Phản ứng hóa học NaOH + CO2
Khi cho NaOH phản ứng với CO2 thì sẽ có các trường hợp sau sảy ra.
Trường hợp 1: Khi nNaOH = 2nCO2 thì ta có phương trình hóa học:
2NaOH + CO2→ Na2CO3 + H2O
Trường hợp 2: Khi nNaOH = nCO2 thì ta có phương trình hóa học:
NaOH + CO2→ NaHCO3
Trường hợp 3: Khi 1< nNaOH/nCO2 < 2 thì tạo ra cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3
Điều kiện phản ứng NaOH CO2
Phản ứng giữa NaOH và CO2 xảy ra ngay điều kiện thường.
Cách thực hiện phản ứng NaOH + CO2
Dẫn khí CO2 từ từ vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH và vài giọt chất chỉ thị.
Phản ứng NaOH CO2có hiện tượng gì?
Màu của chất chỉ thị thay đổi trước và sau phản ứng.
Sản phẩm thu được của phản ứng NaOH tác dụng với CO2 sẽ thay đổi tùy theo tỉ lệ số mol. Chất thu được có thể là muối cacbonat trung hòa hoặc muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối.
Các tính chất hóa học của NaOH
Natri hidroxit có các tính chất hóa học như sau:
NaOH làm đổi màu các chất chỉ thị
Dung dịch NaOH là bazơ nên sẽ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
Dung dịch NaOH làm đổi màu metyl da cam sang màu vàng, phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ.
NaOH tác dụng với oxit axit
Khi tác dụng với axit và oxit axit trung bình, yếu thì tỉ lệ mol các chất tham gia sẽ tạo sản phẩm thu được là muối axit, muối trung hòa hoặc cả hai.
Phản ứng với oxit axit: NO2, SO2, CO2…
Các phương trình hóa học:
NaOH + CO2 → NaHCO3
2NaOH + CO2 → Na2CO3+ H2O
3NaOH + P2O5 → Na3PO4↓ + 3H2O
NaOH tác dụng với axit
Là một bazơ mạnh nên NaOH dễ dàng tác dụng với axit tạo thành muối tan và nước. Phản ứng này gọi là phản ứng trung hòa.
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2NaOH + H2CO3 → Na2CO3 + 2H2O
NaOH + HCl → NaCl + H2O
NaOH tác dụng với muối
NaOH tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới. Để phản ứng xảy ra thì muối tạo thành phải là muối không tan hoặc bazơ tạo thành phải là bazơ không tan.
2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3+ 3NaCl
NaOH tác dụng với một số phi kim
Natri hidroxit tác dụng với một số phi kim như C, Si, P, S, Halogen
Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2↑
Dung dịch NaOH có khả năng hòa tan một hợp chất của kim loại
Dung dịch NaOH có khả năng hòa tan một hợp chất của kim loại lưỡng tính như Zn, Al, Be,..
Ví dụ:
2NaOH + 2Al + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
2NaOH + Al2O3→ 2NaAlO2 + H2O
Bài tập liên quan đến phản ứng NaOH + CO2
Bài 1. Dãy chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, SO2
Đáp án C
Bài 2: Cho 0,1 mol NaOH phản ứng với lượng dư CO2 ở đktc thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan trong dung dịch X là:
A. 13,8 gam. B. 12,8 gam. C. 11,8 gam. D. 8,4 gam.
Đáp án D
Lời giải:
Do CO2 dư nên ta có phản ứng hóa học của NaOH CO2 như sau:
NaOH + CO2→ NaHCO3
Số mol của muối thu là: nNaHCO3 = nNaOH = 0.1 mol
Khối lượng muối trong dung dịch X là: m = 0.1 x 84 = 8.4 gam
Bài 3: Dẫn khí CO2từ từ đến dư vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X. Muối trong dung dịch X là muối nào?
A. Na2CO3 và NaOH. B. Na2CO3 và KHCO3. C. NaHCO3. D. Na2CO3.
Đáp án C
Do CO2 dư nên có phản ứng hóa học NaOH + CO2 → NaHCO3
Vậy muối tan có trong dung dịch X là NaHCO3.
Bài 4: Cho 2,24 lít khí CO2 ở đktc phản ứng với dung dịch chứa 0,05 mol NaOH. Sau phản ứng thì khối lượng muối tan có trong dung dịch là:
A. 13,8 gam. B. 12,8 gam. C. 10 gam. D. 4,2 gam.
Đáp án D
Lời giải:
Số mol khí CO2 ở đktc là: nCO2 = 2.24/22.4 = 0.1 mol
Như vậy, số mol khí CO2 gấp 2 lần số mol NaOH nên ta có phương trình phản ứng:
NaOH + CO2 → NaHCO3
nNaHCO3 = nNaOH = 0.05 mol
Khối lượng muối là: mNaHCO3 = 0.05 x 84 = 4.2 gam
Bài 5: Cho 0.2 mol NaOH phản ứng với 2.24 lít khí CO2 ở đktc. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:
A. 5.3 gam
B. 10.6 gam
C. 21.2 gam
D. 30 gam
Đáp án B
Lời giải:
Số mol khí CO2 ở đktc là: nCO2 = 2.24/22.4 = 0.1 mol
Do số mol NaOH gấp đôi số mol CO2 nên ta có phương trình phản ứng như sau:
2NaOH + CO2→ Na2CO3
Số mol muối là: nNa2CO3 = nCO2 = 0.1 mol
Khối lượng muối là: mNa2CO3 = 0.1 x 106 = 10.6 gam
Bài Viết Liên Quan: