H2SO4 + Ba(OH)2: Phương trình hóa học

H2SO4 + Ba(OH)2: Phương trình hóa học

H2SO4 + Ba(OH)2: Phương trình hóa học

H2SO4 là một axit mạnh khi gặp bazơ như Ba(OH)2 thì chúng sẽ dễ dàng xảy ra phản ứng hóa học tạo thành muối và nước.

Phương trình hóa học khi axit H2SO4 tác dụng với Ba(OH)2 là:

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

Phương trình ion rút gọn:

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Điều kiện để H2SO4 tác dụng với Ba(OH)2

Không có điều kiện

Cách thực hiện phản ứng H2SO4 Ba(OH)2

Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch axit H2SO4

Hiện tượng nhận biết phản ứng H2SO4 + Ba(OH)2

Bari hidroxit tác dụng với axit sunfuric tạo thành muối bari sunfat và nước. Khi phản ứng xảy ra thì sẽ xuất hiện chất kết tủa màu trắng. Đó là muối BaSO4 hình thành sau phản ứng.

Tương tự như Ba(OH)2, các bazơ khác cũng phản ứng với dung dịch axit H2SO4 tạo thành muối và nước.

Ba(OH)2 là có đầy đủ tính chất hóa học của bazơ.

H2SO4 cũng có đầy đủ các tính chất hóa học của axit.

Bài tập vận dụng về phản ứng H2SO4 + Ba(OH)2 và lời giải

Hãy cùng thực hành những bài tập sau để hiểu rõ hơn về phản ứng hóa học giữa Ba(OH)2 và H2SO4.

Bài 1. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch H2SO4 thì hiện tượng gì xảy ra?

A. Không có hiện tượng gì

B. Có kết tủa màu trắng

C. Có khí không màu bay ra

D. Có kết tủa trắng xanh

Đáp án B

Phản ứng giữa Ba(OH)2 và H2SO4 tạo BaSO4 kết tủa trắng

Bài 2. Để nhận biết 2 dung dịch trong suốt axit HCl, axit H2SO4 thì có thể sử dụng kim loại nào sau đây?

A. Mg

B. Cu

C. Ba

D. Zn

Đáp án C

Cho Ba vào các ống nghiệm, ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4.

Bài 3. Dùng 250ml dung dịch Ba(OH)2 1M trung hòa vừa đủ dung dịch H2SO4 15%. Khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng trong phản ứng là bao nhiêu?

A. 163,3 gam

B. 326,6 gam

C. 217,7 gam

D. 312,6 gam

Đáp án A

Lời giải:

Phương trình phản ứng hóa học giữa H2SO4 và Ba(OH)2  là:

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

Số mol Ba(OH)2 đã dùng: nBa(OH)2 = 0.25 x 1 = 0.25 mol

Theo phương trình hóa học: nH2SO4 = nBa(OH)2 = 0.25 mol

Khối lượng H2SO4 là: mH2SO4 = 0.25 x 98 = 24.5 gam

Khối lượng dung dịch H2SO4 15% đã dùng là: m = 24.5 x 100 : 15 = 163.3 gam

Bài 4. Cho các phản ứng hóa học sau

(1) BaCl2 + H2SO4;

(2) Ba(OH)2+ Na2SO4;

(3) BaCl2 + (NH4)2SO4

(4) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4;

(5) Ba(OH)2 + H2SO4;

Các phản ứng có phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4 là:

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (5)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (4)

Đáp án A

Lời giải

(1) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4

(2) Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 + 2NaOH

Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4

(3) BaCl2 + (NH4)2SO4→ 2NH4Cl + BaSO4

Phương trình ion rút gọn: Ba2+ + SO42- → BaSO4

(4) Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O

(5) Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Bài 5. Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 1M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 46.6 gam

B. 23.3 gam

C. 15 gam

D. 11.5 gam

Đáp án B

Lời giải:

Phương trình hóa học: H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

Số mol Ba(OH)2 là: nBa(OH)2 = 0.1 x 1 = 0.1 mol

Ta có: nBaSO4 = nBa(OH)2 = 0.1 mol

Khối lượng kết tủa là: m = 0.1 x 233 = 23.3 gam

4.9/5 - (7 bình chọn)

Trả lời