Trạm xử lý nước thải sản xuất lốp cao su Omexey

môi trường green star

Trạm xử lý nước thải sản xuất lốp cao su Omexey

Xử lý nước thải

Xử lý nước thải sinh hoạt

Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn trước khi đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bể tự hoại 3 ngăn xử lý là ngăn chứa nước vào, ngăn lắng và ngăn lọc có hai chức năng chính là lắng cặn và phân hủy cặn lắng. Thời gian lưu nước trong bể từ 1- 3 ngày thì có khoảng 95% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể.

Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của hệ vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit, các chất khí tạo ra trong quá trình phân giải CH4, CO2, H2S, ..

Cặn trong bể tự hoại được lấy ra định kỳ, mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn. Nước thải được lưu trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lọc và thoát ra ngoài đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.

Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước sau xử lý sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

Tránh không để rơi vãi xăng dầu, xà phòng,… xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại. Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải. Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu), đây là một giải pháp đơn giản, dễ quản lý nhưng hiệu quả xử lý tương đối cao. Cấu tạo bể tự hoại được trình bày trong hình sau:

bể tự hoại 3 ngăn

Các công đoạn xử lý trong bể tự hoại:

Ngăn chứa: Đây là nơi chứa chất thải. Sau khi xả nước từ bồn cầu, chất thải sẽ trôi xuống ngăn chứa và cho các vi sinh vật phân hủy chúng thành bùn. Đây là ngăn có thể tích lớn nhất, thường sẽ chiếm ít nhất là 1 nửa diện tích của bể tự hoại.

Ngăn lọc: Đây là ngăn dùng để lọc các chất thải lơ lửng còn lại khi chúng đã được xử lý bên ngăn chứa. Ngăn này có diện tích khoảng ¼ bể.

Ngăn lắng: Đây là nơi mà các chất thải rắn, không phân hủy được như kim loại, tóc, nhựa,…Tầng trên của ngăn lắng là lớp nước trong và chất thải rắn sẽ được xả ra ngoài. Ngăn lắng có diện tích khoảng ¼ bể.

Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải phun chất chống dính lốp xe và hệ thống xử lý khí thải khu thử nghiệm Nước thải từ tháp hấp thụ ướt của hệ thống xử lý khí thải từ quá trình phun chất chống dính lốp xe và hệ thống xử lý khí thải khu thử nghiệm sẽ được đưa về trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy để xử lý cùng với các nguồn thải khác

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

Toàn bộ lượng nước thải sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của nhà máy để tiếp tục xử lý. Quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải công suất 100 m3/ngày như sau:

Trạm xử lý nước thải sản xuất lốp cao su Omexey

Thuyết minh công nghệ:

Nước thải từ nhà vệ sinh sau khi được xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn và nước thải sản xuất sau khi được xử lý sơ bộ sẽ theo đường ống thu gom nước thải riêng rẽ được đưa về hố thu gom nước thải.

Đầu tiên nước thải sẽ chạy qua các song chắn rác và bể tách mỡ, tại đây nước thải sẽ được chảy qua một song chăn rác có kích thước mắc lưới 5mm, nhằm loại bỏ rác thải có kích thước từ 5mm như: Bao nilon, giấy báo, lá cây, các mảnh vụn khác,…sẽ được giữ lại và tách ra khỏi nước thải, rác thải sẽ được chứa trong thùng rác riêng biệt để đem đi xử lý.

Bể điều hòa: Nước thải chảy qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ các thành phần hữu cơ trước khi đi xử lý tiếp theo. Trong bển điều hòa có hệ thống đường ống phân phối khí được lắp cố định dưới đáy bể để cung cấp oxi hòa trộn đồng đều nước thải nhằm làm thoáng sơ bộ, vừa ngăn chặn hiện tượng lắng cặn, giảm quá trình lỵ khí gây ra mùi hôi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Bể anoxic: tại bể thiếu khí diễn ra quá trình nitrat hóa và photphorit đề xử lí N, P. Quá trình chuyển hóa Amoni trong nước thải để tạo thành Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) như sau:

NH4+ + 1.5 O2=> NO2- + 2H+ + H2O

NO2- + 0.5 O2 => NO3-

Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau: Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẽ khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa:

NO3-=> NO2-=> N2O => N2

Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lí.

Quá trình Photphorit hóa:

Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chưa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acintobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.

Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể thiếu khí bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lí và làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể thiếu khí lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.

Bể sinh học FBR:

Tiếp tục nước thải từ bể Anoxic chảy sang bể sinh học FBR. Tại đây, hệ thống đĩa phân phối khí được lắp cố định dưới đáy bể. Hệ thống này thông qua máy thổi khí có tác dụng cung cấp Oxy cho quá trình phát triển của vi sinh vật. Ngoài ra có tác dụng đảo trộn nước thải với vi sinh vật trong bể và giúp Oxy hoà tan trong nước thải dễ dàng hơn, tạo điều kiện để các vi sinh vật hiếu khi sẽ phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải thành CO2, H2O,… một phần được chuyển hoá phát triển thành sinh khối – Biomass và oxy hoá hợp chất Nitơ thành NO3.

Quá trình Nitrification sẽ chuyển hóa Amonia thành NO3, quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ có trong nước thải sẽ sinh ra CO2 và H2O. Khi gặp môi trường nước các chất này sẽ hình thành acid HNO3 và H2CO3 làm pH của nước thải trong bể giảm xuống đáng kể. Khi giá trị pH giảm < 6 thì khả năng chuyển hóa ammonia sẽ không xảy ra nữa, làm cho quá trình xử lý Nitơ cũng vì thế mà không có hiệu quả.

Mặt khác, khi pH của nước thải giảm xuống, không đạt yêu cầu sẽ làm cho vi sinh vật chết nhanh chóng, hiệu quả xử lý không đạt yêu cầu kỹ thuật. Vì vậy nước thải trong bể được kiểm soát pH liên tục nhờ thiết bị kiểm soát pH tự động – pH Controller. Khi pH trong nước thải không đạt yêu cầu, bơm định lượng hoạt động cung cấp dung dịch điều chỉnh pH từ bồn chứa vào bể nhằm đảm bảo quá trình chuyển hóa NH3 thành NO3, ngăn ngừa hiện tượng vi sinh chết thường xuyên.

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ theo phản ứng sau: Vi sinh vật Nước thải H2O+CO2 + vi sinh vật mới. Khí Oxy Tại đây được lắp đặt bơm tuần hoàn nước thải về lại bể Anoxic nhằm tăng hiệu quả quá trình khử Nitơ trong hệ thống. Sử dụng công nghệ FBR ngoài khả năng giải quyết tốt các chỉ tiêu COD, BOD, một phần Nitơ cũng bị khử trong vùng hiếm khí. Quá trình khử Nitơ trong vùng được minh họa như hình vẽ dưới đây

khử ni tơ bằng công nghệ fbr

Bể lắng: Nước thải sau bể sinh học FBR sẽ chảy qua bể lắng. Tại đây, bùn cặn (xác vi sinh bị chết) được tách ra theo cơ chế tỉ trọng và lắng xuống đáy bể, làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước thải. Phần bùn từ đáy bể được bơm tuần hoàn một phần về bể Anoxic và một phần về bể sinh học FBR để duy trì một hàm lượng bùn cố định trong bể sinh học, phần bùn dư sẽ được bơm định kỳ về bể chứa bùn. Phần nước trong dẫn sang bể khử trùng.

Bể khử trùng: Nước thải sau bể lắng tự chảy sang bể khử trùng. Nước javen hoặc clorine pha chế từ bồn chứa được bơm định lượng bơm vào để khử trùng nước. Quá trình khử trùng sẽ được diễn ra trong bể gồm 2 giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, Cột A.

Môi Trường Green Star

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời