Nhiên liệu hóa thạch là gì ? Có mấy loại hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch là gì ? Có mấy loại hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch là gì ? Có mấy loại hóa thạch

Nhiên liệu hóa thạch là gì ? Là loại nhiên liệu chứa hàm lượng cao hydrocarbon và carbon được hình thành trong tự nhiên cách đây hàng triệu năm. được hình thành trong quá trình phân hủy kỵ khí của xác sinh vật được chôn vùi dưới lớp vỏ Trái Đất.

Một số loại nhiên liệu hóa thạch phổ biến

Hiện nay, trên thế giới có 4 loại nhiên liệu hóa thạch phổ biến, cụ thể như sau:

  • Dầu thô: hay còn gọi là dầu mỏ, đây là một loại chất lỏng sánh màu đen được khai thác từ các mỏ dầu nằm sâu dưới đáy biển và trên thềm lục địa. Dầu thô là nguyên liệu chính để sản xuất nên các loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến hiện nay như: xăng, dầu hỏa, dầu diesel…
  • Khí đốt tự nhiên: hay còn gọi là khí thiên nhiên, đây là một loại khí không màu không mùi được khai thác từ các mỏ khí tự nhiên trong lòng đất hoặc trong các mỏ dầu dưới dạng khí đồng hành. Khí tự nhiên chứa hàm lượng chính bao gồm metan và các loại hydrocarbon khác. Khí thiên nhiên thường được sử dụng làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp và giao thông vận tải.
  • Than đá: là khoáng sản có màu nâu hoặc đen được khai thác trong các mỏ than nằm sâu trong lòng đất. Do chứa thành phần chính là carbon, nên than đá dễ cháy và có thể tạo ra nhiệt lượng lớn. Hiện nay, than đá đang là nhiên liệu chính được sử dụng trong các nhà máy nhiệt điện và các cơ sở, xưởng sản xuất sắt thép, xi măng và nhiều ngành công nghiệp khác.
  • Đá phiến dầu: là một loại đá phiến giàu hydrocarbon tồn tại ở hai dạng rắn và lỏng là chủ yếu. Do chứa hàm lượng cao hydrocarbon nên đá phiến thường được sử dụng để tinh chế thành dầu thô tổng hợp và có thể được sử dụng như dầu mỏ và khí tự nhiên.

Nguồn gốc nhiên liệu hóa thạch

Các nguồn nhiên liệu hóa thạch hiện nay đều chứa cacbon, đều được hình thành từ quá trình phân hủy trong điều kiện thiếu khí oxy của các loài tảo, sinh vật, thực vật sâu trong lớp vỏ Trái Đất có niên đại từ trước cả Kỷ Devon, 419,2 triệu – 358,9 triệu năm trước.

Nguyên liệu hóa thạch trong lòng đất
Nguyên liệu hóa thạch trong lòng đất

Với dầu mỏ chúng có nguồn gốc từ mảnh vụn của các loài sinh vật sống dưới nước như ở biển, đầm phá. Chúng lắng đọng xuống đáy biển với số lượng lớn. Dưới áp lực của vỏ Trái Đất và nhiệt độ cao chúng biến đổi thành các hidrocacbon. Các loài thực vật bị vùi sâu trong đất liền có xu hướng tạo thành than. Một vài mỏ than được xác định là có niên đại vào kỷ Phấn trắng.

Vai trò của nhiên liệu hóa thạch trong cuộc sống

Nhiên liệu hóa thạch có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ đời sống con người và trong các ngành công nghiệp.  Dầu mỏ, khí đốt, than đá được dùng làm chất đốt, là nguồn cung cấp năng lượng chính, đem lại giá trị kinh tế rất cao. Trong đó than đá được sử dụng làm nguyên liệu từ rất lâu trong lịch sử.

  • Than đá là nguyên liệu chính giúp vận hành nhà máy nhiệt điện. Than đá cũng được dùng chế tạo than làm chất đốt trong các hộ gia đình. Trong lịch sử, than đá là nguồn nhiên liệu để chạy các động cơ bằng hơi nước như đầu máy tàu hỏa… Trong nền công nghiệp luyện kim, than đá được sử dụng để nấu chảy quặng để đúc thành các vật liệu mới.
  • Dầu mỏ được khai thác bắt đầu từ thế kỷ 19 để làm chất đốt thay thế cho dầu có nguồn gốc từ động vật. Dầu mỏ sau khi khai thác trải qua quá trình chưng cất phân đoạn để tạo ra các sản phẩm khác nhau. Ví dụ như xăng, dầu diesel, dầu nhiên liệu làm nhiên liệu cho các phương tiện giao thông, động cơ đốt trong. Nhựa đường chiết xuất từ dầu thô được sử dụng làm vật liệu để rải đường trong xây dựng…
  • Khí thiên nhiên cũng được khai thác từ các mỏ dầu, là một nguồn nguyên liệu và nhiên liệu quan trọng trong tổng hợp hóa chất. Nó được dùng làm nhiên liệu đốt của bếp gas, đốt các lò gạch, gốm; trong các tuabin điện để phát điện,… Đồng thời khí thiên nhiên được sử dụng để tạo các nguyên liệu cơ sở cho việc sản xuất chất dẻo, phân bón…. cũng như nhiều loại hóa chất khác.
  • Phiến sét dầu và các vật liệu tương tự là các loại đá trầm tích chứa kerogen khi bị nhiệt phân sẽ sinh ra dầu thô tổng hợp.

Ảnh hưởng của nhiên liệu hóa thạch tới môi trường

  • Gây ô nhiễm không khí: Trong quá trình cháy, nhiên liệu hóa thạch tạo ra các chất khí độc hại như sulfur dioxide, carbon monoxide, nitrogen oxide và bụi mịn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Khi tiếp xúc trong thời gian dài, con người và các loài sinh vật có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm về đường hô hấp.
  • Gây ô nhiễm đất và nước: Nhiên liệu hóa thạch thường chứa nhiều loại tạp chất mà chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn. Do vậy, khi đốt nhiên liệu hóa thạch có thể tạo ra axit sunfuric, nitric và cacbonic gây nên mưa axit hủy hoại môi trường đất. Ngoài ra, quá trình khai thác mỏ cũng gây biến đổi và hủy hoại môi trường tự nhiên trong khu vực. Các sự cố tràn dầu nghiêm trọng cũng có thể gây ô nhiễm nước và hủy hoại sự sống của hàng triệu sinh vật ở một vùng rộng lớn.
  • Gây hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu: Lượng khí thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch thải ra hằng năm là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán… ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Băng ở hai cực tan nhanh khiến mực nước biển dâng cao gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận