Phản ứng FeCl2 + Cl2

Phản ứng FeCl2 + Cl2

Phản ứng FeCl2 + Cl2

Phương trình hóa học FeCl2 ra FeCl3

FeCl2 được gọi là sắt (II) Clorua. Để FeCl2 ra FeCl3 thì ta cho FeCl2 tác dụng với khí Clo. Phương trình hóa học cụ thể như sau:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Điều kiện xảy ra phản ứng FeCl2 ra FeCl3

Phản ứng xảy ra ở điều kiện thường

Cách thực hiện phản ứng FeCl2 ra FeCl3

Cho khí Clo vào dung dịch FeCl2

Hiện tượng xảy ra khi cho FeCl2 tác dụng với Cl2

Khi cho khí Clo tác dụng với dung dịch FeCl2 thì có hiện tượng như sau:

  • Khí Clo màu vàng tan dần trong dung dịch FeCl2
  • Dung dịch FeCl2 màu xanh lam nhạt sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ của FeCl3.
Phản ứng FeCl2 + Cl2
Phản ứng FeCl2 + Cl2

Các tính chất của FeCl2

Tính chất vật lý

FeCl2 ở dạng rắn có màu trắng, dạng tinh thể khan thì màu trắng hoặc xám. Có nhiệt độ nóng chảy cao. Khi ngậm nước hoặc tan thành dung dịch có màu xanh lam nhạt.

Tính chất hóa học

Về tính chất hóa học, FeCl2 là một muối cơ bản và có đầy đủ các tính chất hóa học của muối.

Tác dụng với dung dịch kiềm

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Tác dụng với muối

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl

Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh

FeCl2 thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh:

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

Cách nhận biết FeCl2

Để nhận biết dung dịch FeCl2 thì bạn sử dụng dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa trắng.

Phương trình hóa học:

FeCl2 + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2AgCl↓

Dùng AgNO3 để nhận biết Fecl2
Dùng AgNO3 để nhận biết Fecl2

Bài tập vận dụng về phản ứng FeCl2 ra FeCl3

Bài 1: Phản ứng nào sau đây tạo ra muối Fe (II)

A. Fe + Cl2

B. Fe + HNO3 loãng

C. FeCl2 + Cl2

D. Fe + HCl đặc

Đáp án D

Phương trình phản ứng tạo ra muối Fe (II) là D

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Bài 2: Để nhận biết 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng chất thử nào dưới đây?

A. Quỳ tím

B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch Ba(NO3)2

D. Dung dịch NaOH

Đáp án D

Để nhận biết 3 dung dịch muối CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng dung dịch NaOH vì sau phản ứng sẽ tạo các kết tủa có màu khác nhau, cụ thể là:

  • Dung dịch CuCl2 tạo kết tủa xanh: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓xanh + 2NaCl
  • Dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaCl
  • Dung dịch MgCl2 tạo kết tủa trắng: MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓trắng + 3NaCl

Bài 3: Cho các thí nghiệm sau:

(1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư

(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội

(3) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

(4) Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

Số thí nghiệm có thể tạo ra muối Fe(II) là:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Đáp án D

(1) Đốt dây sắt trong bình khí clo dư

Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc, nguội

Không xảy ra phản ứng vì Fe bị thụ động trong HNO3 đặc nguội

(3) Cho Fe vào dung dịch HCl loãng, dư

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(4) Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2

3Cu(NO3)2 + 2Fe → 3Cu + 2Fe(NO3)3

(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

Bài 4: Dung dịch FeCl2 có màu gì?

A. Không màu

B. Màu nâu đỏ

C. Màu xanh nhạt

D. Màu trắng sữa.

Đáp án C

Bài 5: Ở điều kiện thường, Fe phản ứng với dung dịch nào sau đây:

A. FeCl3.

B. ZnCl2.

C. NaCl.

D. MgCl2.

Đáp án A

Phương trình phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Bài 6: Dẫn khí Clo vào dung dịch FeCl2, dung dịch từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu. Phản ứng này là phản ứng gì?

A. Phản ứng thế

B. Phản ứng phân hủy

C. Phản ứng trung hòa

D. Phản ứng oxi hóa – khử

Đáp án: D

Phản ứng hóa học khi dẫn khí Cl2 qua dung dịch FeCl2: 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3.

Đây là phản ứng oxi hóa khử:

  • Chất khử: Fe2+ → Fe3+ + 1e
  • Chất oxi hóa: Cl0 + 1e → Cl

Bài 7. Trường hợp nào sau đây không có phản ứng hóa học:

A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.

B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.

C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.

D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Đáp án: C

Các phương trình phản ứng:

A. Cl2 + FeCl2 → FeCl3

B. H2S + CuCl2 → CuS + HCl

C. Không phản ứng

D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời