Hệ thống xử lý khí thải lò hơi

xử lý khí thải

Xử lý khí thải lò hơi là gì. ?

Với các lò hơi vận hành bằng việc đốt than đá hoặc dầu diesel. Thì lượng khói thải ra sẽ chứa rất nhiều SO2, NOx,CO, bụi, do đó. Để đảm bảo khí thải đầu ra đạt quy chuẩn môi trường, thì việc xây dựng hệ thống xử lý khí thải là cần thiết và bắt buộc.

Quy chuẩn áp dụng cho khí thải lò hơi đốt dầu và than đá. QCVN 19: 2009/BTNMT

Các tác động tới môi trường không khí

Các động tới môi trường không khí của các tác nhân như SO2, NOx,CO, bụi

Tác động của các chất ô nhiễm NOx, SO2

– Các loại khí này thường khi thâm nhập tầng bình lưu là các tác nhân gây nên khói quang hóa, phá hủy tầng ozon, góp phần tạo nên hiệu ứng nhà kính, ảnh hưởng chung đến thời tiết toàn cầu. Ở tầng đối lưu các loại khí này có khả năng kết hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit hoặc hòa tan vào nước mưa làm giảm độ pH của nước xuống đến 5,5.

Khi rơi xuống mặt đất sẽ làm gia tăng khả năng hòa tan các kim loại nặng trong đất, làm chai đất, phá hủy rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng.

Sự có mặt của các chất khí này trong không khí nóng ẩm sẽ tạo thành các hợp chất acid, là tác nhân gây ăn mòn kim loại, bê-tông và các công trình kiến trúc. Chúng làm hư hỏng, làm thay đổi tính năng vật lý, làm thay đổi màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch; phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tượng đài.

Các chất khí tồn tại trong môi trường nóng ẩm sẽ làm gỉ sét rất nhanh các vật dụng bằng kim loại như sắt, thép và các kim loại khác; làm hư hỏng và giảm tuổi thọ các sản phẩm vải, nylon, tơ nhân tạo, đồ bằng da và giấy

Sự có mặt của các chất khí này trong không khí nóng ẩm sẽ tạo thành các hợp chất acid, là tác nhân gây ăn mòn kim loại, bê-tông và các công trình kiến trúc. Chúng làm hư hỏng, làm thay đổi tính năng vật lý, làm thay đổi màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch; phá hoại các tác phẩm điêu khắc, tượng đài.

Các chất khí tồn tại trong môi trường nóng ẩm sẽ làm gỉ sét rất nhanh các vật dụng bằng kim loại như sắt, thép và các kim loại khác; làm hư hỏng và giảm tuổi thọ các sản phẩm vải, nylon, tơ nhân tạo, đồ bằng da và giấy

Tác động của bụi

Đối với con người:

Bụi có thể đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa và da, tích lũy và gây nên các bệnh cho con người. Các tác động của bụi đối với cơ thể con người như sau:

– Tổn thương hệ hô hấp: các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể gây tổn thương đường hô hấp. Bụi có thể gây kích ứng nhẹ như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm teo mũi. Những hạt bụi có kích thước lớn có thể bị giữ lại ở hốc mũi nhờ lông mũi và màng dịch, riêng những hạt bụi có kích thước nhỏ (vài µm) dễ dàng vào phế quản, phế nang và đọng lại tại đây gây nên các bệnh bụi phổi, bệnh ung thư phổi.

– Tổn thương mắt: bụi vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm mi mắt, giảm thị lực, mộng thịt ở mắt. Ở các công đoạn sản xuất, bụi phát sinh với kích thước nhỏ nên dễ dàng phát tán vào môi trường không khí, bay vào mắt gây nên các tổn thương giác mạc, gây trầy xước giác mạc

– Tổn thương da: Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở loét ở da.

– Tai nạn lao động: làm việc trong môi trường không khí có nhiều bụi sẽ làm giảm tầm nhìn, giảm khả năng quan sát, dẫn đến các tai nạn lao động như trượt té, va phải các máy móc, dụng cụ tại nhà máy gây tổn thương cho cơ thể.

Các hạt bụi siêu mịn khi xâm nhập máu thông qua hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn máu, lên não và gây viêm tế bào não, nguy hiểm có thể gây tai biến mạch máu não, gây tử vong đối với con người

Đối với môi trường và sinh vật sống khác:

Bụi thường có kích thước nhỏ, phát tán theo gió, sa lắng trên mặt đất, trên thảm thực vật rồi theo nước mưa chảy vào các nguồn nước mặt và gây ô nhiễm nguồn nước mặt, từ đó ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi. Bụi còn tác động xấu đến hệ thực vật do bụi bám trên bề mặt lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm cho cây bị thiếu chất dinh dưỡng, còi cọc, chậm lớn, lá úa, giảm năng suất và chất lượng giống cây trồng

Tác hại khí CO

Khí CO là loại khí không màu, không mùi và không vị, tạo ra do sự cháy không hoàn toàn của nhiên liệu chứa carbon. Con người đề kháng với CO rất khó khăn. Những người mang thai và đau tim tiếp xúc với khí CO sẽ rất nguy hiểm vì ái lực của CO với hemoglobin cao hơn gấp 200 lần so với oxy, cản trở oxy từ máu đến mô nên phải nhiều máu được bơm đến để mang cùng một lượng oxy cần thiết.

Ở nồng độ khoảng 5ppm, CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Ở những nồng độ từ 10ppm đến 250ppm có thể gây tổn hại đến hệ thống tim mạch, thậm chí gây tử vong. Người tiếp xúc với CO trong thời gian dài sẽ bị xanh xao, gầy yếu.

Tác hại của khí CO đối với con người và động vật xảy ra khi nó hoà hợp thuận nghịch với hemoglobin (Hb) trong máu. Hemoglobin có ái lực hoá học đối với CO mạnh hơn đối với O2, khi CO và O2 có mặt bão hoà số lượng cùng với hemoglobin thì nồng độ HbO2(oxi hemoglobin) và HbCO (caroxihemoglobin) có quan hệ theo đẳng thức Haridene như sau :

[HbCO]/[HbO2] = M * P(CO)/P(O2)

Ở đây P(CO) và P(O2) là áp lực thành phần (hay nồng độ) khí CO và O2, còn M là hằng số và phụ thuộc vào hình thái động vật . Đối với con người, M có giá trị từ 200 – 300 thì hỗn hợp hemoglobin và CO làm giảm hàm lượng oxi lưu chuyển trong máu và như vậy tế bào con người thiếu oxi. Các triệu chứng xuất hiện bệnh tương ứng với các mức HbCO gần đúng như sau :

+ 0,0 – 0,1 : không có triệu chứng gì rõ rệt, nhưng có thể xuất hiện một số dấu hiệu của stress sinh lý .

+ 0,1 – 0,2 : hô hấp nặng nhọc, khó khăn

+ 0.1 – 0.3 : đau đầu + 0,3 – 0,4 : làm yếu cơ bắp, buồn nôn và loá mắt

+ 0,4 – 0,5 : sức khoẻ suy sụp, nói líu lưỡi

+ 0,5 – 0,6 : bị co giật, rối loạn

+ 0,6 – 0,7 : hôn mê tiền định

+ 0,8 : tử vong

Thực vật ít nhạy cảm với CO hơn người, nhưng ở nồng độ cao (100 – 10.000ppm) nó làm cho lá rụng, bị xoắn quăn, diện tích lá bị thu hẹp, cây non bị chết yểu, CO có gây kiềm chế sự hô hấp của tế bào thực vật.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, chủ Cơ sở sẽ có các biện pháp khống chế giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đồng thời sẽ bố trí thêm nhiều chậu cây cảnh để giảm thiểu bụi, điều hòa môi trường không khí xung quanh, giảm phát tán tiếng ồn nên tác động đến môi trường không khí của Cơ sở đến khu vực lân cận là không đáng kể.

Phương án xử lý khí thải lò hơi?

Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý khí thải lò hơi, nhưng phương pháp hấp thụ vẫn là hiệu quả và ưu việt nhất. Khả năng xử lý đạt hiệu quả trên 95%

Các chất hóa học thường được sử dụng trong phương pháp hấp thụ là các dung dịch ba zơ: KOH, NaOH,…

Sản phẩm quả quá trình hấp phụ sẽ là các muối axit.

Hấp thụ khí thải bằng phương pháp hóa học. là phương pháp sử dụng các vật liệu lỏng và rắn để hấp thụ khí độc hại từ quá trình sản xuất của nhà máy. Đây là quá trình chuyển khí độc cần xử lý sang pha lỏng. Nhờ quá trình hòa tan, chúng được tiếp xúc với nhau. Xảy ra phản ứng hóa học trong quá trình hấp thụ.

Hấp thụ trong hóa học là hiện tượng vật lý hay hóa học mà ở đó các phân tử, nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc rắn. Khác với quá trình hấp phụ các phân tử chỉ bám trên bề mặt phân cách pha.

Công nghệ xử lý khí thải lò hơi

Dựa vào tính chất và thành phần của khí thải lò hơi, Môi Trường Green Star đưa ra sơ đồ công nghệ xử lý tổng quan như sau.

xử lý khí thải lò hơi
xử lý khí thải lò hơi

Để có được một hệ thống xử lý khí thải tối ưu về chi phí vận hành, cũng như năng lượng. Hiệu quả cao, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Xin cảm ơn

lien he sdt

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời