Công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Đức

Công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Đức

Công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Đức Long An

KCN Tân Đức đã được Bộ Tài Nguyên và Môi trường – Tổng cục môi trường cấp Giấy xác nhận số 114/GXN-TCMT ngày 26/12/2014 về việc đã hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành.

Cụ thể như sau:

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa Đã lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước mưa dọc theo các tuyến đường nội bộ của Khu công nghiệp và được tách riêng với nước thải. Nước mưa chảy tràn từ các nhà máy và đường giao thông, khuôn viên của KCN sẽ được thu bởi các hố thu, đường cống dẫn bằng bê tông cốt thép rồi thải vào kênh thoát nước An Hạ.

Nước thải phát sinh từ hoạt động của các nhà máy sẽ được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn quy định rồi đấu nối vào cống thoát nước thải, sau đó dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.

Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải ˗ Theo giấy xác nhận số 114/GXN-TCMT ngày 26/12/2014 của Tổng cục Môi trường xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tân Đức, giai đoạn I diện tích 273,3ha” tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

+ Đã xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp công suất 4.500 m3/ngày.đêm.

+ Đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động chất lượng nước thải sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung với các chỉ tiêu pH, TSS, COD và độ màu.

˗ Theo giấy phép xả thải vào nguồn nước số 131/GP-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 28/07/2020: KCN đã tiến hành cải tạo và nâng công suất hệ thống xử lý nước thải lên 9.000 m3/ngày.đêm.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Tân Đức

Công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Đức
Công nghệ xử lý nước thải KCN Tân Đức

Thuyết minh qui trình xử lý nước thải khu công nghiệp Tân Đức

Nước thải từ các nhà máy trong KCN Tân Đức tự chảy về hố thu gom. Từ hố thu gom, nước thải có lẫn rác và chất rắn lơ lửng có kích thước thước nhỏ hơn 5 mm được lược rác qua thiết bị lược rác tinh, lượng rác được thu gom và xử lý thu quy định. Sau đó nước thải được dẫn qua bể cân bằng để tiếp tục xử lý.

Nước thải được lần lượt bơm lên bể trung hòa – keo tụ bậc 1 nhằm thực hiện quá trình keo tụ. Dung dịch xút (NaOH) hoặc axít (H2SO4) được châm vào với liều lượng nhất định thông qua bơm định lượng để trung hòa nước thải.

Giá trị pH được điều chỉnh đến giá trị thích hợp và được kiểm soát bằng pH controller. Dung dịch chất keo tụ phèn (dung dịch Al2(SO4)3) và sau đó dẫn qua bể tạo bông bậc 1, bổ sung thêm chất tạo bông (Polymer) giúp kết dính các hạt cặn lơ lửng thành các bông cặn có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Sau đó, nước thải tiếp tục chảy sang bể  hóa lý bậc 1. Tại bể lắng, các chất lơ lửng đã được keo tụ sẽ lắng xuống đáy bể và được dẫn sang bể nén bùn.

Nước thải sau khi được tách cặn lắng theo ống dẫn chảy sang bể Anoxic. Trong bể anoxic đồng thời diễn ra các quá trình như: lên men các chất trong nước thải, cắt các mạch Poly-photphas thành Photphas, quá trình Khử nitrat (NO3) thành nitơ (N2)… ở điều kiện thiếu khí. Nước thải sau đó sẽ được chuyển qua bể MBBR để tiếp tục xử lý

Bể MBBR sử dụng giá nhựa vi sinh di động để gia tăng lượng vi sinh vật có sẵn trong nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Tiếp đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải. Vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể nhằm hỗ trợ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải.

Nước thải sau đó được dẫn qua bể Aerotank. Với hàm lượng các hợp chất hữu cơ của dòng nước thải, thì việc sử dụng bể Aerotank rất hiệu quả và tiết kiệm được nhiều chi phí và quá trình vận hành cũng đơn giản.

Bể sinh học hiếu khí hoạt động liên tục theo cơ chế tăng trưởng lơ lửng và khuấy trộn hoàn toàn, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục, các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất ô nhiễm thành các chất vô cơ như: CO2, H2O,… và tạo thành các sinh khối mới, góp phần làm giảm COD, BOD5 của nước thải. Cơ chế quá trình xử lý hiếu khí gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Oxy hóa toàn bộ chất hữu cơ có trong nước thải để đáp ứng nhu cầu năng lượng tế bào

CxHyOzN + (x + y/4 + z/3 + ¾) O2 => xCO2 + ((y-3)/2)H2O + NH3

Giai đoạn 2: (Quá trình đồng hóa) Tổng hợp để xây dựng tế bào CxHyOzN + NH3 + O2 => xCO2 + C5H7NO2

Giai đoạn 3: (Quá trình dị hóa) Hô hấp nội bào

C5H7NO2 + 5O2 => xCO2 + H2

Tại bể sinh học được lắp hệ thống phân phối khí cố định dưới đáy bể. Hệ thống này thông qua máy thổi khí có tác dụng cung cấp oxy cho quá trình phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra, có tác dụng đảo trộn nước thải với vi sinh vật trong bể và giúp oxy hòa tan trong nước thải dễ dàng hơn. Nồng độ các chất ô nhiễm sau bể sinh học Aerotank đã giảm đáng kể 60 – 70%. Sau đó, nước thải có lẫn bùn sinh học được dẫn tự chảy sang bể lắng sinh học.

Để nước thải được trong, loại bỏ được lượng bùn hoạt tính và các chất lơ lửng còn sót lại, thì bể lắng sinh học là bể đóng vai trò quan trọng sau khi xử lý bằng Aerotank. Phần bùn thu ở đáy bể, một phần bùn được đưa về bể Aerotank nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng chất hữu cơ cho vi sinh vật sử dụng, một phần bùn khác được đưa đến bể chứa bùn. Nước thải sau bể lắng sinh học được dẫn về bể Phản ứng bậc 2.

Tại bể Phản ứng bậc 2, dung dịch xút (NaOH) hoặc axít (H2SO4) được châm vào với liều lượng nhất định thông qua bơm định lượng để trung hòa nước thải. Giá trị pH được điều chỉnh đến giá trị thích hợp và được kiểm soát bằng pH controller. Sau khi điều chỉnh pH nước thải được dẫn qua bể kẹo tụ bậc 2.

Tại bể keo tụ bậc 2, dung dịch chất keo tụ phèn (dung dịch Al2(SO4)3) và sau đố dẫn qua bể tạo bậc 2, tại đây được bổ sung chất tạo bông (Polymer) châm vào với liều lượng nhất định để quá trình keo tụ tạo bông xảy ra, kết dính các hạt cặn lơ lửng thành các bông cặn có kích thước và trọng lượng lớn hơn. Nước thải sau đó dẫn về bể lắng hóa lý 2 nhằm lắng động lượng bùn thải từ quá trình keo tụ.

Sau đó nước thải được dẫn về bể khử trùng nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi sinh còn sót lại sau quá trình xử lý.

Tại bể khử trùng, dung dịch chất khử trùng (nước javel NaOCl) được châm vào từ thiết bị tiêu thụ (chứa dung dịch chất khử trùng) thông qua 2 bơm định lượng. Nước thải sau đó được dẫn ra mương quan trắc để dễ dàng thực hiện công tác quan trắc tự động. Cuối cùng nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A được xả thải ra kênh An Hạ.

Xử lý bùn:

– Rác sinh ra từ các máy lọc rác, lưới lọc rác, Bọt váng từ bể lắng được thu vào sọt chứa và định kỳ mang đi xử lý (đổ, chôn lấp hoặc đốt) theo đúng quy định về xử lý chất thải rắn.

– Bùn hóa lý sinh ra từ bể lắng sơ bộ và bùn sinh học dư từ quá trình xử lý sinh học được bơm về bể nén bùn và sau đó là máy ép bùn băng tải. Bùn sau khi ép có độ khô cao được định kỳ mang đi xử lý bởi đơn vị chức năng.

– Trong quá trình xử lý: Toàn bộ nước dư từ máy ép bùn băng tải và từ bể nén bùn đều được đưa quay về trạm bơm để tái xử lý.

Hệ thống xử lý của Khu công nghiệp Tân Đức hoạt động ổn định, cho nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột A, Kq = 0,9; Kf = 1 trước khi xả ra kênh An Hạ.

Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN Tân Đức được thể hiện trong bảng sau

TT Thông số Đơn vị Giới hạn quy định KCN Tân Đức GĐ 1
1 Nhiệt độ oC 40
2 pH 6 – 9
3 BOD5 (20oC) mg/L 400
4 COD mg/L 600
5 Chất rắn lơ lửng mg/L 400
6 Asen mg/L 0,15
7 Chì mg/L 0,08
8 Cadimi mg/L 0,01
9 Crom (VI) mg/L 0,05
10 Crom (III) mg/L 0,2
11 Đồng mg/L 0,3
12 Sắt mg/L 1
13 Tổng xianua mg/L 0,05
14 Phenol mg/L 0,001
15 Tổng dầu mỡ khoáng mg/L 5
16 Sunfua mg/L 0,2
17 Tổng nitơ mg/L 60
18 Tổng photpho (tính theo P ) mg/L 10
19 Clo dư mg/L 1
20 Dầu mỡ động thực vật mg/L 10,0
21 Coliform MPN/100mL 10.000

Nguồn: Báo cáo đánh giá chất lượng môi trường KCN Tân Đức giai đoạn 1

KCN Tân Đức GĐ 1 đã được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình số 114/GXN-TCMT ngày 26/12/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Tổng cục Môi trường về việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tân Đức, giai đoạn I diện tích 273,3 ha” tại xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

0909321616 Môi Trường Green Star

5/5 - (3 bình chọn)

Để lại một bình luận