Nghiên cứu tính dễ tổn thương của đới bờ Bình Định

luận văn môi trường

Nghiên cứu tính dễ tổn thương của đới bờ Bình Định do biến đổi khí hậu

Tóm tắt luận văn

Biến đổi khí hậu là vấn đề của sự phát triển, là thách thức lớn nhất đối với mục tiêu phát triển bền vững, hiểm họa tiềm tàng đối với nhân loại. Xu thế nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, cho đến nay, có thể khẳng định là bất khả kháng, ít nhất là trong thế kỷ 21.

Thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu tất yếu đối với các nước, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển như Việt Nam.

Thách thức trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là khu vực ven biển. Trong vài thập kỷ gần đây, biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Bình Định tương đối rõ rệt:

nhiệt độ tăng nhanh kỷ lục, mùa khô nóng hơn và hạn hán kéo dài xuất hiện thường xuyên hơn, mùa mưa nhiệt độ thấp hơn hoặc mưa trái mùa, lượng mưa gia tăng, xuất hiện nhiều cơn bão mạnh và trái quy luật gây nhiều hậu quả và không chủ động được trong việc thích ứng bảo vệ môi trường.

Nghiên cứu những xu thế khí hậu và những tác động đến các đối tượng dễ bị tổn thương khu vực đới ven bờ tỉnh Bình Định, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tính cấp thiết của đề tài

Những năm gần đây, vấn đề môi trường đang diễn ra ngày càng phức tạp và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống con người cũng như đến tự nhiên. Môi trường đang trở thành một vấn đề nóng đang được cả thế giới quan tâm, đặc biệt là vấn đề về biến đổi khí hậu.

Theo dự báo của Ban liên chính ph ủ về biến đổi khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ 1,4 0C đến 5,8 0C. Sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao, làm mực nước biển dâng cao lên khoảng 90cm, sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp.

Theo dự báo cái giá mà mỗi quốc gia phải trả để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu trong một vài chục năm nữa sẽ vào khoảng từ 5-20% GDP mỗi năm, trong đó chi phí và tổn thất ở các nước đang phát triển sẽ lớn hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển.

Việt Nam là một trong 5 nước sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Theo tính toán của các chuyên gia nghiên cứu biến đối khí hậu, đến năm 2100, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30 Với chiều dài hơn 3.000 km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị tổn thương cao trước sự biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam ảnh hưởng lên đời sống của người dân ngày càng rõ ràng. Theo đó, khoảng 40 nghìn km C và mực nước biển có thể dâng 1m. Những tác động của mực nước biển dâng từ sự nóng lên toàn cầu có thể là thảm họa cho nhiều nước đang phát triển – trong đó có Việt Nam, có đến 15% diện tích, 35% dân số và 35% GDP có thể bị ảnh hưởng. 2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập.

Theo dự đoán của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), các tác động trên sẽ gây thiệt hại khoảng 17 tỉ đồng mỗi năm và khiến khoảng 17 triệu người không có nhà. Còn Văn phòng quản lý điều tra tài nguyên biển và môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự báo: mực nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao từ 3- 15 cm vào năm 2010, dâng từ 15 – 90 cm vào năm 2070.

Nghiên cứu tính dễ tổn thương của đới bờ Bình Định
Nghiên cứu tính dễ tổn thương của đới bờ Bình Định

Cũng theo khảo sát của Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và môi trường, do tác động của biến đổi khí hậu, tình hình xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn, ô nhiễm mặn tăng lên, tầng suất xuất hiện bão, lũ cũng thường xuyên hơn so với nữa đầu thế kỷ, mực nước biển và đỉnh lũ lần sau cao hơn lần trước.

Tình hình ngập úng và xâm thực đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Theo các nghiên cứu gần đây các vùng ven bờ, với 70 % dân cư sinh sống và được xác định là một trong các lợi thế của Việt Nam hiện đang đối mặt với các đe dọa không dự báo được của mực nước biển dâng cao và các thiên tai khác liên quan đến biến đổi khí hậu.

Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng quần và nguồn lợi cá biển vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển.

Hiện tượng san hô chết hàng loạt (Coral Bleaching) trong 20 năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân do nhiệt độ ở các vùng biển đã tăng lên. Tại Việt Nam, hiện chưa có các nghiên cứu đầy đủ về tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản.

Tuy nhiên, với những nguy cơ và thách thức đang tiềm ẩn đối với lĩnh vực khai thác thuỷ sản, các ảnh hưởng tiềm tàng của biến đổi khí hậu có thể sẽ rất lớn. Các ảnh hưởng này phần nào đã được thể hiện qua số liệu thống kê về thiệt hại do bão gây ra đối với cộng đồng ngư dân ven biển trong những năm gần đây.

Theo số liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản từ năm 2001-2006 : “tình hình thiên tai ngày càng có diễn biến phức tạp, tần suất ngày một tăng, tính ác liệt ngày một lớn trên tất cả các loại hình: bão, nước biển dâng, triều cường, lũ lụt, lũ quét …xảy ra dồn dập và không theo quy luật”.

Tải luận văn Nghiên cứu tính dễ tổn thương của đới bờ Bình Định

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời