Xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp sinh học
Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ qua 01 bể tự hoại 3 ngăn (phân hủy cặn, lắng, lọc) trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Triều An.
Sơ đồ công nghệ hầm tự hoại:
Sơ đồ công nghệ hầm tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt
Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại:
Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng. Dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Khi phân huỷ xong, nước thải sẽ chảy qua ngăn lắng để lắng bỏ lớp cặn và lọc sơ bộ trước khi thải ra ngoài.
Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 45 – 50% cặn lơ lửng (SS) và 20 – 40% BOD. (Nguồn: Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân. Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình. NXB ĐH Quốc gia Tp.HCM. 2006).
Lượng bùn tại các bể tự hoại và hầm bơm sau thời gian lưu thích hợp sẽ được chủ đầu tư thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu) của đơn vị có chức năng thu gom và xử lý. Chủ cơ sở đầu tư bố trí 06 hầm tự hoại với tổng dung tích 36 m3, được bố trí ầm dưới các công trình, nước thải sau khi xử lý sơ bộ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố.
Hố ga tách dầu mỡ
Cơ sở bố trí bể tách mỡ với thể tích 2 m3 để cử lý nước thải từ hoạt động chế biến, nấu nướng từ khu căn tin được xử lý sơ bộ qua hố ga tách dầu mỡ trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục xử lý. Lượng dầu mỡ thải tại hố ga tách dầu mỡ sau thời gian lưu thích hợp sẽ được chủ đầu tư thuê xe đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện:
Nước thải từ hoạt động của bệnh viện sẽ được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải có công suất 450 m3/ngày.đêm với quy trình xử lý như sau:
Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện triều an công suất 450 m3/ngày.đêm
Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nước thải bệnh viện từ tất cả các nguồn được thu gom và xử lý sơ bộ sau đó theo hệ thống thu gom nước thải của toàn bệnh viện dẫn về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.
1. Hố ga đặt lưới chắn rác.
Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt của bệnh viện theo đường ống thu gom và dẫn nước thải về bể thu gom nước thải tập trung.
Công đoạn đầu tiên của quy trình xử lý là tách rác bằng lưới chắn rác. Công đoạn này giúp loại bỏ các thành phần chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải. sau khi được tách rác nước thải tự chảy vào bể điều hòa.
2. Bể điều hòa:
Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và và nồng độ của nước thải (do tại các thời điểm khác nhau, nước thải có tính chất khác nhau). Dưới tác dụng của hệ thống sục khí được lắp dưới đáy bể, hàm lượng các chất dinh dưỡng được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải.
Nhờ quá trình xáo trộn này mà hỗn hợp nước thải qua bể điều hòa được hòa trộn giải phóng các chất hoạt động bề mặt trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải (khoảng 10% BOD) nước thải sau đó sẽ được bơm điều hòa bơm với một lưu lượng dòng chảy ổn định vào Bể sinh học thiếu khí – Anoxic để thực hiện quá trình xử lý sinh học tiếp theo.
3. Bể xử lý sinh học thiếu khí – Anoxic:
Tại Bể Anoxic là quá trình xử lý chất thải trong điều kiện thiếu oxy. Ngăn xử lý sinh học thiếu khí được thiết kế với liều lượng cấp khí thấp, nhằm xử lý NO3- trong nước thải. NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể anoxic, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện,và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí.
Hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter:
1. Quá trình Nitrification: NH4+ + 1.5 O2 => NO2- + 2 H+ + H2O
2. Quá trình Denitrification: NH4+ => NO2- => NO3- => N2
Tại bể Bể Anoxic có gắn máy khuấy chìm – Mixer nhằm tạo ra điều kiện thiếu khí cho sự hoạt động của chủng vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ. Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn vào bể xử lý sinh học hiếu khí.
4. Bể sinh học hiếu khí – Aerotank:
Tại Bể sinh học hiếu khí là quá trình xử lý chất thải trong điều kiện đủ oxy. Ngăn xử lý sinh học hiếu khí được thiết kế với liều lượng cấp khí đủ, nhằm xử lý gần như hoàn toàn lượng BOD có trong nước thải và thực hiện quá trình nitrat hóa chuyển hóa lượng NH4+ có trong nước thải thành NO3-.
Tại bể này hỗn hợp bùn hoạt tính và nước được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ Máy thổi khí. Thiết bị thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước… theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí => H2O + CO2 + Sinh khối mới +…
Sau khi nước thải được xử lý, hỗn hợp bùn, nước được tự chảy qua Bể sinh học MBR.
5. Bể sinh học MBR
Tại bể sinh học MBR quá trình xử lý các chất hữu cơ xảy ra nhờ các vi sinh hiếu khí – quá trình bùn hoạt tính. Nhờ oxy cung cấp từ các đĩa phân phối khí các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O,… một phần được chuyển hoác làm phát triển sinh khối – Biomass, hay nói cách khác trong bể sinh học bùn hoạt tính các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học-quần thể vi sinh vật hiếu khí- có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực.
Sau thời gian lưu nước thích hợp, nước thải được bơm vào modul màng lọc, nước sau lọc chảy vào bể khử trùng. Lượng bùn được tuần hoàn về bể hiếu khí, bùn dư được dẫn về bể chứa bùn, xả bỏ định kỳ. Ở đây màng MBR được sử dụng với kích thước lỗ lọc 0,04μm với những ưu điểm như sau:
Loại bỏ gần hết các vi khuẩn (trong đó có E. Coli)
Tăng hiệu quả xử lý sinh học do mật độ vi sinh cao (MLSS khoảng 8.000 mg/l)
Toàn bộ quá trình xử lý (bao gồm quá trình lọc và rửa màng lọc MBR) đều được điều khiển hoàn toàn tự động.
6. Bể Khử trùng:
Tại đây nước thải được trộn chung với hóa chất khử trùng với nồng độ nhất định để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh đảm bảo đạt các tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT (cột B, K = 1) được tái sử dụng bơm vào các hồ nước tiểu cảnh và để tưới cho sân vườn công viên, phần còn lại sẽ được đấu nối với hệ thống thoát nước chung của thành phố.
7. Bể chứa bùn:
Phần bùn dư từ bể sinh học MBBR được bơm về bể chứa bùn, trong bể chứa bùn xảy ra quá trình tách pha: phần bùn chìm xuống đáy bể, phần nước trong phía trên theo đường ống chảy về bể điều hòa. Bùn nén dưới đáy bể định kỳ thuê đơn vị có chức năng đến vận chuyển, xử lý đúng quy định.
Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện triều an
– Kiểm tra hằng ngày
+ Kiểm tra bồn hóa chất: đảm bảo luôn đủ hóa chất để xử lý
+ Kiểm tra nguồn điện (xem đồng hồ volt kế), đảm bảo nguồn điện trong khoảng 380 vol.
+ Trước và trong quá trình thao tác, thường xuyên kiểm tra điện rò rỉ bằng bút thử điện, nếu có sự cố rò rỉ điện thì đóng (ngắt) cầu dao tổng và báo ngay cho người có trách nhiệm biết để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thao tác điều khiển hệ thống xử lý nước thải
+ Lần lượt thực hiện các thao tác sau:
1/ Kiểm tra các công tắc trên cửa tủ điện – phải ở vị trí TẮT.
2/ Mở cầu dao tổng cho tủ điện (MCB tổng).
3/ Mở cầu dao các phụ tải thiết bị (MCB con).
4/Lần lượt mở các công tắc thiết bị sau về chế độ TỰ ĐỘNG:
Bơm điều hòa 1, bơm điều hòa 2, bơm điều hòa 3, bơm điều hòa 4;
Máy lược rác, bơm rửa máy lược rác;
Máy thổi khí 1, máy thổi khí 2, máy thổi khí 3, máy thổi khí 4;
Máy khuấy trộn chìm 1, máy khuấy trộn chìm 2;
Bơm tuần hoàn 1, bơm tuần hoàn 2;
Bơm ra ngoài 1, bơm ra ngoài 2;
Bơm lọc màng 1 HOẶC bơm lọc màng 2;
Bơm khử trùng 1 HOẶC bơm khử trùng 2;
5/ Lúc này hệ thống sẽ vận hành hoàn toàn tự động và để kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị, người vận hành xem các đèn báo trên cửa tủ điện:
Khi hệ thống bị sự cố, cần báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý.
+ Khi muốn ngưng hoạt động của trạm xử lý:
Chuyển tất cả các công tắc trên cửa tủ điện về vị trí TẮT.
Đóng cầu dao tổng trong tủ điện.
Bài Viết Liên Quan: