Giấy phép môi trường công ty bột giặt DASO

giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường công ty bột giặt DASO

  1. Tên chủ cơ sở: Giấy phép môi trường công ty bột giặt

  • Địa chỉ văn phòng: Số 35 Đại lộ Bình Dương, phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  • Người đại diện pháp luật của chủ cơ sở:
  • Người đại diện: Ông Đặng Ngọc Hòa
  • Chức vụ: Tổng giám đốc
  • Điện thoại: (0274) 375 3981
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 3700149931 do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Dương Phòng đăng ký kinh doanh cấp lần đầu ngày 12 tháng 11 năm 1992, thay đổi lần thứ 11 ngày 18 tháng 01 năm 2021.
  1. Tên cơ sở

Giấy phép môi trường công ty bột giặt daso – Nhà máy liên hợp sản xuất chất tẩy rửa và mỹ phẩm”.

  • Địa điểm cơ sở: Số 35 Đại lộ Bình Dương, phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
  • Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
  • Công ty đã được cấp giấy phép xây dựng số 117/GP-UB ngày 16/04/1995 để thi công một số hạng mục công trình nhà xưởng.
  • Công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình số 151332/CNCT ngày 12/05/2005.
  • Quyết định số 33/KHCNMT ngày 09 tháng 12 năm 1995 của Sở Khoa học – Công nghệ & Môi trường tỉnh Sông Bé về việc phê duyệt phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy liên hợp sản xuất chất tẩy rửa và mỹ phẩm.

Quy mô của dự án đầu tư Giấy phép môi trường công ty bột giặt (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): dự án thuộc nhóm B (Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 điều 9 có vốn đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng)

  • Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất bột giặt trong Giấy phép môi trường công ty bột giặt:

Nguyên liệu được kiểm tra và cân định lượng từng loại, sau đó được cho vào bồn phối trộn, trộn đều bằng máy khuấy.Trình tự các thao tác và thứ tự thêm vào các nguyên liệu được giám sát chặt chẽ để đảm bảo thành phần và chất lượng sản phẩm.

Đánh nhuyễn, lọc, nghiền: Hỗn hợp tạo thành dạng nhão được đánh nhuyễn thành dạng kem mịn, được bơm phun vào đỉnh tháp sấy.

Sấy trong tháp sấy: Hỗn hợp sau đó được bơm phun vào đỉnh tháp sấy bằng bơm cao áp. Tại đây, hỗn hợp dạng nhão được khử ẩm nhờ nhiệt của khí lò thổi ngược từ dưới đáy tháp lên, thành phẩm được sấy khô ở dạng hạt xốp được thu gom ở đáy tháp theo băng tải chuyển qua ống nâng tải bằng khí. Ống nâng tải bằng khí vừa làm nhiệm vụ chuyển tải sản phẩm đến công đoạn phân ly, sàng vừa làm nguội sản phẩm.

Phân ly, sàng: Thành phẩm dạng hạt tiến hành phân ly, sàng lọc bằng sàng rung để tách hạt thô. Sản phẩm sau khi phân loại kích cỡ được chuyển đến thiết bị phối trộn nguyên liệu.

Nghiền trộn: Tại đây tiến hành phối trộn hương liệu và trộn đều bằng máy trộn thùng quay tạo ra bột thành phẩm.

Xe chứa bột: Bột thành phẩm sau đó được bảo quản trong các xe chứa bột và chuyển đến nơi đóng gói.

Đóng gói: Bột giặt thành phẩm được đóng gói theo quy cách, tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm, sau đó đưa vào bảo quản tại kho chứa trước khi xuất hàng.

  1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
  • Dự án “Giấy phép môi trường công ty bột giặt” được Sở Khoa học – Công nghệ & Môi trường tỉnh Sông Bé phê duyệt phiếu thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quyết định số 33/KHCNMT ngày 09 tháng 12 năm 1995.
  • Dự án Giấy phép môi trường công ty bột giặt được UBND Tỉnh Bình Dương cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo quyết định số 24/GP-STNMT ngày 08 tháng 02 năm 2018.
  1. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
  • Nước thải phát sinh từ dự án Giấy phép môi trường công ty bột giặt được thu gom, xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9; Kf =1,2) sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực => kênh T3=> suối Đờn=> rạch Cầu Mới => sông Sài Gòn hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
  • Nhà máy có 02 hệ thống xử lý khí thải. Bao gồm:
  • Hệ thống xử lý bụi, khí thải từ lò dầu và tháp sấy phun công suất 30.000m3/h
  • Hệ thống xử lý bụi, khí thải thiết bị phân ly công suất 9.000 m3/h

Bụi, khí thải phát sinh tại xưởng sản xuất bột giặt được thu gom đưa về hệ thống xử lý khí thải để xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT cột B (Kp=0,9; Kv=0,8) sau đó thải ra ngoài, vì vậy đáp ứng được khả năng chịu tải của môi trường.

Tác động từ các nguồn thải không thay đổi với so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Sở Khoa học – Công nghệ & Môi trường tỉnh Sông Bé phê duyệt

Xử lý nước thải

Nước thải của dự án được thu gom bằng đường ống PVC 400mm chảy về hố ga tập trung nước thải của dự án trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực => kênh T3=> suối Đờn=> rạch Cầu Mới => sông Sài Gòn.

Nước thải được xử lý như sau: Nước thải phát sinh tại nhà máy được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung của nhà máy để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9; Kf =1,2) sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực => kênh T3=> suối Đờn=> rạch Cầu Mới => sông Sài Gòn. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy, công suất 50 m3/ngày như sau

Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nước thải phát sinh từ các bồn chứa ngoài trời bao gồm nước mưa bị dính hóa chất rơi vãi được thu gom đưa về bể chứa nước thải sản xuất và tách dầu. Tại đây nước thải được tách dầu mỡ.

Bể kị khí và lắng sơ cấp (bể điều hòa): Nước thải sinh hoạt (sau khi được lắng cặn) cùng với nước thải sản xuất và nước thải từ các bồn chứa ngoài trời (sau khi được tách dầu) chảy qua lưới lọc rác để tập trung vào bể kị khí và lắng sơ cấp (bể điều hòa). Tại đây các hợp chất hữu cơ khó phân hủy bị phân hủy bởi các vi sinh vật kỵ khí. Sau đó nước thải tiếp tục qua thiết bị tuyển nổi.

Thiết bị tuyển nổi: Từ bể kị khí và lắng sơ cấp (bể điều hòa) nước thải được bơm qua thiết bị tuyển nổi có chứa dung dịch keo tụ PAC và chất trợ keo Polymer để tạo phản ứng với các chất có trong nước thải. Dung dịch keo tụ, trợ keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc tương tác va chạm, dính kết hình thành nên những bông cặn được nổi lên trên nhờ các bọt khí kết dính với các bông cặn được thiết bị gạt bùn gạt và được đưa về sân phơi bùn. Hỗn hợp nước thải tự chảy sang bể tạo bông, lắng I.

Bể tạo bông, lắng I: Sau đó, nước thải tiếp tục đưa qua bể tạo bông, lắng I để lắng những cặn có trọng lượng lớn còn sót lại ở quá trình tuyển nổi. Tại bể tạo bông, lắng I những phần chất rắn sẽ được lắng xuống và được thải ra bể chứa bùn, còn phần nước sẽ được chảy tràn qua bể vi sinh hiếu khí.

Bể vi sinh hiếu khí: Nước thải được xử lý bằng các vi sinh vật hiếu khí. Dưới tác dụng của vi sinh hiếu khí sẽ phân hủy các chỉ tiêu ô nhiễm như BOD5, COD, N, P. Nhằm nâng cao hiệu quả xử lý phải luôn duy trì nồng độ oxy hòa tan trong nước DO ≥ 4mg/L bằng cách sục khí liên tục vào nước thải.

Bể lắng II: Nước thải sau khi qua bể vi sinh hiếu khí sẽ được đưa qua bể lắng nhằm tiến hành tách vi sinh vật ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng trọng lực. Nước thải từ bể lắng II được dẫn qua hồ ổn định I &II. Bùn lắng dưới đáy bể được tuần hoàn lại bể vi sinh hiếu khí nhằm duy trì nồng độ bùn nhất định.

Hồ ổn định I&II: Hồ có thể tích rất lớn nhằm giúp cho quá trình lưu nước lâu góp phần giảm nồng độ chất bẩn trong nước thải. Nước sau đó được dẫn qua bể lọc hấp phụ – khử trùng.

Bể lọc hấp phụ – khử trùng: Trong bể chứa thành phần than hoạt tính và cát lọc. Có nhiệm vụ hấp phụ các hợp chất hữu cơ còn sót lại. Sau đó, nước thải được cấp dung dịch Clorine để tiêu diệt các vi sinh và các thành phần gây bệnh còn lại trong nước thải như Ecoli, Coliforms… trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

Bể phơi nén bùn: Bùn phát sinh từ bể tuyển nổi và bể tạo bông – lắng I được bơm về bể phơi nén bùn, sau đó được cho vào bao để đem đi xử lý.

Nước thải sau quá trình xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A (Kq= 0,9; Kf =1,2) sau đó đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của khu vực => kênh T3=> suối Đờn=> rạch Cầu Mới => sông Sài Gòn

Biện pháp xử lý bụi, khí thải từ lò dầu và tháp sấy phun xưởng sản xuất bột giặt

Khí thải, nhiệt sinh ra từ lò dầu (công suất 1.500.000Kcal/h) được đưa vào tháp sấy phun (công suất 5tấn/h) nhằm mục đích sấy khô bột giặt. Bụi, khí thải phát sinh trong quá trình sấy khô bột giặt tại tháp sấy phun được công ty tiến hành thu gom, đưa về hệ thống xử lý khí thải công suất 30.000m3/h để xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT cột B và được xả ra ngoài môi trường qua ống khói. Hệ thống xử lý khí thải có quy trình công nghệ như sau

Biện pháp xử lý khí thải thiết bị phân ly.

Bụi, khí thải phát sinh từ thiết bị phân ly (5tấn/h) được công ty tiến hành thu gom, đưa về hệ thống xử lý khí thải công suất 9000m3/h để xử lý. Khí thải sau xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT cột B được xả ra ngoài môi trường qua ống khói

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại

Chủng loại chất thải nguy hại phát sinh tại nhà máy như: bao bì đựng hóa chất; giẻ lau dính dầu, nhớt; dầu, nhớt thải; bóng đèn huỳnh quang thải; bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Tải file Giấy phép môi trường công ty bột giặt tại đây

pass giải nén: greenstarvn.com

Giấy phép môi trường công ty bột giặt
Giấy phép môi trường công ty bột giặt
Rate this post

Trả lời