Hợp chất hữu cơ là gì ? ứng dụng trong đời sống
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, axit cacbonic (H2CO3), muối: cacbonat, cacbua, xianua…).
Ví dụ: CH4, C2H2, C6H6, CH3COOH, ….
Sự phân chia giữa hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ mang tính tùy ý có nguyên nhân lịch sử; tuy nhiên, nói chung thì các hợp chất hữu cơ được định nghĩa như là các hợp chất có liên kết carbon-hiđrô, và các hợp chất vô cơ là những hợp chất còn lại.
Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
Tương tự như các hợp chất khác, các hợp chất hữu cơ hiện nay cũng có những đặc điểm chung để nhận biết như sau:
- Đặc điểm về cấu tạo: Được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố phi kim có độ âm điện khác nhau không nhiều. Vì vậy, các liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
- Tính chất vật lý: Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp (dễ bay hơi). Hơn nữa, phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
- Tính chất hóa học: Thường kém bền với nhiệt và khá dễ cháy. Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phẩm.
Phân loại hợp chất hữu cơ
Hiện tại, có nhiều cách để có thể phân loại các hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, cách được dùng phổ biến nhất đó chính là dựa theo thành phần các nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ. Cụ thể được phân loại như sau:
- Hidrocacbon (phân tử chỉ chứa các nguyên tử cacbon và hidro): Hidrocacbon no, Hidrocacbon không no, Hidrocacbon thơm.
- Dẫn xuất của Hidrocacbon (phân tử có nguyên tử nguyên tố khác thay thế nguyên tử hidro của hidrocacbon): Dẫn xuất halogen, Ancol phenol/ete, Andehit/xeton, Amin/nitro, Axit/este, hợp chất tạp chức polime.
So sánh hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ
Ngay từ tên gọi hợp chất vô cơ và hợp chất hữu có đã thấy được sự khác biệt của hai hợp chất này. Tuy nhiên, để so sánh theo phương diện hóa học, chúng ta sẽ căn cứ vào những tiêu chí cụ thể sau đây:
Cấu trúc phân tử
- Hợp chất hữu cơ chứa phân tử cacbon trong cấu trúc của chúng. Các phân tử hữu cơ thường chứa cacbon, hydro, oxy, nitơ, lưu huỳnh và photpho được liên kết với các nguyên tử cacbon để tạo thành các phân tử hữu cơ. Vì vậy, hầu hết các hợp chất hữu cơ đều chứa phân tử cacbon.
- Hợp chất vô cơ: Là những hợp chất không chứa phân tử cacbon trong cấu trúc của chúng. Chúng chỉ bao gồm các hợp chất anorganics như muối, axit, bazơ, oxit, nitrit, nitrat, clorit, clorat, perchlorat, sulfat, sulfít, sulfid, v.v. Hợp chất vô cơ thường được tạo ra từ các nguyên tố khác nhau, nhưng không bao gồm cacbon.
Thành phần nguyên tố
- Hợp chất hữu cơ: Có chứa nguyên tố cacbon, trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,….
- Hợp chất vô cơ: Có thể có chứa các nguyên tố cacbon như CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,….
Liên kết hóa học trong phân tử
- Hợp chất hữu cơ: Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết cộng hóa trị
- Hợp chất vô cơ: Liên kết trong hợp chất chủ yếu là liên kết ion
Phản ứng hóa học
- Hợp chất hữu cơ: xảy ra chậm, không hoàn toàn và không theo 1 hướng xác định
- Hợp chất vô cơ: phản ứng nhanh và thường chỉ theo 1 chiều
Tính chất vật lí
- Hợp chất hữu cơ: Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và dễ bay hơi.
- Hợp chất vô cơ: Thường có nhiệt độ sôi hay nhiệt độ nóng chảy cao
Ứng dụng của hợp chất hữu cơ trong đời sống:
Khí (C1 – C4)
- Sản phẩm là quá trình chưng cất dưới 80 độ C.
- Được hóa lỏng cho vào bình gas hoặc các đường dẫn khí để đun nấu hoặc sưởi ấm.
- Cung cấp nhiệt cho hệ thống sưởi ấm và các nhà máy.
Xăng
- Là sản phẩm chưng cất dầu mỏ ở 40 -> 80 độ C.
- Là nhiên liệu quan trọng cho hầu hết các phương tiện giao thông.
Dầu hỏa và dầu điezen:
Là nhiên liệu cho phương tiện giao thông vận tải lớn được tinh chế qua quá trình chưng cất áp suất cao.
- Dầu hỏa (C10 – C16)
- Là sản phẩm tinh chế có được qua quá trình chưng cất ở nhiệt độ từ 180 – 220 độ C.
- Được điều chế từ dầu mỏ để thắp sáng, làm nguyên liệu chủ yếu cho động cơ phản lực.
- Diezen (C16 –C21)
- Được chưng cất ở nhiệt độ khoảng 260 – 300 độ C.
- Nhiên liệu cho động cơ đốt trong cần công suất lớn như xe tải, tàu hỏa,…
Nguyên liệu trong công nghiệp
- Dầu nhờn: dùng để bôi trơn cho các động cơ, máy móc công nghiệp, là sản phẩm mazut khi chưng cất ở áp suất cao.
- Nhựa đường: là một trong những ứng dụng quan trọng nhất của mazut dầu mỏ, là sản phẩm chưng cất ở áp suất thấp.
- Anken được tạo ra từ quá trình chưng cất dầu mỏ để làm nguyên liệu chế biến nhựa và cao su.
- Là nguyên liệu quan trọng để sản xuất các chất hữu cơ và phân bón đạm.
Ứng dụng khác:
- Làm dung môi cho hợp chất hữu cơ.
- Ứng dụng trong y học và mỹ phẩm (ví dụ: vaseline).
- Ankan rắn (parafin) dùng làm nến.
Bài Viết Liên Quan: