Quy trình ứng phó sự cố hỏa hoạn khẩn cấp

ứng phó sự cố tràn đổ hoá chất

Quy trình ứng phó sự cố hỏa hoạn khẩn cấp

Biện pháp PCCC

Xây dựng phương án chữa cháy tối ưu cho từng khu vực, cho nhà máy. Biện pháp đánh giá và ngăn ngừa lây lan đám cháy nhỏ; Thường xuyên diễn tập, huấn luyện PCCC và phổ biến các quy định về PCCC cho công nhân. Huấn luyện sơ cấp cứu, dập lửa, sử dụng các thiết bị, dụng cụ dập lửa và các biện pháp thoát hiểm khi có sự cố;

Khu công nghiệp xây dựng hệ thống PCCC hoàn chỉnh gồm hồ chứa nước chữa cháy, hệ thống bơm, các họng cấp nước chữa cháy, cột chữa cháy, hệ thống báo động, đèn hiệu và đường ống, xe cứu hỏa, bình chữa cháy hoặc các phương tiện chữa cháy khác như bình khí CO2, cát… và đảm bảo đủ thiết bị đề phòng chống cháy nổ;

Định kiỳ kiểm tra độ an toàn của các thiết bi phòng chống cháy nổ; Quy hoạch phân khu chức năng với hệ thống đường xá rộng, thuận tiện ra vào và là để ngăn cách sự lây lan đám cháy. Đặt các biển báo nguy hiểm, biển cảnh báo…;

Trong quá trình hoạt động nhà máy sẽ đặc biệt chú trọng đến các vấn đề sau: Đối với các thiết bị điện: Các thiết bị điện sẽ được tính toán theo tiêu chuẩn quy phạm, dây dẫn có tiết diện hợp lý với cường độ dòng, có thiết bị bảo vệ quá tải. Những khu vực nhiệt độ cao, dây diện phải đi ngầm hoặc được bảo vệ kỹ;

Khi phát hiện thấy lửa và nguy cơ gây cháy, làm theo đúng các tiêu lệnh chữa cháy đã được chỉ dẫn trên từng hạng mục công việc tại Nhà máy. Loan báo và điện thoại đến đội PCCC chuyên nghiệp gần nhất, tiến hành ứng cứu sự cố bằng các phương tiện và dụng cụ chữa cháy đã được trang bị sẵn: vòi phun nước áp lực, bình CO2, bình cát,…

Quy trình xử lý tình huống:

Phát hiện đám cháy nhỏ: các khu vực có thể xảy ra cháy nổ trước tiên cần trang bị đầy đủ phương tiện chữa cháy và được đặt gần nơi dễ xảy ra sự cố. Các đám cháy trong các nhà xưởng, kho bãi, văn phòng cần có thiết bị cảnh báo sớm. Công nhân được trang bị đầy đủ kiến thức PCCC có thể khống chế đám cháy hoặc kêu gọi sự hỗ trợ;

Nếu đám cháy lan rộng: cần thông báo với đơn vị cảnh sát PCCC tại địa phương, thực hiện sơ tán CB-CNV, cách ly nguồn cháy với vật dễ cháy bảo vệ tính mạng và tài sản của doanh nghiệp. Mở bơm phòng cháy, nối hệ thống đường ống từ bể chứa nước với các trụ bơm chữa cháy. Kết hợp với CS-PCCC đảm bảo giao thông thuận lợi, khống chế đám cháy lớn;

Sau khi đám cháy được dập tắt, báo cáo với các đơn vị chức năng và tổ chức thu dọn hiện trường sau khi công tác điều tra hoàn tất. Báo cáo tổng thiệt hại và tổ chức lại các phương án PCCC, phổ biến và rút kinh nghiệm, sửa chữa các phần bị hư hại.

Quy trình ứng phó sự cố hỏa hoạn khẩn cấp

ứng phó sự cố hoả hoạn khẩn cấp

Sơ đồ quy trình ứng phó sự cố hỏa hoạn khẩn cấp

Trách nhiệm và các bước thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố hỏa hoạn khẩn cấp

Trách nhiệm Các bước tiến hành
Người phát hiện
Nhân viên bảo vệ
Người đầu tiên phát hiện kêu lớn “cháy, cháy, cháy” và nhanh chóng thông báo đến người quản lý, họ sẽ gọi nhân viên bảo vệ kích hoạt chuông báo động
Ghi chú: Chuông báo sẽ chỉ ra vị trí bị cháy
Người chịu trách nhiệm về
điện/ Nhân viên bảo vệ
Cắt điện ở vùng bị ảnh hưởng
Người quản lý có liên quan thông báo cho bộ phận quản lý điện để tắt điện nguồn
Người quản lý bộ phận
Nhân viên bảo vệ
Tiến hành sơ tán, bảo đảm mọi nhân viên của bộ phận mình quản lý trong khu vực an toàn

– Điểm tập trung. Đếm số nhân viên có mặt và vắng mặt rồi báo cáo lại cho bộ phận
SHE;
Nhân viên bảo vệ thống kê số lượng khách trong nhà máy.
Chỉ dẫn cảnh sát PCCC và xe cứu thương vào khu vực bị cháy.

Đội trưởng PCCC
Nhân viên đội PCCC
Tập họp đội cứu hoả, sử dụng các biện pháp cứu hoả nhằm kiềm chế và đẩy lùi ngọn lửa
• Xác định mức độ và hướng lửa sẽ lan tràn và tập trung toàn bộ lực lượng nhằm dập tắt lửa và thiết lập các rào chắn ở các nơi cần thiết
• Bật bơm cứu hoả
Điều phối truyền thông
Người điều phối chung
Quản lý khu vực
Xác định có cần sự giúp đỡ bên ngoài hay không là cần thiết, nếu lửa vượt tầm kiểm soát của lực lượng cứu hoả của công ty
Liên hệ với PCCC khu vực Trảng Bàng;
Nhân viên an toàn Hướng dẫn nhân viên bảo vệ thực hiện việc kích hoạt qui trình gọi khẩn cấp
Lực lượng PCCC tại chỗ Phối hợp với lực lượng cứu hoả khi họ đến công ty để cứu hoả
Lực lượng PCCC Kiểm tra số người và báo cáo các trường hợp mất tích với người điều phối chung
Sơ cấp cứu viên/ đội PCCC Hướng dẫn cứu người bị kẹt bằng cách sử dụng mọi phương tiện có thể và di tản sang vùng gần đó nếu cần thiết
Sơ cấp cứu viên/ phòng Y
tế
Chuyển người bị nạn đến phòng y tế và tiến hành sơ cứu
Nhân viên PCCC
Nhân viên bảo vệ/Trưởng
bộ phận/nhân viên PCCC
Trưởng bộ phận
Sử dụng các phương tiện có sẳn để di chuyển người bị nạn/bị phỏng/bị thương đến bệnh viện gần nhất
Kiểm tra và kiểm đếm số lượng thiết bị PCCC sử dụng, vệ sinh và nạp lại các thiết bị này.
Giữ nguyên hiện trường để tiến hành điều tra
Báo cáo tai nạn/sự cố vào hệ thống

Tham khảo thêm tại Fire Response Procedures

Giấy phép môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì ?

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời