Đất phèn là gì và đặc điểm đất phèn

Đất phèn là gì và đặc điểm đất phèn

Đất phèn là gì và đặc điểm đất phèn

Đất phèn thường được gọi là đất chua, là loại đất bị nhiễm phèn có chứa nhiều gốc Sunfat. Thậm chí độ pH đất phèn khá thấp chỉ từ 2 – 5, với hàm lượng chất độc SO42-, Fe3+, Al3+… khá cao

Đất phèn chỉ phù hợp với một số loại cây nhất định như: Cây dứa hay cây khóm, cây thơm, tràm,..

Đất phèn có thể chia làm hai loại như sau

– Đất phèn tiềm tàng: là loại đát phèn xuất hiện trong điều kiện khử, nghĩa là trong môi trường thiếu oxi hoặc oxi không dễ dàng tiếp cận. Trong môi trường khử thì các ion sulfate có thể bị khử thành các hợp chất khác như sulfua  hoặc sắt sulfide. Đất phừn chứa tiềm tàng lượng lớn các hợp chất lưu huỳnh khử và có thể tọa ra chất độc hại như hidro trong môi trường cạn khô.

– Đất phèn hoạt động: loại đất phèn này hình thành trong điều kiện có sự oxy hóa. Các hợp chất lưu huỳnh khử có thể bị oxi hóa thành sulfate góp phần vào quá trình phát triển và tích tụ các ion sulfate trong đất.

Đất phèn hình thành do những nguyên nhân nào?

Đất nhiễm phèn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

  • Đất phèn được hình thành là do quá trình oxi hóa của các loại đá, đất trầm tích. Kết quả tạo ra axit Sunfuric chứa hàm lượng chất độc cao.
  • Mực nước biển dâng cao kéo theo oxit sắt hay các chất hữu cơ xâm nhập vào đất cũng gây ra tình trạng nhiễm phèn.
  • Thói quen của con người khi sử dụng phân bón, hóa chất. Việc canh tác bằng các loại phân bón chứa nhiều lưu huỳnh nhưng không được cải tạo đúng cách cũng làm cho đất bị nhiễm phèn.

Đất phèn phù hợp với cây trồng nào ?

Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, vì đất phèn là môi trường khó phát triển và sinh sống của cây trồng. Nhưng có những loại cây mà khi trồng trên đất phèn thì đặc biệt phát triển tốt và có ra trái ngon hơn trồng trên đất phù sa.

Cây khóm trồng trên đất phù sa
Cây khóm trồng trên đất phù sa

Đất phèn phù hợp trồng cây dứa hay còn có các tên gọi khác như cây khóm, cây thơm, tên khoa học Ananas comosus.

Có hai loại dứa, dứa có gai và không có gai: dứa có gai, miền Tây gọi là “khóm” còn không có gai gọi là “Thơm”

Tại Việt Nam, dứa được trồng khá phổ biến, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa,khóm đứng đầu cả nước

Tiền Giang cũng là tỉnh dó diện tích đất phèn chua trồng khóm lớn nhất cả nước.

Ngoài cây khóm được trồng thông dụng, đất phèn cũng được sử dụng để trồng công nghiệp như tràm bông vàng. đây là loại cây trồng để thu hoạch gỗ.

Đất phèn ảnh hưởng như thế nào với nuôi trồng

Tính chất đất phèn là độ pH thấp, nhiều chất độc và không có vi sinh vật tốt. Vì thế đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng, vật nuôi dưới nước. Cụ thể:

Ảnh hưởng đến ao nuôi tôm

  • Khi môi trường nước của ao nuôi tôm bị nhiễm phèn, việc lột vỏ của tôm diễn ra không thuận lợi. Điều này ảnh hưởng đến quá quá trình hình thành lớp vỏ mới. Dẫn đến tôm không thể phát triển và chết.
  • Với những con tôm không thể lột vỏ hoàn toàn sẽ dẫn đến tình trạng vỏ dính hay còn gọi là bệnh vảng mang. Khi đó, những con tôm yếu sẽ khó sinh trưởng và tỉ lệ sống không cao.
  • Môi trường acid trong ao nuôi tôm bị nhiễm phèn cũng làm cho tôm chậm lớn. Nước phèn khiến tôm phải hô hấp nhiều, dẫn đến giảm khả năng sinh trưởng và giảm năng suất.

Ảnh hưởng của đất phèn với cây trồng

Cây trồng ở đất phèn không mang đến năng suất cao do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như:

  • Đất bị hư hại dẫn đến tình trạng khô hạn, nứt nẻ nên canh tác kém hiệu quả.
  • Độ pH thấp của đất việc hấp thu dinh dưỡng của cây khó thực hiện, làm giảm chất lượng và năng suất khi thu hoạch.
  • Hoạt động của vi sinh vật trong môi trường đất phèn thường bị kém đi nên cây không có nguồn dinh dưỡng thiết yếu để phát triển.

Từ những hạn chế trên nên khi trồng cây vào đất nhiễm phèn sẽ rất dễ xảy ra tình trạng: Chết lúa, chết mầm, chậm trổ bông, vàng lá…

Đất phèn nhôm và đất phèn sắt 

Trong đất phèn, thành phần chủ yếu là nhôm và sắt. Đất phèn nhôm và đất phèn sắt khác nhau, ảnh hưởng đến lúa khác nhau. Tùy theo điều kiện hình thành mà đất trồng lúa bị nhiễm phèn nhôm hoặc sắt. Bà con nông dân có thể phân biệt bằng cách xem xét màu nước trong ruộng; biểu hiện rõ nhất là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ.

đất phèn nóng và phèn lạnh
đất phèn nóng và phèn lạnh

Khi quan sát thấy mặt nước trong ruộng có váng đỏ, thì đây là biểu hiện ruộng do phèn sắt; nhiều nơi gọi là phèn nóng. Ở những ruộng thấy mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám, ít cỏ mọc thì ruộng nhiễm phèn nhôm; có nơi gọi là phèn lạnh.

Ngoài ra, mức độ nhiễm phèn nặng hay nhẹ còn phụ thuộc độ nông sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn sâu, nằm dưới mặt đất 1-2m thì tỷ lệ nhôm hoặc sắt trên bề mặt nước trong ruộng ít. Ngược lại, nếu tầng sinh phèn nông, dưới 1m thì đây là đất phèn hoạt động. Lượng nhôm và sắt trong đất nhiều hơn, để cải tạo đất phèn khó khăn hơn

Gợi ý biện pháp cải tạo đất trồng, ao nuôi khi bị nhiễm phèn

Đất phèn không phải là môi trường lý tưởng để canh tác. Tuy nhiên, nếu biết cải tạo đúng cách vẫn mang đến hiệu quả sử dụng tối ưu cho bà con. Với một số biện pháp sau:

Cải tạo ao nuôi tôm

Ao nuôi tôm xuất hiện tình trạng nhiễm phèn cần cải tạo ướt. Nếu phơi khô đáy sẽ khiến quá trình oxi hóa hợp chất sắt Pirit giải phóng H+, làm cho độ pH giảm xuống.

Do đó, biện pháp hữu ích là cày ướt, ngâm nước, thau chua liên tục khoảng 3 – 4 lần. Trường hợp xuất hiện tình trạng nước có màu đỏ thì tiến hành giảm sắt bằng phân lân với mật độ 2 – 3kg/100m2.

Xử lý đất phèn bằng vôi để tăng hệ đệm, pH và khử trùng ao. Liều lượng thích hợp là 15 – 20kg/ m2. Trong trường hợp đã bón vôi mà pH vẫn thấp thì tiếp tục bón cho đến khi độ pH từ 7,5 trở lên mới đạt yêu cầu.

Cải tạo đất trồng

Để cải tạo đất trồng bị nhiễm phèn sẽ phải thực hiện ba công đoạn chính là: Bón vôi, cày sâu và bón phân. Cụ thể:

  • Tiến hành bón vôi
dùng vôi bột cải tạo đất phèn
dùng vôi bột cải tạo đất phèn

Đây là giải pháp đơn giản, tiết kiệm nhưng vô cùng hiệu quả được áp dụng khá phổ biến. Mục đích của việc làm này là giảm sắt, đẩy Na2+, Al3+ ra khỏi đất và khử chua. Tuy nhiên, sau khi khử chua bằng vôi cần tháo nước để rửa và bổ sung hữu cơ cho đất.

  • Cày sâu, phơi ải

Sau khi cày sâu, nước sẽ rửa trôi đi lớp phèn chua. Kết hợp với ánh nắng mặt trời sẽ loại bỏ các tác nhân gây hại cho đất và tiêu diệt mầm bệnh.

  • Cải tạo bằng phân bón

Ưu tiên sử dụng các loại phân bón như: Phân lân, phân đạm, phân vi lượng. Chúng sẽ giúp nuôi dưỡng các vi sinh vật tốt, bổ sung dưỡng chất để tăng độ phì nhiêu cho đất.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận