Giấy phép môi trường trại heo Vũ Văn Phong
Tên chủ cơ sở
– Đại diện: Ông Vũ Văn Phong Chức vụ: Chủ cơ sở
– Địa chỉ: ấp Đồng Sơn, xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương 1.2. Tên cơ sở “TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO THỊT, QUY MÔ 900 CON”
– Địa điểm thực hiện: ấp Đồng Sơn, xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Diện tích đất sử dụng xây dựng là 9.027 m2
+ Các đối tượng tự nhiên: Xung quanh khu vực cơ sở trong bán kính 2 km không có sông ngòi, kênh rạch; không có di tích lịch sử, khu du lịch và diện tích dành riêng cho an ninh quốc phòng; xung quanh bao bọc bởi rừng cao su; hệ thống đường giao thông khu vực cơ sở cách tuyến đường TL751 2,7 km về hướng Nam.
+ Đối tượng về kinh tế – xã hội: Cơ sở cách Pháp Lâm tịnh xứ khoảng 1,2 km theo hướng Nam; cách UBND xã Mỹ Thuận khoảng 6,9 km theo hướng Tây Nam.
+ Các đối tượng xung quanh có khả năng bị tác động bởi cơ sở: Khu vực xung quanh cơ sở dân cư thưa thớt, hầu như không có hộ dân nào sinh sống
Cơ sở pháp lý: Công văn số 04/UBND-KT ngày 05/01/2022 của UBND huyện Dầu Tiếng về việc thống nhất địa điểm đầu tư xây dựng trại chăn nuôi heo của ông Vũ Văn Phong tại xã Minh Thạnh.
– Quy mô cơ sở: Công suất chăn nuôi của cơ sở là 900 con, tương đương 144 đơn vị vật nuôi (theo Phụ lục 5, Nghị định 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi) và loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cơ sở là chăn nuôi heo thịt. Vậy, theo Phụ lục 2, cột 4, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, loại hình sản xuất của cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và có quy mô trung bình.
Do đó, Cơ sở thuộc dự án nhóm II theo Luật Bảo vệ môi trường 2020.
– Thẩm quyền phê duyệt: Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
– Cơ sở đã được xây dựng và hoạt động vào năm 2022 nhưng vẫn chưa có hồ sơ về môi trường đáp ứng theo quy định hiện hành. Do đó, để tuân thủ quy định của pháp luật, chủ cơ sở tiến hành lập báo cáo xin cấp giấy phép môi trường cho cơ sở.
Thuyết minh quy trình:
Quy trình chăn nuôi heo hậu bị của trang trại áp dụng công nghệ cao và khép kín từ khâu cung cấp con giống đến bao tiêu sản phẩm đầu ra theo công nghệ chăn nuôi của Công ty TNHH Sunjin Vina.
* Nhập giống
Nguồn con giống được nhập từ Công ty TNHH Sunjin Vina. Heo được tiêm phòng và kiểm dịch theo đúng quy trình chăn nuôi.
Sau khi chuẩn bị xong chuồng trại sẽ nhập heo giống về để chăn nuôi. Heo nhập về có trọng lượng khoảng 5 – 7 kg/con, mỗi đợt nhập 900 con.
* Nuôi và chăm sóc heo thịt
– Heo mới nhập về sau 48h phải được tiêm 100% vaccine Heo tai xanh.
– Không tắm heo trong 2 tuần đầu tiên.
– Xịt thuốc sát trùng 2 lần/tuần.
– Chuồng nuôi heo (chuồng lạnh) được bố trí tấm làm mát có hệ thống cấp nước tuần hoàn đảm bảo nước luôn luôn luân chuyển qua tấm làm mát. Chuồng nuôi bố trí quạt hút công nghiệp nhằm mục đích hút không khí đi qua các tấm làm mát để thay thế khí thải, mùi hôi của chuồng nuôi bằng không khí sạch và đảm bảo nhiệt độ trong chuồng nuôi luôn ổn định từ 280C đến 300C. Độ ẩm chuồng nuôi từ 65-70%.
– Heo được uống nước qua vòi tự động cao 25cm từ mặt sàn, mỗi ô nuôi bố trí vòi nước tự động.
– Heo được huấn luyện uống nước và thải phân tại cùng một ngăn trong ô nuôi.
– Ngày cho heo ăn 3 – 4 bữa, khoảng 2 – 3 ngày thì tăng dần lượng thức ăn, cho heo ăn hết khẩu phần. Heo con nuôi khoảng 60 ngày sẽ đạt trọng lượng 18 – 20 kg.
– Từ 60 ngày tuổi đến 150 ngày tuổi, heo đã ở độ tuổi thành thục, ít bệnh và đã có sức đề kháng tốt nên được chăm sóc theo quy trình cơ bản (nuôi thúc để tăng trọng và tạo nạc theo chế độ nuôi của Công ty).
Sản phẩm của cơ sở
Heo thịt đạt trọng lượng trung bình từ 90 kg/con.
Thức ăn
Thức ăn có vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển và sinh trưởng của đàn heo, vì vậy mục tiêu là làm sao cung cấp những sản phẩm thức ăn đạt tiêu chuẩn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đàn heo. Thức ăn được cung cấp bởi Công ty TNHH Sunjin Vina
Thuốc thú y và vacxin
Các loại thuốc thú ý sử dụng trong chăn nuôi của cơ sở chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh tiêm, thuốc trị ký sinh trùng, thuốc bổ trợ. Heo định kỳ phải sử dụng các loại thuốc Thú y và vaccine phòng chống dịch bệnh và phát triển chăn nuôi.
Nguồn vaccine và thuốc cơ sở sử dụng được cung cấp bởi Công ty TNHH Sunjin Vina. Đồng thời có sự hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi từ Công ty TNHH Sunjin Vina cho nhân viên tại cơ sở trong quá trình nuôi.
Nhu cầu sử dụng nước
Nước ở cơ sở dùng để phục vụ sinh hoạt của công nhân; nước cho heo uống; vệ sinh chuồng nuôi và khử trùng. Lượng nước cấp cho cơ sở chăn nuôi được trình bày cụ thể như sau:
* Nước cấp cho sinh hoạt (0,2 m3/ngày)
Lượng nước phục vụ cho quá trình sinh hoạt tại cơ sở được tính như sau:
Qsh = (số công nhân) x (tiêu chuẩn dùng nước) + Tổng số lao động đang làm việc tại cơ sở là 02 người.
+ Theo QCVN 01:2021/BXD thì lượng nước cấp cho sinh hoạt tối thiểu khoảng 80 lít/người/ngày. Cơ sở chọn định mức 100 lít/người/ngày.
Nên lượng nước sử dụng cho sinh hoạt tại cơ sở: Qsh = 02 x 100 = 200 (lít/ngày) ≈ 0,2 (m3/ngày)
Nước thải sinh hoạt phát sinh là 0,2 m3/ngày (tính bằng 100% nhu cầu cấp nước sinh hoạt).
* Nước cấp cho quá trình chăn nuôi
Căn cứ vào thực tế trại đã nuôi 1 lứa heo, lượng nước cần cung cấp cho quá trình chăn nuôi như sau:
– Nước cấp cho quá trình làm mát: Lượng nước sử dụng cho quá trình làm mát ước tính khoảng: 1 m3/ngày.
Hiện hữu, bể nước làm mát chuồng nuôi là 2 m3. Tuy nhiên lượng nước này được sử dụng tuần hoàn (không thải bỏ), chỉ bổ sung lượng thất thoát bay hơi khoảng 0,5 m3/ngày/bể. Lượng nước cấp cho hệ thống làm mát của trại (1 chuồng) trung bình khoảng 1,0 m3/ngày. Vậy tổng lượng nước cấp cho hoạt động cấp nước cho làm mát là 1 m3/ngày.
– Nước cấp cho heo uống: Trung bình mỗi con heo uống khoảng 6 lít nước/ngày (theo nhu cầu thực tế đã thả nuôi). Lượng nước sạch cấp cho heo uống là 5,4 m3/ngày (6 lít/con.ngày x 900 con = 5.400 lít/ngày ≈ 5,4 m3/ngày)
– Nước vệ sinh chuồng trại: Cơ sở xây dựng theo mô hình trang trại chăn nuôi heo kín lạnh nên heo không phải tắm. Lượng nước này dùng để xối rửa chuồng và dụng cụ, khoảng 4 m3/ngày.
– Nước cấp cho khử trùng xe là không thường xuyên vì công nhân đều ở trong trại. Khi có xe vận chuyển thức ăn, thuốc thú y bên ngoài vào trại thì mới cần cung cấp nước cho hoạt động khử trùng. Lượng nước cung cấp khoảng 0,3 m3/ngày.
– Nước cấp cho khử trùng người: Mỗi ngày, khi làm việc, công nhân sẽ đi qua hệ thống phun khử trùng trước khi vào và sau khi ra khỏi chuồng nuôi. Lượng nước sử dụng cho quá trình này khoảng 0,06 m3/ngày.
* Nước tưới cây
Chủ cơ sở sẽ sử dụng diện tích 3.719,12 m2 để trồng cây xanh cách ly tạo vùng đệm phục vụ cho cơ sở. Chủ cơ sở sẽ sử dụng nước tại hồ chứa nước sau khi xử lý, ước tính lượng nước tưới cho toàn bộ khuôn viên là 11,2 m3/ngày (Theo QCVN 01:2021/BXD tiêu chuẩn tưới tối thiểu là 3 lít/m2 cho một lần tưới)
Nguồn cung cấp nước cho hoạt động tại cơ sở
– Cung cấp cho sinh hoạt và chăn nuôi của cơ sở được lấy nước từ giếng khoan tại cơ sở.
– Nước tưới cây được lấy từ hồ chứa nước sau xử lý. Nước thải của cơ sở sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng (có hiệu lực từ ngày 30/06/2023) và được chứa tại hồ chứa nước dùng để tưới cây.
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của huyện Dầu Tiếng, lĩnh vực chăn nuôi trong những năm gần đây phát triển khá nhanh và ổn định, được Nhà nước cho phép và khuyến khích đầu tư.
Theo Quyết định 157/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2018 về việc quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2020 và bổ sung quy hoạch đến năm 2025, tiểu vùng phía Tây Bắc: tổng diện tích 106.112 ha, gồm huyện Bàu Bàng và huyện Dầu Tiếng.
Phát triển vùng cây ăn quả tiếp nối tuyến du lịch sinh thái vườn ven sông Sài Gòn và sông Thị Tính từ vùng Nam Bình Dương, ổn định diện tích chuyên canh cao su ở những khu vực thích nghi, phát triển các vùng chăn nuôi tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao và bảo vệ môi trường, xây dựng mới các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề lan tỏa ra toàn vùng trong giai đoạn tiếp theo, bảo vệ và khai thác hiệu quả rừng phòng hộ Núi Cậu-Dầu Tiếng.
Vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi gồm:
+ Huyện Dầu Tiếng: xã An Lập (911,6 ha), Định Hiệp (746,6 ha), Định An (1.324,3 ha), Định Thành (265,3 ha), Long Hòa (240,4 ha), Long Tân (1.290,1 ha), Minh Hòa (677,2 ha), Minh Tân (321,4 ha), Minh Thạnh (1.868,5 ha), Thanh An (307,8 ha), Thanh Tuyền (264,5 ha) và thị trấn Dầu Tiếng (207,2 ha).
Trang trại được thực hiện tại ấp Đồng Sơn, xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, Bình Dương, cho nên địa điểm thực hiện hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
– Nước thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình chăn nuôi của Cơ sở được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, sau đó sẽ được thu gom về hệ thống xử lý 15 m3/ngày của cơ sở. Định kỳ chất thải từ nhà vệ sinh sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo quy định.
– Nguồn tiếp nhận của nước thải chăn nuôi sau xử lý tại Cơ sở là hồ chứa nước thải sau xử lý, tại đây nước thải chăn nuôi xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01- 195:2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng có hiệu lực từ ngày 30/06/2023 và được sử dụng để tưới cây mỗi ngày. Nước tưới cây cần để tưới tại cơ sở là 11,2 m3/ngày. Lượng nước thải đưa vào hệ thống xử lý tối đa là 11,98 m3/ngày.
Vậy, lượng nước thải còn lại được lưu trữ tại hồ chứa sau xử lý là 0,78 m3/ngày. Thể tích hồ chứa là 2.160 m3 đảm bảo thời gian lưu nước tại cơ sở cho một đợt nuôi 150 ngày.
– Cơ sở không phát sinh khí thải
Nước thải chăn nuôi
Hỗn hợp nước thải chăn nuôi đưa vào hệ thống xử lý tập trung tại cơ sở gồm phân và nước tiểu heo, nước rửa chuồng là 11,78 m3/ngày, được thu gom toàn bộ vào hố thu gom sau đó đưa vào hầm biogas.
Để việc xử lý nước thải được đảm bảo, Cơ sở đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý có công suất 15 m3/ngày (với hệ số an toàn là 1,2 và bao gồm nước thải sinh hoạt đã xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn)
Thuyết minh quy trình xử lý
Hố thu gom
Trước khi đưa vào hệ thống xử lý trong hầm Biogas, phân và nước thải (nước rửa chuồng, nước tiểu heo,…) từ khu vực chuồng nuôi sẽ được thu gom bằng các hệ thống mương dẫn về hố thu gom. Thời gian lưu trữ tại hố là 1 ngày.
Hầm biogas
Nước thải từ hố thu gom sẽ được dẫn vào hầm biogas. Hầm ủ biogas được xây dựng là loại hầm ủ phủ bạt HDPE, đây là bể xử lý yếm khí để xử lý nước thải, chất thải nhờ các vi sinh vật yếm khí. Tại hầm ủ các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dạng đơn giản và khí biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…) theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + VSV kỵ khí CO2 + CH4 + H2S + NH3 + các chất khác + năng lượng.
Chất hữu cơ + vi sinh vật kỵ khí + năng lượng C5H7O2N (tế bào VK mới)
(Nguồn: Ths. Lê Hoàng Việt, Quản lý và xử lý chất thải hữu cơ, Khoa Công Nghệ, Đại học Cần Thơ, 2001)
Thiết kế hầm: Quá trình xử lý tại hầm biogas đạt hiệu quả khi thời gian lưu chất thải tối thiểu là 30 ngày.
– Phần chứa phân và nước thải tối đa là: 900 m3, công suất xử lý tối đa của hầm biogas là 30 m3/ngày. (công xuất xử lý = 900 m3/30 ngày = 30 m3/ngày). Lượng nước thải tối đa tại cơ sở là 15 m3/ngày. Vậy hầm biogas với thể tích 900 m3 đáp ứng nhu cầu xử lý tại cơ sở và thời gian lưu chứa tối đa là 60 ngày.
– Áp lực biogas chịu được của nắp hầm: 30cm cột nước; Hệ thống có gắn 01 van an toàn, áp suất 20cm cột nước;
– Bạt HDPE lót chống thấm hầm chứa độ dày 0,5 mm, khối lượng riêng 0,47 kg/m2; – Bạt HDPE phủ bề mặt (nắp) hầm độ dày 1 mm, khối lượng riêng 0,94 kg/m2;
– Bộ phận thu khí sinh học: 02 mặt bít nhựa Ø60 (trên nắp hầm ủ);
– Hệ thống đường ống nhựa dẫn khí sinh học Ø90; – Nước thải sau thời gian lưu tồn tại hầm ủ khoảng 25 – 30 ngày sẽ sản sinh khí sinh học gồm: thành phần khí sinh học CH4 chiếm khoảng 60-70%, CO2 chiếm khoảng 30% – 40%, H2S chiếm 0 – 1%, hơi nước 0 – 5%. Khí thải từ hầm biogas không sử dụng nên đốt bỏ.
Chủ cơ sở sẽ thuê đơn vị có chức năng hút bùn định kỳ sau thời gian lưu tồn trong hầm ủ biogas khoảng 2 năm. Hút khoảng 80 – 85% lượng bùn ra khỏi hầm ủ biogas, để lại khoảng 15 -20% lượng bùn trong bể để làm chất mồi giúp cho quá trình sinh khí được diễn ra nhanh hơn.
Toàn bộ lượng bùn sẽ được đơn vị thu gom vận chuyển đi xử lý theo đúng quy định.
Hồ sinh học
Nước thải sau thời gian lưu tồn tại hầm ủ biogas sẽ tự chảy tràn qua hồ sinh học. Hồ sinh học sẽ trồng cỏ vetiver và nuôi cá kết hợp với việc sử dụng chế phẩm vi sinh vật để xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trước khi đưa về hồ chứa. Thời gian lưu nước là 30 ngày.
Hồ chứa
Nước thải sau khi được xử lý tại hồ sinh học được dẫn vào hồ chứa. Nước thải sẽ được giữ lại hồ 20 ngày.
Nước thải sau xử lý đã đạt quy chuẩn QCVN 01-195:2022/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng (có hiệu lực từ ngày 30/06/2023) sẽ sử dụng để tưới cây trong khu vực trang trại, không thải ra ngoài môi trường
Tải Giấy phép môi trường trại heo Vũ Văn Phong
Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com
Bài Viết Liên Quan: