Đặc điểm đất phù sa và ứng dụng với nông nghiệp
Đất phù sa là gì ?
Đất phù sa được hình thành do các dòng sông mang theo trầm tích như đất cát hay cặn, dạng nhỏ mịn hoặc hòa tan sau quá trình lắng đọng tạo thành. Các vật chất này được gọi là phù sa.
Phù sa có thể xuất hiện dưới dạng đất hoặc trầm tích sông hay biển. Phù sa có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: Theo hình thức vận chuyển có phù sa đáy và phù sa lơ lửng
So sánh với các loại đất trồng khác thì đất phù sa có độ màu mỡ cao hơn nhiều lần; trong đất có rất nhiều chất khoáng, đa vi lượng có lợi hỗ trợ cho sự tăng trưởng của cây.
Đất phù sa ở Việt Nam được phân bổ và tìm thấy nhiều ở các bãi bồi của các con sông lớn như sông Hồng, sông Đáy, sông Đồng Nai, hệ thống đồng bằng sông Cửu Long… Các vùng này có hàm lượng phù sa cao, được bồi đắp màu mỡ hàng năm
Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất cả nước, và cũng là vựa lúa lớn của thế giới. Nó cung cấp lượng gạo xuất khẩu lớn nhất cả nước, giúp Việt Nam trở thành một trong các nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất Thế Giới.
Đặc điểm đất phù sa
Trong đất phù sa có chứa các khoáng chất tự nhiên, giàu mùn giúp cho đất tơi xốp hơn các loại đất trồng thông thường. Ngoài ra, đất phù sa còn có khả năng thoát nước tốt cùng nhiều yếu tố khác thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp.
Đất phù sa rất giàu chất dinh dưỡng, vì chúng được bồi đắp từ các vật chất hữu cơ và vô cơ do dòng nước vận chuyển. Trong đất phù sa có nhiều chất hữu cơ, chất khoáng, vô cơ, vi lượng, đa lượng, các loại vi sinh vật cùng hạt keo liên kết đất. Đây là những yếu tố cần thiết cho cây trồng phát triển tốt và cho năng xuất cao.
Đất có độ giữ nước tốt, cây tiếp nhận các dưỡng chất một cách dễ dàng và thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng. Bởi vì, đất phù sa mang tính chất mịn, luôn có độ ẩm vừa đủ nên đất không quá cứng cũng không quá mềm nên giúp cho cây đạt hiệu quả cao trong canh tác nông nghiệp.
Nhóm đất phù sa hình thành được ba loại khác nhau:
+ Đất phù sa hệ thống sông Hồng, đất phù sa hệ thống sông Cửu Long có đất màu nâu tươi, màu mỡ, thành phần cơ giới trung bình, độ pH hơi kiềm, độ no bazơ cao, hàm lượng các thành phần N, P và K cũng dễ dàng phân huỷ hơn so với đất phù sa của đồng bằng sông khác. Nhờ vậy nên thích hợp trồng được nhiều loại cây.
+ Đất phù sa hệ thống sông MeKong: đất cũng có màu nâu, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng biến đổi theo chiều sâu của khu vực nên không rõ nét, đất hơi chua, hàm lượng mùn trung bình. Loại đất này phù hợp cho trồng cây lúa và cây ngô.
+ Đất phù sa hệ thống sông khác: bao gồm nhiều sông tập hợp lại như sông Thái Bình, sông Mã, sông Chu, sông Lam, sông La, sông Kiến Giang, sông Hương, sông Vệ, sông Ba, sông Đồng Nai. Đất ở những khu vực này có hàm lượng đạm, lân, mùn, độ phì nhiêu thấp hơn so với những khu vực khác. Đất này phù hợp trồng các loại cây lương thực.
– Kích thước hạt: Đất phù sa có kích thước hạt trung bình giữa đất cát và đất sét. Phù sa có thể xuất hiện dưới dạng đất (thường kết hợp với cát hoặc đất sét) hoặc ở dạng trầm tích sông hay biển.
– Kết cấu: Đất phù sa có kết cấu kém, do được tạo thành từ các vật liệu rời rạc mà các dòng nước mang theo và lắng đọng. Đất phù sa có kết cấu tơi xốp, không có khối lượng riêng cao, không có khả năng giữ nước cao và không có khả năng kháng xói mòn cao.
– Thành phần hóa học: Đất phù sa có thành phần hóa học đa dạng, tùy thuộc vào nguồn gốc và quá trình hình thành của chúng. Một số thành phần hóa học thường gặp trong đất phù sa là: SiO2 (silic), Al2O3 (nhôm oxit), Fe2O3 (sắt oxit), CaO (canxi oxit), MgO (magie oxit), K2O (kali oxit), Na2O (natri oxit), TiO2 (titani oxit), P2O5 (phốt pho pentaoxit), MnO (mangan oxit)… Ngoài ra, trong đất phù sa còn có các nguyên tố vi lượng như Cu (đồng), Zn (kẽm), B (bo), Mo (molypden)… Đây là những nguyên tố cần thiết cho cây trồng.
– Khả năng giữ ẩm và thoát nước: Đất phù sa có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, do có tỷ lệ cát và sét tương đương nhau giúp đất có độ xốp và kết cấu tốt. Điều này giúp loại đất này có khả năng thoát nước tuyệt vời và các điều kiện khác thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
Đất Phù Sa Thích Hợp Trồng Cây Gì?
Đối với đất phù sa được thiên nhiên ưu đãi, đặc biệt có khả năng giữ chất dinh dưỡng và thoát nước tốt nên đa phần trồng được tất cả loại cây trồng.
+ Cây lương thực: Ngô, lúa nước, lúa nếp,…
+ Cây họ đậu: Đậu hà lan, đậu phộng, đậu đỏ, đậu đen,…
+ Cây ăn quả: Măng cụt, chôm chôm,chanh, xoài, sầu riêng,…
+ Cây công nghiệp: Mía, bông, khoai mì,…
+ Hoa màu và rau củ: Sắn, cà chua, khoai lang, củ cải đường, đậu que, đậu bắp,…
Đối với đất phù sa nặng nên mức độ kết cấu của đất cứng, chặt và nặng hơn đất phù sa nhẹ. Bên cạnh đó, khả năng thoát nước cũng kém hơn nên theo kinh nghiệm trồng trọt thì hai loại cây lúa mì và ngô sẽ phát triển tốt khi được gieo trồng ở loại đất này. Ngoài ra, đất phù sa nặng có thể trồng được một số loại cây ngũ cốc và cây ăn quả.
Bài Viết Liên Quan: