ISO 14001: 2015 Song ngữ

ISO 14001: 2015 Song ngữ

ISO 14001: 2015 Song ngữ mới nhất

Tiêu chuẩn ISO 14001 là gì?

Tiêu chuẩn ISO 14001 cụ thể hơn là tiêu chuẩn ISO 14001:2015 là một tiêu chuẩn quốc tế dành cho hệ thống quản lý môi trường. Được áp dụng với mọi doanh nghiệp/ tổ chức không phân biệt về quy mô lớn nhỏ ra sao.

Tiêu chuẩn này được coi là khung chuẩn, là định hướng giúp doanh nghiệp/ tổ chức quản lý các vấn đề liên quan tới môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Cụ thể, sau khi xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ISO 14001, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) đã công bố 22180 tiêu chuẩn, quy tắc cùng những tài liệu liên quan đến ISO 14001 dành cho hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực từ nông nghiệp tới công nghệ.

Với những tiêu chuẩn, tài liệu này, doanh nghiệp/ tổ chức có thể chủ động giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể hơn là giảm thiểu các chất thải công nghiệp thông qua việc vận hành và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực.

Các phiên bản của ISO 14001 Tiêu chuẩn ISO 14001 nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chính thực được ban hành vào năm 1996 và tới thời điểm hiện tại đã có 3 phiên bản chính thức được ra đời. Lần lượt là ISO 14001:1996; ISO 14001:2004 và ISO 14001:2015.

Phiên bản ISO 14001:2015 chính là phiên bản mới nhất và đang có hiệu lực hiện nay.

Tại Việt Nam, TCVN ISO 14001:2015 (được Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 207, Quản lý môi trường biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố) chính là phiên bản hoàn toàn tương đương với ISO 14001:2015

ISO 14001: 2015 Song ngữ
ISO 14001: 2015 Song ngữ

Theo Nghị định số Nghị định 08/2022/NĐ-CP về Hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, một số loại hình sản xuất công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm môi trường cần phải áp dụng và đạt chứng nhận ISO 14001.

Cụ thể, danh mục các loại hình sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải chứng nhận ISO 14001 bao gồm:

Nhóm 1 – Khai thác và làm giàu quặng khoáng sản độc hại;

– Luyện kim; tinh chế; chế biến khoáng sản độc hại;

– Sản xuất giấy, bột giấy, ván sợi (MDF hoặc HDF);

– Sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, phân bón hóa học (không bao gồm phân bón phối trộn);

Nhuộm vải, nhuộm sợi, giặt mài;

– Thuộc da;

– Lọc hóa dầu;

– Nhiệt điện than, sản xuất than cốc, khí hóa than, điện hạt nhân.

Nhóm 2 – Xử lý và tái chế chất thải; sử dụng các phế liệu nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất;

– Quy trình sản xuất bao gồm công đoạn xi mạ hay làm sạch bề mặt kim loại bằng hóa chất;

– Sản xuất pin và ắc quy;

– Sản xuất clinker.

Nhóm 3 – Chế biến mủ cao su;

– Chế biến tinh bột sắn, bột ngọt, rượu, bia, cồn công nghiệp;

– Chế biến mía đường;

– Chế biến thủy sản, gia súc, gia cầm;

– Sản xuất linh kiện cùng thiết bị điện hoặc điện tử.

Cấu trúc trong tiêu chuẩn ISO 14001:2015

► Bối cảnh của tổ chức Phần này nói về các yêu cầu để hiểu tổ chức của bạn để triển khai EMS. Nó bao gồm các yêu cầu để xác định các vấn đề bên trong và bên ngoài, xác định các bên quan tâm và mong đợi của họ, xác định phạm vi của EMS và xác định các quy trình cần thiết cho EMS.

► Lãnh đạo Các yêu cầu của lãnh đạo bao hàm sự cần thiết của lãnh đạo cao nhất để trở thành công cụ trong việc thực hiện EMS. Lãnh đạo cao nhất cần thể hiện cam kết với EMS bằng cách đảm bảo cam kết về môi trường, xác định và truyền đạt chính sách môi trường cũng như phân công vai trò và trách nhiệm trong toàn bộ tổ chức.

► Lập kế hoạch Lãnh đạo cao nhất cũng phải lập kế hoạch cho chức năng liên tục của EMS. Các rủi ro và cơ hội của EMS trong tổ chức cần được đánh giá và các mục tiêu cải tiến về môi trường cần được xác định và lập kế hoạch để hoàn thành các mục tiêu này. Ngoài ra, tổ chức cần phải đánh giá tất cả các cách thức mà các quá trình tổ chức tương tác và ảnh hưởng đến môi trường cũng như các cam kết pháp lý và các cam kết khác được yêu cầu đối với tổ chức.

► Hỗ trợ Phần hỗ trợ đề cập đến việc quản lý tất cả các nguồn lực cho EMS và cũng bao gồm các yêu cầu về năng lực, nhận thức, giao tiếp và kiểm soát thông tin dạng văn bản (các tài liệu và hồ sơ cần thiết cho các quy trình của bạn).

► Vận hành Các yêu cầu vận hành đề cập đến tất cả các khía cạnh của kiểm soát môi trường cần thiết của các quá trình tổ chức, cũng như nhu cầu xác định các tình huống khẩn cấp tiềm ẩn và lập kế hoạch ứng phó để bạn sẵn sàng ứng phó nếu tình huống khẩn cấp xảy ra.

► Đánh giá hiệu suất Phần này bao gồm các yêu cầu cần thiết để đảm bảo rằng bạn có thể theo dõi xem EMS của mình có hoạt động tốt hay không. Nó bao gồm giám sát và đo lường các quy trình của bạn, đánh giá tuân thủ môi trường, đánh giá nội bộ và đánh giá liên tục của ban quản lý đối với EMS.

► Cải tiến Phần cuối cùng bao gồm các yêu cầu cần thiết để làm cho EMS của bạn tốt hơn theo thời gian. Điều này bao gồm nhu cầu đánh giá sự không phù hợp của quá trình và thực hiện các hành động khắc phục đối với các quá trình.

Tải ISO 14001:2015 song ngữ tại đây

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời