ bộ nước thải từ các nhà vệ sinh. Nước thải sau bể tự hoại sẽ nhập chung với các dòng nước thải sinh hoạt khác (từ bồn rửa tay, vệ sinh sàn WC) rồi dẫn ra về trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy.
– Chi tiết bể tự hoại
Bể tự hoại 3 ngăn được xây bằng gạch, đậy bằng tấm đan. Nguyên tắc hoạt động của bể là lắng cặn và phân hủy kỵ khí cặn lắng, cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 – 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật, các chất hữu cơ bị phân giải, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử lý của bể này theo chất lơ lửng đạt 65% – 70% và BOD5 là 60% – 65%.
Ngăn đầu tiên của bể tự hoại có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải. Cặn lắng ở dưới đáy bể bị phân hủy yếm khí khi đầy bể, khoảng 6 – 8 tháng sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với đơn vị có chức năng để đưa đi xử lý.
Nước thải và cặn lơ lửng theo dòng chảy sang ngăn thứ hai. Ở ngăn này, cặn tiếp tục lắng xuống đáy, nước được vi sinh yếm khí phân hủy làm sạch các chất hữu cơ trong nước. Sau đó, nước chảy sang ngăn thứ ba rồi thoát ra hố ga thu gom nước thải của công ty rồi dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.
Bể tự hoại có kết cấu bê tông cốt thép, cấu tạo được miêu tả
– Hiện tại, Công ty đã xây dựng 4 bể tự hoại có tổng thể tích 52 m3 gồm:
01 bể tự hoại nhà nghỉ chuyên gia: 8 m3.
01 bể tự hoại khu văn phòng: 12 m3.
02 bể tự hoại tại 2 khu nhà vệ sinh của công nhân: 16 m3/bể.
Trạm xử lý nước thải
Nhà máy đã lắp đặt và đang vận hành trạm xử lý nước thải công suất 20 m3/ngày, nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A.
– Quy trình công nghệ xử lý nước thải như sau
Quy trình công nghệ xử lý nước thải, công suất 20 m3/ngày
– Thuyết minh quy trình xử lý nước thải
Nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại và nước thải từ các bồn rửa được thu gom dẫn về trạm xử lý nước thải
Bể điều hoà có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải, ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải để quá trình xử lý sinh học được hiệu quả hơn. Trong bể điều hoà có bố trí hệ thống ống phân phối khí đục lỗ ở đáy bể. Bể điều hòa với thời gian lưu nước hợp lý cộng với tác động xáo trộn mạnh của không khí được cấp từ máy thổi khí giúp nồng độ chất bẩn trong nước thải sẽ được ổn định trong toàn bể. Từ bể điều hòa nước thải được bơm qua bể sinh học thiếu khí.
Bể thiếu khí: thực hiện quá trình khử các hợp chất N và P và chất hữu cơ trong nước thải. Ổn định chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng trước khi vào bể sinh học hiếu khí. Xử lý ni trát chuyển NH4+ thành NO3- và khử NO3- thành N2 đồng thời làm giảm hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh thiếu khí.
Quy trình diễn ra như sau: Quá trình nitrat hóa: Các loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Khi môi trường thiếu ô xi các loại vi khuẩn khử nitrat sẽ tách ôxi của nitrat (NO3-) thành nitrit (NO2-) và nitrit thành N2.
Để nitrat hóa và phốt pho hóa thuận lợi tại bể xử lý thiếu khí (Anoxic) có lắp đặt máy khuấy trộn chìm nhằm đảm bảo nước thải luôn được khuấy trộn.
Sau khi qua bể thiếu khí, nước thải sẽ tự chảy qua bể hiếu khí. Phương pháp hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí lơ lửng. Các chất hữu cơ có hại cho môi trường sẽ được các vi khuẩn hiếu khí chuyển hoá thành các chất vô cơ vô hại, tại bể 1 lượng oxy thích hợp được đưa vào bằng máy thổi khí thông qua các đầu phân phối khí được đặt chìm dưới đáy bể.
Trong quá trình oxy hoá các chất hữu cơ, một lượng sinh khối được tạo ra cùng với nước thải chảy sang bể lắng bùn hoạt tính. Quá trình oxy hóa chất hữu cơ trong ngăn sục khí có thể tóm tắt theo phương trình phản ứng như sau: Tế bào vi sinh + Chất hữu cơ + O2 Tế bào mới + CO2 + H2O. Nước sau khi ra khỏi bể sẽ tự chảy theo sự chênh lệch cao độ sang bể lắng bùn hoạt tính để tiếp tục quá trình xử lý. Bể lắng bùn hoạt tính là bể lắng đứng nước thải chứa bùn hoạt tính được dẫn vào ống lắng trung tâm.
Trong ống lắng nước thải và bùn sẽ đi xuống phía dưới bể và di chuyển lên phía trên qua vùng lắng. Với vận tốc lắng được thiết kế thích hợp và có tỉ trọng lớn bùn sẽ tách ra khỏi nước thải và tập trung vào đáy bể. Nước thải sau khi tách bùn sẽ đi tiếp lên phía trên tập trung vào các máng thu nước răng cưa xung quanh bể và tự chảy sang bể khử khùng. Bùn thải sẽ được bơm bùn dẫn về tuần hoàn cho bể thiếu khí, bể hiếu khí; 1 phần dư thì bơm bùn sẽ bơm về bể chứa bùn
Bể khử trùng: là công đoạn sau cùng của hệ thống xử lý nước thải. Tại đây, hoá chất khử trùng là Javen sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước thải sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả ra môi trường. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq= 0,9; Kf= 1,2)
Bài Viết Liên Quan: