Phương án kiểm soát bể xử lý sinh học

xử lý nước thải sản xuất

Phương án kiểm soát bể xử lý sinh học

Phương án kiểm soát xử lý cơ học

Kiểm soát xử lý cơ học

STT Thông số kiểm tra Biện pháp thực hiện Biện pháp khắc phục
1 Lưu lượng, vận tốc
dòng thải đi vào
Sử dụng đồng hồ đo lưu
lượng.
Điều chỉnh van để
tăng giảm lưu lượng
2 Kiểm tra lượng rác ở
các thiết bị lược rác
Kiểm tra từng ca Vệ sinh lại các thiết
bị lược rác.
Phương án kiểm soát bể xử lý sinh học bể mbbr
Phương án kiểm soát bể xử lý sinh học bể mbbr

Phương án kiểm soát xử lý sinh học

STT Thông số kiểm tra Biện pháp thực hiện Biện pháp khắc phục
1 Tính chất nước thải đầu
vào
Đo COD, BOD5, SS,
pH, … và so sánh với thông số thiết kế
Điều chỉnh lại các
công đoạn xử lý phía trước (hầm tự hoại, tách mỡ)
2 Giá trị pH
pH = 6.5 – 8.0: vi sinh
hiếu khí hoạt động tốt
pH < 6.5 : tăng sự phát
triển của vi sinh vật dạng
nấm, giảm khả năng phân
hủy chất ô nhiễm
Đọc giá trị hiển thị
trên pH controller ( nếu có )
Đo kiểm tra lại bằng
giấy quỳ hoặc máy pH
cầm tay (nếu có)
Kiểm tra chương trình ĐKTĐ
Tăng pH: tăng liều lượng xút
Sử dụng xút châm trực tiếp vào bể (nếu cần)
3 Nhiệt độ
Giá trị nhiệt độ kiểm soát trong khoảng 30 –400C, tối ưu là 350C
Sử dụng thiết bị đo nhiệt độ hoặc chức năng đo nhiệt độ của máy pH controller ( nếu có ) Sử dụng những nguồn nước có nhiệt độ khác nhau để điều chỉnh nhiệt độ
4 Tỉ lệ dinh dưỡng
TL : COD (BOD):N:P là
150 (100):5:1
– Thực hiện thí nghiệm
đo COD (BOD):N:P
– Châm dinh dưỡng
bằng cách thủ công theo
liều lượng tính toán (nếu
cần)
5 Giá trị oxy hòa tan (DO )
DO = 1.5 – 2.5: thích
hợp
– DO < 1.5: quá trình
phân hủy thiếu khí, giảm
khả năng xử lý.
DO > 2.5: tăng nồng độ
Nitrat của nước sau xử lý
– Thực hiện thí nghiệm
đo DO
– Đọc giá trị đo trên
màn hình máy đo DO
(nếu có)
– Điều chỉnh van xả khí
dư để kiểm soát giá trị
DO trong khoảng thích
hợp
6 Chỉ số Coliform – Thực hiện thí nghiệm
sinh hóa
– Tăng/giảm liều lượng
Chlorine châm vào Bể
khử trùng
7 Nồng độ bùn sinh học (SIV )
SIV = 20-50%: thíchhợp
– SIV < 20%: vi sinh tăng trưởng yếu
– SIV>50% : vi sinh chết hàng loạt do thiếu chất dinh dưỡng
– Đo bằng tay: múc
nước bể Aerotank để
lắng 10 phút rồi đo
chiều cao lớp bùn so với
chiều cao mực nước
trong cốc
– SIV<20%: kiểm tra
các pH bể có đạt yêu cầu
không, bơm bùn có hoạt
động không.
– SIV>50%: mở van xả
bùn lắng vào bể chứa
bùn.

Phương án thu gom bùn

Bùn được lưu trữ tại bể chứa bùn và định kỳ sẽ thuê đơn vị có chức năng tới thu gom và xử lý.

Tính toán lượng bùn thải phát sinh:

Lượng bùn phát sinh từ bể tự hoại được tính toán như sau: Dựa theo tính toán thiết kế bể tự hoại của T/C Xây dựng số 2/2008, lượng bùn phát sinh từ bể tự hoại được tính toán như sau:

Wb = r.N.T/1000

Trong đó:

– r: lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người sử dụng trong vòng 1 năm.

+ Bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40l/ người. năm

+ Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30l/người.năm

– N: số lượng người trong khách sạn sử dụng nhà vệ sinh: N = 348 người

– t: thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 1 năm

=> Wb = 40 × 348 × 1/1.000 = 13,92 (m3/năm).

Thực tế, đã xây dựng 01 bể tự hoại có thể tích là 180 m3. Khách sạn hợp đồng với Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Quận 1 để hút bùn từ các bể tự hoại và hút mỡ từ bể tách mỡ.

Lượng bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải được tính toán như sau:

Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cũng làm phát sinh một lượng bùn với khối lượng như sau:

G = Q x (0,8 SS + 0,3 BOD5 )/ 103kg/tháng

(Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp -Tính toán thiết kế công trình – Nguyễn Phước Dân, Lâm Minh Tiết, Nguyễn Thanh Hùng – Tháng 02/2004)

Trong đó:

– Q: lưu lượng nước thải m3/ngày, Q = 90 m3/ngày đêm

– SS: Lượng cặn lơ lửng có trong nước thải (mg/l hoặc g/m3), SS=316 mg/L

– BOD5: Lượng chất hữu cơ được khử (mg/l hoặc g/m3), BOD5 = 197 mg/L

Vậy lượng bùn sinh ra là: G = 90 x (0,8 x 316 + 0,3 x 197)/103= 28,01 kg/tháng

Với khối lượng bùn sinh ra như trên, lượng bùn sinh học tuần hoàn lại bể xử lý sinh học hiếu khí chiếm khoảng 45% (Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp -Tính toán thiết kế công trình – Nguyễn Phước Dân, Lâm Minh Tiết, Nguyễn Thanh Hùng -Tháng 02/2004) lượng bùn tuần hoàn là Gtuần hoàn = 12,6 kg/tháng tương đương 0,4 kg/ngày.

Lượng bùn thải chiếm 55% (Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp -Tính toán thiết kế công trình – Nguyễn Phước Dân, Lâm Minh Tiết, Nguyễn Thanh Hùng -Tháng 02/2004) lượng bùn thải là Gthải = 15,4 kg/tháng tương đương 0,5 kg/ngày.

Phương án kiểm soát bùn mịn

– Kiểm tra và làm sạch hệ thống: Thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống xử lý nước thải để xác định vị trí và nguyên nhân gây ra bùn mịn. Sau đó, tiến hành làm sạch các bể chứa, ống dẫn, van cống và các thành phần khác của hệ thống.

– Điều chỉnh quá trình xử lý: Đối với các hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học như hệ thống xử lý bùn hiếu khí (Activated Sludge), điều chỉnh các thông số hoạt động như lưu lượng khí oxy, nhiệt độ, pH và tỷ lệ bùn/ước thải để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình quang hợp và kết tủa bùn.

– Tăng cường quản lý bùn: Đảm bảo quá trình xử lý bùn hiệu quả bằng cách tăng cường quản lý bùn. Điều này bao gồm việc kiểm soát lưu lượng bùn, đảm bảo chất lượng bùn, tăng cường quá trình xử lý bùn và loại bỏ bùn từ hệ thống một cách hiệu quả

– Sử dụng phụ gia hoá học: Có thể sử dụng các phụ gia hoá học như polimer để tạo ra bùn có kích thước lớn hơn, giúp quá trình lắng bùn diễn ra tốt hơn. Điều này giúp giảm bùn mịn và cải thiện khả năng lắng bùn của hệ thống.

– Đánh giá lại thiết kế hệ thống: Nếu sự cố bùn mịn trở nên lặp đi lặp lại, có thể cần xem xét lại thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Điều này bao gồm việc kiểm tra lại các thông số kỹ thuật, kích thước bể chứa, thông số quá trình xử lý và cân nhắc việc nâng cấp hoặc thay đổi công nghệ xử lý.

Phương án kiểm soát bùn nổi:

Các phương án kiểm soát bùn nổi như sau:

– Kiểm tra lượng bùn trong bể lắng, bơm bùn tuần hoàn và xả bùn thường xuyên, tránh trường hợp quá tải bùn gây bùn nổi trên bề mặt bể.

– Khi thấy bùn không tạo bông tốt, bổ sung các vi sinh có khả năng tạo bông.

– Thường xuyên quan sát tình trạng hoạt động của trạm xử lý nước thải, nếu có các tình trạng bùn nổi tại các bể, phải tiến hành khắc phục sớm nhất có thể, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn.

+ Tình trạng bùn nổi ván màu vàng trên bề mặt bể, lắng chậm, nguyên nhân là do vi sinh vật thiếu thức ăn nên bùn vi sinh không phát triển, bùn rất mịn. Cách để khắc phục là tăng lượng nước thải vào trạm hoặc bổ sung các chất dinh dưỡng bổ sung cho vi sinh vật.

+ Tình trạng bọt trắng nổi trên bề mặt bể, xen lẩn bọt trắng có bùn vi sinh bám trên mặt bọt, nguyên nhân là do vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra các chất nồng, hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh hoạt tính bị chết sẽ bám lên các bọt khí đó. Cách để khắc phục là tắt sục khí để lắng 1 tiếng, tiến hành bơm nước thải ra (ức chế vi sinh vật). Tiến hành bơm nước thải sạch vào bể Aerotank sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra. Qngày/đêm

Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời