Lũ lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long và vấn đề môi trường

luận văn môi trường

Lũ lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long và vấn đề môi trường cần giải quyết

Nghiên cứu v à đề xuất các giải pháp hợp lý về các vấn đề ô nhiễm môi trường khi có lũ lụt tại Đồng bằng sông Cửu Long là việc không thể thiếu trong sự phát triển của các tỉnh khu vực ĐBSCL, là một trong những nội dung quan trọng gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng.

Đề tài Luận văn tốt nghiệp: “Lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long và những vấn đề môi trường cần giải quyết” đã khái quát đặc điểm, nguyên nhân hình thành lũ ở ĐBSCL và những tác động của lũ lụt đến môi trường.

Qua đó, đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế các vấn đề môi trường cấp bách.. Luận văn do học viên Trần Thị Thảo Tiên thực hiện trong thời gian sáu tháng (từ tháng 01/2011 đến tháng 06/2011) dưới sự hướng dẫn của PGS TS. Hoàng Hưng.

Luận văn thạc sĩ đã tập trung giải quyết các nội dung quan trọng sau đây:

1) Tìm hiểu, thu thập các tài liệu về lũ lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long trong 20 năm qua.

2) Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân hình thành lũ lụt.

3) Phân tích ảnh hưởng của lũ lụt đến môi trường khu vực ĐBSCL

4) Tìm hiểu hiện trạng công tác quản lý môi trư ờng, xác định các vấn đề môi trường đặc trưng vùng lũ ở khu vực ĐBSCL. 5) Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế các vấn đề môi trường đặc trưng của vùng lũ.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc lãnh thổ Việt Nam và năm trong lưu vực sông Mekong. Sông Mekong dài 4.800 km, chảy qua 6 nư ớc là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có diện tích lưu vực 795.000 km2, trong đó vùng Châu thổ 49.367 km 2 ĐBSCL có vị trí rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Với tiềm năng nông nghiệp to lớn.

Trong những năm qua ĐBSCL luôn đóng góp trên 50% tổng sản lượng lương thực, thực hiện thành công chiến lược an ninh luong thực Quốc gia và chiếm chủ đạo trong xuất khẩu gạo (hơn 90%), từ 2005 đến nay mỗi năm trung bình 4,5 – 6,0 triệu tấn. Đồng thời, ĐBSCL cũng cung cấp khoảng 70% lượng trái cây, trên 40% sản lượng thủy sản đánh bắt và trên 74,6% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước.

ĐBSCL là phần cuối cùng của châu thổ sông Mekong, bao gồm 13 tỉnh/thành là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và TP C ần Thơ, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 3 ,96 triệu ha, chiếm 79% diện tích toàn Châu thổ và bằng 8% diện tích toàn lưu vực sông Mekong.

Nổi bật nhất trong kết quả tăng trưởng của vùng phải kể đến sản lượng lúa từ năm 2005 đến nay luôn đạt trên 18 ,0 triệu tấn. Trong 20 năm trở lại đây, cứ trung bình 5 năm ĐBSCL lại tăng thêm khoảng 2 ,5 triệu tấn. Năm 2010 ước đạt trên 21 triệu tấn.

Tổng sản lượng hải sản năm 2008 đạt trên 2 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt trên 1,42 triệu tấn, đặc biệt sản lượng cá da trơn tăng nhanh trong mấy năm vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu toàn vùng năm 2008 đạt 4,176 tỷ USD, trong đó thủy sản chiếm 65% sản lượng và 90% sản lượng xuất khẩu cả nước.

Công, nông nghiệp, xuất khẩu phát triển đã đưa cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm nông nghiệp, tăng công nghiệp và dịch vụ

Lũ lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long và vấn đề môi trường
Lũ lụt ở đồng bằng Sông Cửu Long và vấn đề môi trường

Tính cấp thiết của đề tài

Lũ lụt ở ĐBSCL là một hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm. Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng hạ lưu cuối cùng của lưu vực sông Mêkong trước khi chảy ra biển, đây là vùng đất thấp được xem là vùng đất ngập nước lớn nhất của Việt Nam. Lũ lụt ở ĐBSCL có đặc điểm khác biệt với các vùng khác là mùa lũ thường diễn ra chậm, kéo dài, lũ lên xuống kéo dài từ cuối tháng 6 cho đến cuối tháng 12 và được chia ra làm ba giai đoạn.

Trong giai đoạn 1, từ tháng 7 đến tháng 8 nước lũ chảy vào các kinh và các mương rạch thiên nhiên vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. Cao điểm lũ lụt xảy ra trong giai đoạn 2 (từ tháng 8 đến tháng 10) khi mực nước sông Tiền ở Tân Châu cao hơn 4 ,2 m và mực nước sông Hậu ở Châu Đốc cao hơn 3,5 m.

Giai đoạn 3 bắt đầu từ tháng 10 khi mực nước hạ thấp dần cho đến cuối tháng 12. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới; là vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực, là vùng thủy sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất của cả nước, chiếm 53,4% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước.

Nhìn chung, ĐBSCL là một vùng kinh tế trọng điểm quan trọng bậc nhất về an ninh lương thực và thủy hải sản của cả nước. Chế độ ngập lũ ở Đồng bằng Cửu Long hằng năm đã tác động nhiều mặt đến điều kiện sinh sống của người dân, đến cơ sở hạ tầng, đến phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là tác động đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Vì vậy các vấn đề môi trường đặc trưng của vùng ngập lũ ở đây là:

– Nước sạch cho vùng ngập lũ trong mùa lũ

– Biện pháp giải quyết chất thải sinh hoạt (phân, rác, nước thải) phù hợp với điều kiện lũ lụt kéo dài.

– Biện pháp chôn cất người chết và xử lý súc vật chết hợp vệ sinh môi trường sau lũ lụt.

Tải luận văn

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời