Kali K hóa trị mấy?

Kali K hóa trị mấy?

Kali K hóa trị mấy?

Trả lời: Kali hóa trị 1.

Các thông tin khác về Kali:

  • Ký hiệu hóa học: K
  • Số hiệu nguyên tử: Z = 9 thuộc chu kỳ 4 nhóm IA.
  • Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1
  • Nguyên tử khối: 39
  • Đồng vị K : 39K, 40K, 41K .
  • Độ âm điện K : 0,82

Như vậy, ta thấy lớp electron ngoài cùng của Kali có 1 electron. Do đó, Kali có xu hướng nhường 1 electron ở lớp ngoài cùng để tạo thành cấu hình khí hiếm. Đó là lý do mà Kali có hóa trị 1.

Tính chất vật lý của Kali

Kali là kim loại nhẹ thứ hai sau liti và có các tính chất vật lý như sau:

  • Là chất rắn có màu trắng bạc, rất mềm và dễ dàng cắt bằng dao.
  • Kali bị oxi hóa rất nhanh trong không khí nên chúng phải được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa.
Kali được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa
Kali được bảo quản trong dầu mỏ hay dầu lửa

Tính chất hóa học của Kali

Kali được biết đến là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh khi dễ dàng nhường 1 electron.

K → K+ + 1e

Các tính chất hóa học của Kali đó là:

Tác dụng với nước

K tác dụng mãnh liệt với nước, tự bùng cháy tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.

Phương trình hóa học:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Tác dụng với phi kim

Kali tác dụng với các phi kim như oxi, clo,… khi có nhiệt độ

Phương trình hóa học:

4K + O2 → 2K2O (Điều kiện nhiệt độ)

2K + Cl2 → 2KCl (Điều kiện nhiệt độ)

Tác dụng với axit

Phương trình hóa học minh họa:

2K + 2HCl → 2KCl + H2.

Tác dụng với hidro

Kali tác dụng với khí hidro ở áp suất khá lớn và nhiệt độ khoảng 350 – 400 độ C tạo thành kali hidrua.

Phương trình hóa học:

2K (lỏng) + H2 (khí) → 2KH (rắn)

Điều chế Kali (K)

Kali có thể điều chế bằng cách điện phân nóng chảy kali clorua.

Phương trình hóa học:

2KCl → 2K + Cl2

phân bón kali trắng
phân bón kali trắng

Các ứng dụng của Kali

Kali có khá nhiều ứng dụng trong đời sống thường ngày

  • Kali được sử dụng để sản xuất các loại phân hóa học chứa kali như clorua kali, cacbonat kali, sulfat kali, phân bón kali trắng, phân bón kali nguyên chất… được tính hàm lượng quy đổi theo phần trăm K2O.
  • Kali nitrat được sử dụng làm thuốc súng.
  • Kali cacbonat được sử dụng trong sản xuất thủy tinh.
  • Thủy tinh được xử lý bằng kali lỏng sẽ có độ bền cao hơn so với những loại thủy tinh thông thường.
  • Hợp kim của Kali với Natri được sử dụng như là chất truyền nhiệt trung gian.
  • Kali là thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối và được tìm thấy trong nhiều loại đất.
  • Là chất dinh dưỡng cần thiết cho các loại vi sinh vật.
  • Trong xử lý nước thải, kali đóng vai trò là chất vi lượng cho vi sinh, vi khuẩn. Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh phát triển.
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời