Nhiệt phân Fe(OH)3
Nhiệt phân Fe(OH)3 ra Fe2O3 là một trong những phản ứng hóa học khá thú vị và thông dụng.
Khi nhiệt phân sắt III hidroxit thì ta có phương trình phản ứng hóa học như sau:
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Như vậy, với các bazơ không tan như Fe(OH)3 thì dễ bị phân hủy bởi nhiệt để tạo thành oxit và nước.
Điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt phân Fe(OH)3
Để phản ứng xảy ra thì cần có nhiệt độ
Các tính chất của Fe(OH)3
Sắt (III) hidroxit Fe(OH)3 là một hidroxit tạo bởi Fe3+ và nhóm OH. Tồn tại ở trạng thái rắn, có màu nâu đỏ và không tan trong nước.
Fe(OH)3 có các tính chất hóa học như sau:
Fe(OH)3 bị nhiệt phân
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Fe(OH)3 tác dụng với axit
Ví dụ:
Fe(OH)3+ 3HCl → FeCl3 + 3H2O
Fe(OH)3 + 3HNO3 → Fe(NO3)3 + 3H2O
Cách điều chế Fe(OH)3
Để điều chế Fe(OH)3 thì bạn cho dung dịch bazơ vào dung dịch muối sắt (III).
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
Ví dụ:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2
Ứng dụng của sắt 3 Fe(OH)3
Là một chất xúc tác hoặc có thể gọi là dinh dưỡng cho vi khuẩn feammox để xử lý ni tơ trong nước thải. Đặc biệt hiệu quả trong xử lý ni tơ của các loại nước thải như Nước rỉ rác, nước thải chăn nuôi. các loại nước thải có hàm lượng ni tơ tổng cao.
Về tác dụng của sắt 3 trong tiến trình feammox thì mời các bạn tham khảo bài viết này. Xử lý Amoni trong nước thải bằng quá trình feammox
Bài tập về nhiệt phân Fe(OH)3
Một số bài tập tham khảo liên quan đến phản ứng nhiệt phân sắt (III) hidroxit:
Bài 1. Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước?
A. Ca(OH)2.
B. Ba(OH)2.
C. KOH.
D. Fe(OH)3.
Đáp án D
Bài 2. Dãy bazơ nào sau đây bị phân hủy bởi nhiệt?
A. Cu(OH)2, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2.
B. Ba(OH)2, NaOH, Zn(OH)2, Fe(OH)3.
C. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2.
D. Zn(OH)2, Ca(OH)2, KOH, NaOH.
Đáp án C
Các bazơ không tan sẽ bị nhiệt phân hủy. Các phương trình phản ứng:
Cu(OH)2 → CuO + H2O
2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Mg(OH)2 → MgO + H2O
Zn(OH)2 → ZnO + H2O
Bài Viết Liên Quan: