Xử lý nước thải bệnh viện quận 11

Xử lý nước thải bệnh viện quận 11

Xử lý nước thải bệnh viện quận 11

Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn. Nước sau khi xử lý sơ bộ cùng với nước thải từ các nguồn khác tại bệnh viện được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 200 m3/ngày đêm.

Nước thải sau xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột B, K =1,2 –Quy chuẩn kỹ thuật quốc giá về nước thải y tế và theo đường ống HDPE D160 đấu nối ra cống thoát nước thành phố trên đường số 5, cư xá Bình Thới. Cấu tạo bể tự hoại như sau

bể tự hoại 3 ngăn
bể tự hoại 3 ngăn

Thuyết minh cấu tạo bể tự hoại:

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.

Với thời gian lưu nước 3 – 6 ngày, 90% – 92% các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể, qua một thời gian cặn sẽ phân hủy kỵ khí trong ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Trong mỗi bể đều có lỗ thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ hai của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị nghẹt.

Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được đơn vị hút hầm cầu đến hút và vận chuyển đến nơi xử lý đúng quy định.

Thông số kỹ thuật của bể tự hoại tại cơ sở:

STT Hạng mục Thông số kỹ thuật
1 Bể tự hoại 1 – Thể tích: 20 m3
– Vật liệu: BTCT
2 Bể tự hoại 2 – Thể tích: 6 m3
– Vật liệu: BTCT
3 Bể tự hoại 3 – Thể tích: 6 m3

– Vật liệu: BTCT

4 Bể tự hoại 4 – Thể tích: 6 m3
– Vật liệu: BTCT
5 Bể tự hoại 5 – Thể tích: 6 m3
– Vật liệu: BTCT

Nguồn: Bệnh viện Quận 11, 2023

Nước thải nhà ăn:

Nước thải từ nhà ăn được tập trung vào thiết bị tách mỡ bố trí phía dưới bồn rửa để tách lượng dầu mỡ trước khi đấu nối về HT xử lý nước thải công suất 200 m3/ngày.đêm của cơ sở. Cấu tạo của thiết bị tách dầu mỡ:

Thuyết minh bể tách mỡ:

Thiết bị tách dầu mỡ của cơ sở thiết kế chia làm 3 ngăn. Ngăn thứ 1 được gắn lưới chắn rác để chặn và thu lại các loại rác có trong nước thải. Nước thải được tách dầu ở ngăn thứ 2 và thứ 3 của bể. Bể tách dầu mỡ được áp dụng theo phương pháp trọng lực.

Vận tốc của nước trong bể tách dầu dao động trong khoảng 0,005 đến 0,01m/s. Đối với các hạt dầu có đường kính từ 80 đến 100 m, vận tốc nổi lên của hạt bằng 1 đến 4mm/s. Dầu mỡ có trọng lượng riêng nhỏ hơn nước nên sẽ nổi lên trên bề mặt nước. Định kỳ 02 lần/ ngày nhân viên căn tin thực hiện vớt, thu hồi lượng dầu mỡ này để giao cho đơn vị thu gom xử lý.

Kích thước của thiết bị tách dầu mỡ:

− Số lượng: 1 thiết bị

− Thể tích: 200l

Hệ thống xử lý nước thải công suất 200 m3/ngày.đêm

Quy trình công nghệ cụ thể như sau

Xử lý nước thải bệnh viện quận 11
Xử lý nước thải bệnh viện quận 11

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải:

Nước thải phát sinh từ bệnh viện sẽ được thu gom và xử lý qua ngăn tách rác, tại đây có bố trí máy lược rác nhằm loại bỏ những tạp chất thô như cành lá cây, nilon,..lẫn trong nước thải. Nước thải sau đó được đưa về bể điều hòa.

Tại bể điều hòa được bố trí hệ thống đường ống cấp khí nhằm xáo trộn nước thải cũng như tránh tình trạng kỵ khí gây mùi hôi cho hệ thống. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn của nước thải đảm bảo cho nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý luôn ổn định

Sau khi qua bể điều hòa nước thải sẽ được bơm lên lưới tách rác tinh trước khi vào bể MBR (gồm 2 ngăn: ngăn thiếu khí và ngăn chứa màng lọc MBR).

Tại ngăn thiếu khí: nước thải được trộn với bùn và được khuấy trộn bằng hệ thống thổi khí gián đoạn, các chất hữu cơ được phân hủy và khử nitơ từ nitrat nhờ hoạt động của vi sinh vật thiếu khí.

Sau đó, nước thải được bơm vào ngăn chứa màng lọc MBR. Màng MBR là 1 ứng dụng kỹ thuật mới trong xử lý nước thải, tại đây kết hợp giữa 2 quá trình dùng màng với bể sinh học bùn hoạt tính hiếu khí lơ lửng. Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể sinh học hiếu khí. Các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý bởi vi sinh vật, phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí. Bông bùn sinh học được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng MBR góp phần nâng cao hiệu quả khử cặn lơ lửng trong nước sau xử lý.

Ưu điểm của công nghệ MBR bao gồm:

– Giảm hàm lượng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng nhanh chóng.

– Cặn lơ lửng được khử hoàn toàn ở dòng ra.

– Hiệu quả khử trùng tốt.

– Diện tích nhỏ. Nước thải sau khi qua bể màng MBR sẽ được bơm vào bể khử trùng để xử lý tất cả vi khuẩn, sinh vật còn lại nhờ hóa chất khử trùng TCCA Clorine 90%. Sau khi xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, K=1,2 sẽ chảy ra hố ga tập trung trong khuôn viên bệnh viện, sau đó chảy ra cống thoát nước chung của thành phố nằm trên đường số 5, cư xá Bình Thới bằng đường ống HDPE D160 qua 01 hố ga đấu nối.

Bể chứa bùn: Lượng bùn từ bể lắng được thu gom dẫn về bể chứa bùn và hợp đồng với đơn vị có chức năng theo quy định. Phần nước sau khi tách bùn có chất lượng thấp sẽ được đưa tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Các thông số kích thước hệ thống xử lý nước thải:

Thông số kích thước hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 200 m3/ngày.đêm

STT Tên bể Kích thước LxWxH
(m)
Diện tích
(m
2)
Thể tích
(m
3)
Thời gian
lưu nước
(giờ)
1 Bể tách rác 3,5 x 1,5 x 3,8 5,25 20 2,4
2 Bể điều hòa 7,5 x 4 x 4 30 120 14,4
3 Bể MBR 9,3 x 3,2 x 3 30 89 9,6
4 Bể khử trùng 3 x 3 x 3,8 9 34 1
5 Bể chứa bùn 3,5 x 1,8 x 3,8 6,3 23,94

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải:

Hệ thống xử lý nước thải được vận hành tự động liên tục, hóa chất khử trùng (TCCA Clorine 90%) được cho vào bể khử trùng để đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn quy định.

Màng MBR được rửa ngược định kỳ 2 tuần/ lần và rửa thủ công 6 tháng/ lần bằng Acid Oxalic và javen (NaOCl)

Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải được dẫn sang bể chứa bùn và chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý khi đầy.

Rửa màng và thay màng định kỳ cho hệ thống xử lý nước thải

Quy trình rửa màng MBR:

Định kỳ 6 tháng Bệnh viện sẽ tiến hành rửa màng 01 lần.

Quy trình rửa màng cần chuẩn bị thiết bị xịt rửa màng thủ công, bồn nhựa để ngâm màng và 2 loại dung dịch là Acid Oxalic và dung dịch Javel.

Quy trình rửa màng được tiến hành qua các bước sau:

– Sử dụng nước sạch để xịt rửa bùn và các chất bẩn bám dính trên màng. Pha hóa chất Acid Oxalic theo tỉ lệ như sau: Với bồn rửa có thể tích 5m3 thì cho nước sạch vào bằng 2/3 bồn. Tiếp đó pha 130l Acid Oxalic vào bồn, khuấy đều và tiếp tục xả nước sạch đến khi đạt 4m3;

– Cho màng vào bồn ngâm trong thời gian 2h. Lưu ý phải ngâm ngập màng trong dung dịch. Trong trường hợp phải rửa nhiều mẻ mà không có đủ điều kiện bố trí được đủ bồn rửa, thì phải bổ sung hóa chất để đảm bảo nồng độ dung dịch trong quá trình rửa;

– Sau quá trình ngâm trong dung dịch Acid Oxalic, màng được lấy ra và rửa bằng nước sạch để loại bỏ hết lượng Acid Oxalic còn bám trên màng;

– Xả bỏ toàn bộ dung dịch Acid Oxalic trong bồn rửa, làm sạch bồn và cho tiếp 100l dung dịch Javel (NaOCl) nồng độ 10% vào bồn 5m3 đã chứa 2/3 nước sạch. Tiếp tục xả nước cho đến khi đạt thể tích 4m3 thì ngâm màng đã qua làm sạch Acid Oxalic vào ngâm chìm trong thời giàn 6h. Làm tương tự với các lượt màng còn lại (nếu không xử lý được hết 1 lần toàn bộ màng, cần bổ sung thêm hóa chất để đảm bảo đủ nồng độ của dung dịch) ;

– Sau khi xử lý bằng Javel, lấy màng ra và rửa sạch bằng nước; – Lắp màng trở lại vào hệ thống MBR và vận hành. Một lưu ý đối với màng MBR là phải luôn giữ màng ẩm bằng cách thường xuyên xịt nước. Định kỳ 3 – 4 năm bệnh viện sẽ tiến hành thay màng 1 lần

0909321616 Môi Trường Green Star

5/5 - (5 bình chọn)

Trả lời