Xử lý nước thải bệnh viện Nhà Bè

xử lý nước thải bệnh viện nhà bè

Xử lý nước thải bệnh viện Nhà Bè Tp.Hồ CHí Minh

Thu gom  thoát nước thải

Nước thải sinh hoạt, nước thải y tế được thu gom tách riêng với hệ thống thu gom nước mưa

Nước thải sinh hoạt

– Nước thải bồn xí, bồn tiểu phát sinh từ nhà vệ sinh của các tầng các khu nhà được thu gom theo đường ống dẫn PVC D220, độ dốc 0,2% dẫn vào bể tự hoại ba ngăn để xử lý sơ bộ sau đó cùng với nước thải từ các bồn rửa mặt, rửa tay,

nước thoát sàn và nhà ăn theo các tuyến ống PVC D140, D114, D90, D60, D42, D27, D21, độ dốc 0,2% dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung Bệnh viện công suất 70 m3/ngày.đêm (Đặt ngầm dưới mặt đất gần khu vực cổng chính của Bệnh viện) để tiếp tục xử lý.

Nước thải khám chữa bệnh (Nước thải y tế)

– Nước thải phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh từ các khu khám bệnh của các khu nhà theo tuyến ống đứng PVC D90, độ dốc 0,2% dẫn xuống các hố thu gom và dẫn về HTXL nước thải tập trung của Bệnh viện, công suất 70 m3/ngày.đêm để tiếp tục xử lý.

Toàn bộ lượng nước thải sau xử lý của Bệnh viện sẽ theo cống dẫn BTCT D200 dẫn ra cống BTCT D400 kín đặt ngang ở mặt đất của hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường Lê Văn Lương. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, K=1,2.

Công trình thoát nước thải:

Cấu tạo cống và ống xả nước thải vào nguồn tiếp nhận (Từ bể xả nước thải đã xử lý của HTXL tới hố ga thoát nước tập trung D x R x C = 1 x 1 x 1m sau đó đấu nối vào tuyến cống thoát chung BTCT D200mm của Bệnh viện trước khi dẫn ra hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường Lê Văn Lương theo đường cống BTCT, D400 như sau:

+ Ống xả tròn bằng nhựa uPVC, đường kính D50, chiều dài 5 m.

+ Tuyến cống tròn đấu nối từ hố thoát sau xử lý dẫn nước thải ra điểm xả hố ga chung của thành phố trên đường Lê Văn Lương: BTCT D200, chiều dài 100 m.

+ Số lượng ống xả: 1.

Điểm xả nước thải sau xử lý:

Nước thải của Bệnh viện sau khi xử lý đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B – Quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế sẽ tự chảy ra nguồn tiếp nhận là hệ thống cống thoát nước chung của thành phố tại hố ga trên đường Lê Văn Lương.

+ Toạ độ vị trí hố ga đấu nối theo VN-2000 : X(m): 1.183.926 , Y(m): 604.249 thuộc Hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 3o , kinh tuyến trục 105o45′

+ Cấu tạo: Cống BTCT, D400.

Việc cho phép xả nước thải và đấu nối này đã được chấp thuận của Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước tại (Giấy xác nhận đấu nối hệ thống thoát nước của Bệnh viện số 933/TTCN-QLTN ngày 05/08/2013) và Bệnh viện cũng đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 772/GP-STNMT-TNNKS ngày 16/07/2019.

hệ thống thu gom nước thải bệnh viện nhà bè
hệ thống thu gom nước thải bệnh viện nhà bè

Xử lý nước thải

Bệnh viện đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải với tổng công suất 70 m3/ngày.đêm. Công trình được Bệnh viện lựa chọn các đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát và thi công như sau: Đơn vị thiết kế, tư vấn giám sát và thi công: Công ty Thương mại và Dịch vụ xử lý nước thải thực hiện.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện, công suất 70 m3

Xử lý nước thải bệnh viện Nhà Bè
Xử lý nước thải bệnh viện Nhà Bè

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải

Nước thải sinh hoạt của Bệnh viện sau khi được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn sẽ được nhập chung với nước thải y tế để dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 70 m³/ngày đêm của Bệnh viện để tiếp tục xử lý.

Trước khi vào hệ thống, nước thải được dẫn qua ngăn tách rác nhằm loại bỏ rác (Bao bì nilon, giấy,…) có kích thước lớn tránh tình trạng nghẹt bơm và ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý của các công trình phía sau.

Rác được vớt vào thùng chứa và định kỳ đem đi xử lý. Sau đó nước thải được dẫn qua các công đoạn xử lý:

Bể điều hòa

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, đặc biệt là cụm bể sinh học giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với nước thải trong điều kiện ổn định, tránh được tình trạng vi sinh bị sốc tải, gây hiện tượng phân hủy yếm khí gây mùi hôi.

Từ bể điều hòa, nước thải được bơm chìm bơm qua bể lắng sơ cấp để tiếp tục xử lý.

Bể lắng sơ cấp

Tại bể này, nước thải được lần lượt cho phản ứng với hóa chất keo tụ PAC với nồng độ và liều lượng thích hợp, nhằm làm mất tính ổn định của các hạt keo trong nước thải.

Sau đó, chúng sẽ kết cụm lại, tạo kết tủa và hình thành các bông cặn lớn, tách loại cặn bẩn ra khỏi nước nhờ vào nguyên lý lắng trọng lực. Việc hình thành các bông cặn lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng tại bể.

Bùn lắng trong bể sẽ được bơm về bể chứa bùn để xử lý.

Bể sinh học hiếu khí

Là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học.

Tại đây sẽ diễn ra quá trình phân huỷ các chất hữu cơ nhờ hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí lơ lửng. Vi sinh vật sẽ tiếp nhận Oxy và chuyển hóa chất hữu cơ thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí nhờ O2, dinh dưỡng được cấp vào vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.

Trong bể hiếu khí có bố trí hệ thống đĩa thổi khí được đặt dưới đáy bể nhằm cung cấp Oxy và có chức năng xáo trộn đều chất thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để VSV tiếp xúc với các chất cần xử lý. Nồng độ bùn hoạt tính trong bể được duy trì ở nồng độ MLSS khoảng 2.500 – 4.000 mg/l.

Nước sau khi ra khỏi bể này hàm lượng BOD5, COD giảm 80 – 95 %

Nước thải sau xử lý đạt ở mức giới hạn cho phép QCVN 28:2010/BTNMT, cột B (K = 1,2) trước khi thải ra môi trường

Green Star Việt Nam chuyên thực hiện các dịch vụ xử lý nước thải, quý khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải vui lòng liên hệ với Xử lý nước thải Green Star để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn

 

0909321616 Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời