Xử lý nước thải công ty Lode Star
Thu gom, thoát nước thải:
Công trình thu gom nước thải: Hệ thống thu gom nước thải đã được Công ty TNHH Lode Star xây dựng hoàn chỉnh và tách riêng với hệ thống thu gom nước mưa trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom của công ty.
Hệ thống thu gom nước thải: gồm có hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt và hệ thống thu gom xử lý nước thải sản xuất.
Chi tiết như sau: – Nước thải từ quá trình sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, công nhân viên tại nhà máy. Toàn bộ nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được thu gom, xử lý sơ bộ qua bể tự hoại.
Nước thải từ nhà ăn được tách dầu mỡ và thu gom rác. Toàn bộ nước thải sinh hoạt được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
– Nước thải sản xuất: phát sinh từ quá trình vệ sinh thiết bị, bao gồm nước thải xử lý bụi sơn và nước thải xử lý khí thải lò hơi:
Nước thải từ buồng hấp thụ bụi sơn bằng sơn màng nước sẽ được tái sử dụng tuần hoàn qua các ngăn lọc nước (gồm 10 ngăn) và thải bỏ để thay bằng lượng nước mới định kỳ 1 tuần/lần nhằm tăng hiệu quả xử lý. Lượng nước thải phát sinh khoảng 1m3/tuần.
Nước sử dụng cho tháp hấp thụ khí thải lò hơi và được tuần hoàn tái sử dụng, định kỳ sẽ thải bỏ 2 tuần/lần. Lưu lượng nước thải phát sinh 1m3/2 tuần.
Sơ đồ tổng quát hệ thống thu gom xử lý nước thải tại Công ty
Điểm xả nước thải sau xử lý: Nước thải sau xử lý theo đường ống PVC đường kính Ø 114 mm đấu nối vào cống thoát nước mưa -> suối Ông Đông -> suối Cái -> sông Đồng Nai. Bằng phương thức tự chảy
Khi dự án đi vào hoạt động tối đa theo công suất tổng lượng nước thải dự kiến phát sinh tối đa khoảng 250 m3/ngày.đêm. Nước thải này sẽ được xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
Tọa độ vị trí hố ga thoát nước thải: X: 12.26.519; Y: 06.91.981 xử lý nước
Xử lý nước thải:
Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 250m3/ngày.đêm với quy trình công nghệ như sau
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải sau bể tự hoại, nước thải từ nhà ăn được tách rác và thu hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải, tạo điều kiện làm liên tục cho hệ thống. Nước thải sinh hoạt được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sau đó qua song chắn rác để giữ lại những rác thải rắn là nguyên nhân gây ra tắc đường ống nước. Nước thải từ nhà ăn, sinh hoạt và sản xuất tập trung vào bể điều hòa để điều hòa lại lưu lượng nước.
Bể điều hòa: Bể điều hòa là nơi tập trung các nguồn nước thải thành một nguồn duy nhất, ổn định về lưu lượng và nồng độ. Nước thải ở bể điều hòa được bơm lên bể khử Anoxic.
Bể xử lý sinh học Biofor hiếu khí:
Bể xử lý sinh học Biofor hiếu khí là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống vì phần lớn những chất gây ô nhiễm trong nước thải là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học.
Các vi sinh hiếu khí bám dính thành màng trên vật liệu giá thể cố định có diện tích bề mặt lớn, nên mật độ vi sinh trong bể rất cao. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận oxy và chuyển hóa chất hữu cơ thành thức ăn. Trong môi trường hiếu khí nhờ O2 cấp vào, vi sinh hiếu khí tiêu thụ các chất hữu cơ để phát triển, tăng sinh khối và làm giảm tải lượng ô nhiễm trong nước thải xuống mức thấp nhất.
Ngoài ra, để đảm bảo hàm lượng oxy cũng như chất dinh dưỡng luôn đủ cho vi sinh vật tồn tại, phát triển. Oxy sẽ được cấp liên tục vào bể 24/24, còn dinh dưỡng sẽ được cấp định kỳ (Nếu như nồng độ chất dinh dưỡng trong nước thải thiếu). Nước sau khi rời khỏi bể này, hàm lượng COD và BOD giảm 80-95%. Nước thải tiếp tục tự chảy sang bể lắng.
Bể khử Anoxic + lắng Lamella
Đây là bể sinh học ngược dòng – có dòng chảy từ dưới lên. Các vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng dính bám trên giá thể cố định. Từ đó chúng sẽ tiếp nhận và chuyển chất ô nhiễm lơ lửng và hòa tan thành thức ăn. Vi sinh yếm khí phát triển sinh khối trên vật liệu đệm có bề mặt riêng lớn nên có mật độ vi sinh trong thiết bị cao dẫn đến mức phân hủy lớn, 3-4 lần so với dạng vi sinh lơ lửng. Sau đó, nước thải tiếp tục tự chảy qua bể sinh học Biofor hiếu khí.
Quá trình hoạt động ổn định, ít sinh bùn hơn các mô hình yếm khí dạng lơ lửng cổ điển do vi sinh chủ yếu bám dính trên giá thể. Thiết bị sinh học yếm khí này vừa có tác dụng giảm Nito, vừa có tác dụng khử COD, P.
Bể lắng sinh học
Nước thải được dẫn vào ống trung tâm nhằm phân phối đều trên toàn bộ mặt diện tích ngang ở đáy ống trung tâm. Ống trung tâm ở bể lắng được thiết kế sao cho nước khi ra khỏi ống trung tâm có vận tốc nước đi lên trong bể chậm nhất (trong trạng thái tĩnh), khi đó các bông cặn hình thành có tỉ trọng đủ lớn thắng được vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể lắng. Nước thải ra khỏi bể lắng có nồng độ COD giảm 75-85%.
Phần nước trong trên bề mặt lắng tập trung vào máng thu và tự chảy sang bể khử trùng. Phần bùn lắng dưới đáy bể lắng định kỳ được bơm về bể chứa bùn.
Bể ổn định + khử trùng
Ổn định lưu lượng và nồng độ nước. Nước thải sau khi được xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 103-105 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Chlorine dạng lỏng sẽ được cấp vào bể theo một nồng độ và liều lượng tối ưu, với mục đích đảm bảo nước thải xử lý đạt tiêu chẩn nguồn thải.
Bể lọc áp lực
Nước sau xử lý được đưa đến bồn lọc áp lực để xử lý triệt để. Các chất rắn không tan và tan đều được giữ lại khi nước đi qua các lớp vật liệu lọc, nước trở nên sạch hơn sau khi qua hệ thống, tùy theo kích thước cũng như chủng loại vật liệu lọc mà khả năng xử lý đối với từng loại nước khác nhau.
Sau mỗi chu kỳ lọc, cặn dính bám trên bề mặt lớp vật liệu lọc ở những lớp trên cùng và chúng được lấy ra bằng phương pháp rửa ngược, cặn bẩn sẽ được xới tung lên và các hạt vật liệu lọc va chạm, ma sát vào nhau sẽ tự làm sạch bề mặt chúng, nước nhiễm bẩn được tạo tháo ra khỏi bồn bằng đưởng thải riêng biệt.
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT Cột A với kq=0,9, kf=1,1
Đánh giá nước thải sau xử lý.
Công ty đã kết hợp với Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường và An toàn Vệ sinh Lao động tiến hành khảo sát, đo đạc, lấy mẫu nước thải tại công ty Nước thải sau xử lý một phần đưa về hệ thống xử lý nước thải tái sử dụng, phần còn lại đấu nối về hệ thống thu gom nước thải nước thải của Công ty.
STT | CHỈ TIÊU | ĐƠN VỊ | KẾT QUẢ |
QCVN 40:2011/BTNMT Cột A |
1 | pH (30,1oC) | — | 6,53 | 6 – 9 |
2 | TSS | mg/L | 22 | 50 |
3 | COD | mg/L | 59 | 75 |
4 | BOD5 | mg/L | 27 | 30 |
5 | Tổng N | mg/L | 11,5 | 20 |
6 | Tổng P | mg/L | 0,94 | 4 |
7 | NH4+ | mg/L | 3,25 | 5 |
8 | Độ màu | mg/L | 20,1 | 50 |
9 | Tổng dầu, mỡ khoáng | mg/L | 1,0 | 5 |
10 | Coliform | MPN/100ml | 2.400 | 3.000 |
Nhận xét: Chất lượng nước thải đấu nối đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột A) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Bài Viết Liên Quan: