Xử lý nước thải Dầu Thực Vật Tân Bình

bể tự hoại 3 ngăn

Xử lý nước thải Dầu Thực Vật Tân Bình

Toàn bộ nước thải phát sinh tại cơ sở được thu gom về hệ thống xử lý nước thải của công ty công suất 200 m3/ngày đêm để xử lý trước khi thoát ra cống thoát nước thải của Thành phố.

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại 03 ngăn

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh sau khi qua các bể tự hoại sẽ được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty để tiếp tục xử lý. Mô tả cấu tạo và hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn như sau:

Bể tự hoại có hai chức năng chính là lắng cặn và phân hủy cặn lắng. Thời gian lưu nước trong bể từ 1 – 3 ngày thì có khoảng 90% chất rắn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể. Cặn được giữ lại trong đáy bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của hệ vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy một phần, một phần tạo ra các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hoà tan.

Quá trình lên men chủ yếu diễn ra trong giai đoạn đầu là lên men axit, các chất khí tạo ra trong quá trình phân giải CH4, CO2, H2S, …

Cặn trong bể tự hoại được lấy ra định kỳ, mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn. Nước thải được lưu trong bể một thời gian dài để đảm bảo hiệu suất lắng cao rồi mới chuyển qua ngăn lắng tiếp theo rồi thoát ra ngoài bằng đường ống dẫn. Mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng khí từ quá trình phân hủy.

Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được đấu về hệ thống xử lý nước thải của công ty công suất 200 m3/ngày đêm. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:

– Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng, … xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại. Biện pháp này sẽ giúp giảm bớt nồng độ các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng trong nước thải.

– Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu), đây là một giải pháp đơn giản, dễ quản lý nhưng hiệu quả xử lý tương đối cao.

bể tự hoại 3 ngăn

Xử lý sơ bộ nước thải nhà ăn

Đối với nước thải nhà ăn phải được tách mỡ trước khi dẫn về trạm xử lý nước thải cục bộ của nhà máy. Bể tách dầu mỡ nhà ăn có cấu tạo như sau:

cấu tạo bể tách mỡ
cấu tạo bể tách mỡ

Nguyên lý hoạt động của bể tách mỡ: Bể gồm 2 ngăn tách mỡ và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu trên mặt sẽ tràn vào máng thu mỡ.

Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2. Tại đây, váng dầu mỡ còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2 và chảy về bể chứa dầu để thu gom mang đi xử lý. Nước thải sau khi tách dầu sẽ dẫn về trạm xử lý nước thải cục bộ của nhà máy. Bể tách dầu mỡ tại công ty có kích thước D x R x C = 800 x 800 x 700mm, thể tích 0,5 m3

Hệ thống xử lý nước thải của công ty công suất 200 m3/ngày đêm

+ Vị trí: Hệ thống xử lý nước thải của công ty nằm về phía Tây Bắc của nhà xưởng và phía sau lưng của nhà ăn và hội trường.

+ Công suất hệ thống xử lý nước thải: 200 m3/ngày đêm.

+ Công nghệ: xử lý bằng công nghệ hóa sinh.

Công nghệ hóa học được áp dụng dùng dung dịch các loại muối FeCl2 FeSO4 và CaCl2, Ca(OH)2, CaSO4 để tách hầu hết các chất làm ô nhiễm nước thải.

Công nghệ sinh học dùng vi sinh hiếu khí để xử lý triệt để các chất thải còn tan trong nước thải, làm cho nước thải đạt độ sạch theo yêu cầu.

+ Tính chất nguồn nước cần xử lý: Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

+ Quy trình công nghệ xử lý như sau:

Xử lý nước thải dầu thực vật tân bình
Xử lý nước thải dầu thực vật tân bình

Bể thu gom – TK01: Nước thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công ty được dẫn vào bể thu gom TK01 có đặt giỏ tách rác nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…), và được chia thành 03 ngăn nhằm lắng sơ bộ các cặn có kích thước lớn ra khỏi dòng thải, làm giảm 5% lượng SS và 5% lượng COD.

Hàng ngày phải vệ vinh giỏ chắn rác, lấy rác đổ vào đúng nơi quy định. Đồng thời dùng vợt vớt bớt dầu để tránh nghẹt bơm và làm vệ sinh bể sạch sẽ, định kỳ hàng tháng phải dùng bơm chìm để hút bùn lắng ở bể. Từ đây, nước thải sẽ được bơm trục ngang bơm về Bể điều hòa – TK02.

Bể điều hòa – TK02: Nước thải trong bể thu gom sẽ được các bơm bơm về Bể điều hòa – TK02. Tại đây, nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm. Để đảm bảo bể vận hành tốt, hàng ngày phải kiểm tra vệ sinh bể nếu có chất thải bay vào từ khu vực xung quanh thì phải vớt sạch. Định kỳ ba tháng phải dùng bơm chìm hút bùn từ đáy bể vào bể chứa bùn.

Bể keo tụ – TK03: Nước thải từ bể điều hòa được các bơm chìm bơm lên Bể keo tụ – TK03. Tại đây, hóa chất điều chỉnh pH (NaOH) được bơm hóa chất châm vào để điều chỉnh pH đến giá trị tối ưu (pH = 6,5 – 7,5) của quá trình phản ứng keo tụ. Đồng thời, hóa chất keo tụ (PAC) cũng được bơm hóa chất châm vào song song. Motor khuấy cũng bắt đầu khuấy trộn tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước thải.

Bể tạo bông – TK04: Nước thải sau khi qua bể keo tụ sẽ tự chảy vào Bể tạo bông – TK04. Tại đây, hóa chất tạo bông (Polymer) được bơm hóa chất châm vào để tăng kích thước bông cặn giúp quá trình lắng diễn ra tốt hơn. Motor khuấy cũng bắt đầu khuấy trộn tạo điều kiện tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước thải.

Bể lắng hóa lý – TK05: Nước thải sau khi qua bể tạo bông sẽ tự chảy qua Bể lắng hóa lý – TK05. Tại bể lắng hóa lý, nước đưa vào ống trung tâm rồi từ đó phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của trọng lực, cặn sẽ được lắng xuống đáy bể, nước trong di chuyển lên trên.

Bể sinh học hiếu khí – TK06: Nước thải sau khi qua bể lắng hóa lý sẽ tự chảy về Bể sinh học hiếu khí Aerotank – TK06 là bể xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải dựa vào vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải làm nguồn thức ăn để sinh trưởng và phát triển.

Tại bể có hệ thống sục khí với mục đích: cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và CO2; xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với cơ chất cần xử lý.

Quá trình phân hủy chất hữu cơ Chất hữu cơ

+ Vi sinh vật hiếu khí + O2 => H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Quá trình nitrat hóa

Bước 1: Amoni được chuyển thành nitrit, được thực hiện bởi Nitrosomonas

Bước 2: Nitrit được chuyển thành nitrat, được thực hiện bởi Nitrobacter

Nước thải sau khi ra khổi bể Aerotank sẽ chảy qua bể lắng sinh học.

Bể lắng sinh học – TK07: Nước thải sau khi khi ra khỏi bể sinh học sẽ chảy tràn qua Bể lắng sinh học – TK07. Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ bể hiếu khí.

Phần bùn sau khi lắng được bơm bùn bơm bùn tuần hoàn về bể hiếu khí nhằm duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể. Phần bùn dư sẽ được bơm về Bể chứa bùn – TK12, sau đó thu gom đem đi xử lý. Nước thải sau khi qua Bể lắng sinh học sẽ tự chảy sang bể trung gian thông qua hệ thống máng thu nước răng cưa.

Bể trung gian – TK08: Là nơi tiếp nhận nước thải sau lắng trước khi bơm lên bể lọc chậm.

Bể lọc – TK09: Nước thải sau khi qua bể trung gian sẽ được bơm trục ngang bơm lên bể lọc. Nhiệm vụ của bể lọc là lọc triệt để tất cả các chất lơ lửng còn lại trong nước thải, làm cho nước thải đạt yêu cầu xả thải.

Trong bể lọc có nhiều lớp vật liệu lọc như cát, đá,.. để tránh nghẹt bể lọc, thì nước thải trước khi đưa vào bể lọc phải trong nồng độ các chất lơ lửng ở mức độ mắt thường khó phát hiện, hàng ngày sau mỗi ca sản xuất phải vệ sinh bề mặt trên vật liệu lọc, bằng cách dùng chổi tre quét nhẹ bề mặt vật liệu lọc và định kỹ hàng tuần phải rửa ngược các lớp vật liệu lọc. Nước sau rửa lọc sẽ chảy về Bể chứa nước rửa lọc TK11. Nước sau lọc sẽ chảy về bể chứa nước sau xử lý.

Bể khử trùng – TK10: Nước thải sau khi qua bể lọc sẽ tự chảy sang chứa nước sau xử lý; châm hóa chất trực tiếp trên đường ống dẫn nước từ bể lọc sang bể chứa nước sau xử lý, để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, hóa chất được sử dụng là NaOCl. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B, và được xả vào cống thoát nước thải chung của thành phố

Các hạng mục công trình xây dựng trong hệ thống xử lý nước thải

Stt HẠNG MỤC QUY CÁCH ĐVT SL
1 Bể thu gom L x B x H = 5,36 x 2,66 x 4,2 m
Chiều cao mực nước: 3,9m
Thời gian lưu nước: 6,67 giờ
Bể 1
2 Bể điều hòa (a+b) x h x H = (2,655 + 5,36)/2 x 15,48 4,2 m.
Chiều cao mực nước: 3,9m
Thời gian lưu nước: 29,06 giờ
Bể 1
3 Bể keo tụ D × H = 3,06 × 2,4 m
Chiều cao mực nước: 2,1 mThời gian lưu nước: 0,77 giờ
Bể 1
4 Bể tạo bông D × H = 3,06 × 2,4 m
Chiều cao mực nước: 2,1 m
Thời gian lưu nước: 0,77 giờ
Bể 1
5 Bể lắng hóa lý D × H = 3,06 × 2,4 m
Chiều cao mực nước: 2,1 m
Thời gian lưu nước: 0,77 giờ
Bể 1
6 Bể Aeroten L × B × H = 8,18 × 3,06 × 4,2 m
Chiều cao mực nước: 3,9 m
Thời gian lưu nước: 11,7 giờ
Bể 1
7 Bể lắng sinh học L × B × H = 3,825 × 3,06 × 4,2 m
Chiều cao mực nước: 3,4 m
Thời gian lưu nước: 4,78 giờ
Bể 1
8 Bể trung gian Bể 1: L × B × H = 4,205 × 3,06 × 4,2 m
Chiều cao mực nước: 3,9 m
Thời gian lưu nước: 6,09 giờ
Bể 2: L × B × H = 2,43 × 2,06 × 4,2 m
Chiều cao mực nước: 3,9 m
Thời gian lưu nước: 2,34 giờ
Bể 2
9 Bể lọc L × B × H = 11,56 × 4,06 × 3,55 m
Chiều cao mực nước: 3,25 m
Thời gian lưu nước: 20 giờ
Bể 1
10 Bể chứa nước
sau xử lý
L × B × H = 1,2 × 1,2 × 2,2 m
Chiều cao mực nước: 1,9 m
Thời gian lưu nước: 0,33 giờ
Bể 1
11 Bể chứa nước
sau lọc
L × B × H = 4,1 × 2,6 × 4,2 m
Chiều cao mực nước: 3,9 m
Thời gian lưu nước: 4,99 giờ
Bể 1
12 Bể chứa bùn L × B × H = 4,93 × 2,06 × 4,2 m Bể 1

 

 

Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời