Xử lý nước thải bệnh viện Triều An

bệnh viện triều an

Xử lý nước thải bệnh viện Triều An Thành phố Hồ Chí Minh

Thu gom, thoát nước mưa

Công trình thu gom nước mưa

Toàn bộ nước mưa từ mái của các khối công trình theo đường ống đứng uPVC D90 chảy về hố ga nước mưa và thoát vào hệ thống thu gom nước mưa. Nước mưa chảy tràn từ sân bãi trong khu vực hoạt động của cơ sở theo độ dốc thiết kế chảy về các hố ga nước mưa được bố trí xung quanh cơ sở và và thoát vào hệ thống thu gom nước mưa.

Công trình thoát nước mưa

Hệ thống thoát nước mưa vận hành theo chế độ tự chảy được bố trí xung quanh các công trình của cơ sở bằng đường ống uPVC D250, kết dẫn nước mưa của cơ sở thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực tại 01 điểm trên đường Kinh Dương Vương.

Thu gom, thoát nước thải

Công trình thu gom nước thải Sơ đồ thu gom nước thải:

thu gom nước thải bệnh viện triều an
thu gom nước thải bệnh viện triều an

Nước thải y tế từ khu khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú theo đường ống PVC D90 chảy qua ngăn tách rác đưa về hố ga nước thải (HG01).

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh (WC) của bệnh viện theo đường ống PVC D90 chảy về hầm tự hoại để xử lý sơ bộ, sau đó dòng thải theo đường ống PVC D114 chảy về hố ga nước thải (HG01).

– Nước thải từ hoạt động khác: từ lavabo, vệ sinh sàn, tắm rửa được thu gom và dẫn về hố ga nước thải (HG01). Dòng thải từ hố ga nước thải (HG01) theo đường ống BTCT D400 dẫn nước thải về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải.

– Nước thải từ hoạt động chế biến, nấu nướng từ khu căn tin được xử lý sơ bộ qua hố ga tách dầu mỡ sau đó theo đường ống PVC D90 chảy về hố ga nước thải (HG02).

– Nước thải từ khu giặt giũ theo đường ống PVC D90 chảy về hố ga nước thải (HG02).

Dòng thải từ hố ga nước thải (HG02) theo đường ống PVC D200 dẫn nước thải về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Toàn bộ nước thải từ bể thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải bệnh viện công suất 450 m3/ngày.đêm, nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn 28:2010/BTNMT, cột B

Công trình thoát nước thải

Toàn bộ lượng nước thải sau khi xử lý qua hệ thống XLNT có công suất 450 m3/ngày.đêm, xử lý đạt QCVN 28:2010/BTNMT – cột B, K = 1,0, nước thải một phần được tái sử dụng bơm vào các hồ nước tiểu cảnh và để tưới cho sân vườn công viên, phần còn lại sẽ theo đường ống uPVC D114 tự chảy về hố ga cuối,

sau đó theo đường ống bê tông ly tâm BTLT D400 thoát ra cống thoát nước chung của thành phố BTCT D400 trên đường Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Xử lý nước thải 

Bể tự hoại 3 ngăn

Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ qua 01 bể tự hoại 3 ngăn (phân hủy cặn, lắng, lọc) trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Sơ đồ công nghệ hầm tự hoại:

bể tự hoại 3 ngăn

Nguyên tắc hoạt động của bể tự hoại:

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân huỷ cặn lắng. Dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan. Khi phân huỷ xong, nước thải sẽ chảy qua ngăn lắng để lắng bỏ lớp cặn và lọc sơ bộ trước khi thải ra ngoài

Hố ga tách dầu mỡ

Cơ sở bố trí bể tách mỡ với thể tích 2 m3 để cử lý nước thải từ hoạt động chế biến, nấu nướng từ khu căn tin được xử lý sơ bộ qua hố ga tách dầu mỡ trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục xử lý. Lượng dầu mỡ thải tại hố ga tách dầu mỡ sau thời gian lưu thích hợp sẽ được chủ đầu tư thuê xe của đơn vị có dịch vụ xử lý nước thải để mang đi xử lý.

Hệ thống xử lý nước thải

Nước thải từ hoạt động của bệnh viện sẽ được thu gom và dẫn về hệ thống xử lý nước thải có công suất 450 m3/ngày.đêm với quy trình xử lý như sau

Xử lý nước thải bệnh viện Triều An
Xử lý nước thải bệnh viện Triều An

Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

Nước thải bệnh viện từ tất cả các nguồn được thu gom và xử lý sơ bộ sau đó theo hệ thống thu gom nước thải của toàn bệnh viện dẫn về hệ thống Xử lý nước thải.

Hố ga đặt lưới chắn rác..

Nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt của bệnh viện theo đường ống thu gom và dẫn nước thải về bể thu gom nước thải tập trung.

Công đoạn đầu tiên của quy trình xử lý là tách rác bằng lưới chắn rác. Công đoạn này giúp loại bỏ các thành phần chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải. sau khi được tách rác nước thải tự chảy vào bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và và nồng độ của nước thải (do tại các thời điểm khác nhau, nước thải có tính chất khác nhau). Dưới tác dụng của hệ thống sục khí được lắp dưới đáy bể, hàm lượng các chất dinh dưỡng được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải.

Nhờ quá trình xáo trộn này mà hỗn hợp nước thải qua bể điều hòa được hòa trộn giải phóng các chất hoạt động bề mặt trong nước thải, đồng thời phân hủy một phần chất hữu cơ trong nước thải (khoảng 10% BOD) nước thải sau đó sẽ được bơm điều hòa bơm với một lưu lượng dòng chảy ổn định vào Bể sinh học thiếu khí – Anoxic để thực hiện quá trình xử lý sinh học tiếp theo.

Bể xử lý sinh học thiếu khí – Anoxic

Tại Bể Anoxic là quá trình xử lý chất thải trong điều kiện thiếu oxy. Ngăn xử lý sinh học thiếu khí được thiết kế với liều lượng cấp khí thấp, nhằm xử lý NO3- trong nước thải.

NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong bể hiếu khí, được bơm tuần hoàn về bể anoxic, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện,và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí.

Hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter:

1. Quá trình Nitrification: NH4+ + 1.5 O2 => NO2- + 2 H+ + H2O

2. Quá trình Denitrification: NH4+ => NO2- => NO3- => N2

Tại bể Bể Anoxic có gắn máy khuấy chìm – Mixer nhằm tạo ra điều kiện thiếu khí cho sự hoạt động của chủng vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ. Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn vào bể xử lý sinh học hiếu khí.

Bể sinh học MBR

Tại bể sinh học MBR quá trình xử lý các chất hữu cơ xảy ra nhờ các vi sinh hiếu khí – quá trình bùn hoạt tính.

Nhờ oxy cung cấp từ các đĩa phân phối khí các vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O,… một phần được chuyển hoác làm phát triển sinh khối – Biomass, hay nói cách khác trong bể sinh học bùn hoạt tính các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học-quần thể vi sinh vật hiếu khí- có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực.

Sau thời gian lưu nước thích hợp, nước thải được bơm vào modul màng lọc, nước sau lọc chảy vào bể khử trùng. Lượng bùn được tuần hoàn về bể hiếu khí, bùn dư được dẫn về bể chứa bùn, xả bỏ định kỳ. Ở đây màng MBR được sử dụng với kích thước lỗ lọc 0,04μm với những ưu điểm như sau:

Loại bỏ gần hết các vi khuẩn (trong đó có E. Coli)

Tăng hiệu quả xử lý sinh học do mật độ vi sinh cao (MLSS khoảng 8.000 mg/l) Toàn bộ quá trình xử lý (bao gồm quá trình lọc và rửa lọc màng MBR) đều được điều khiển hoàn toàn tự động.

Green Star Việt Nam chuyên thực hiện các dịch vụ xử lý nước thải, quý khách hàng có nhu cầu xử lý nước thải vui lòng liên hệ với Xử lý nước thải Green Star để được tư vấn miễn phí. Xin cảm ơn

0909321616 Môi Trường Green Star

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời