QCVN 19-2024-BTNMT Quy chuẩn về khí thải công nghiệp

QCVN 19-2024-BTNMT Quy chuẩn về khí thải công nghiệp

QCVN 19-2024-BTNMT Quy chuẩn về khí thải công nghiệp

Lời nói đầu

QCVN 19:2024/BTNMT do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 45/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2024.

QCVN 19:2024/BTNMT thay thế các Quy chuẩn:

QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

QCVN 21:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học;

QCVN 22:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện;

QCVN 23:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng;

QCVN 34:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ;

QCVN 51:2017/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép.

Giá trị giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm quy định tại Bảng 1, Bảng 2 QCVN 19:2024/BTNMT thay thế giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải quy định tại:

Bảng 1 và Bảng 4 QCVN 41:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng;

Bảng 2 QCVN 02:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế;

Bảng 2 QCVN 30:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp;

Bảng 4 QCVN 56:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải;

Bảng 2 QCVN 61-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHÍ THẢI CÔNG NGHIỆP

National Technical Regulation on Industrial Emission

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí.

1.1.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả khí thải công nghiệp ra môi trường không khí.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Khí thải công nghiệp là hỗn hợp các thành phần vật chất thể hạt và thể khí phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

1.3.2. Thể khí là vật chất ở thể khí, hơi phát sinh trong quá trình đốt cháy, tổng hợp và phân hủy vật chất hoặc do đặc tính vật lý của vật chất.

1.3.3. Thể hạt là vật chất mịn ở thể rắn hoặc lỏng phát sinh trong quá trình nghiền, phân loại, tập kết, phối trộn, xử lý cơ học, đốt cháy, tổng hợp hoặc quá trình phân hủy vật chất.

1.3.4. Bụi (PM) là vật chất thể hạt lơ lửng hoặc tự rơi lắng xuống trong không khí.

1.3.5. Thiết bị xả khí thải công nghiệp là nguồn xả khí thải công nghiệp, bao gồm: công trình, máy móc, thiết bị hoặc vật thể tương đương có hoạt động xả khí thải công nghiệp thông qua ống khói, ống thải ra môi trường không khí.

1.3.6. Cơ sở xả khí thải công nghiệp là dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có một hoặc nhiều thiết bị xả khí thải công nghiệp.

1.3.7. Nhiên liệu là các dạng vật chất (rắn, lỏng, khí) được sử dụng trực tiếp hoặc qua chế biến để làm chất đốt.

1.3.8. Nhiên liệu sinh khối dạng rắn là nhiên liệu có nguồn gốc từ nông nghiệp, lâm nghiệp, bao gồm: phụ phẩm trồng trọt, các phụ phẩm phát sinh từ quá trình chế biến gỗ tự nhiên, sản xuất sản phẩm từ gỗ tự nhiên, tre, nứa và sản phẩm gỗ tự nhiên đã qua sử dụng mà không có thành phần chất thải nguy hại vượt ngưỡng theo quy định về quản lý chất thải (ví dụ như: rơm rạ, trấu, gỗ vụn, mùn cưa, dăm bào, bột gỗ, viên nén gỗ, xơ dừa, bã điều, bã mía, rễ cây, vỏ các loại hoa màu và các phụ phẩm tương tự).

1.3.9. Khí sinh học (biogas) là hỗn hợp khí có nguồn gốc từ quá trình phân hủy chất thải hữu cơ dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí.

1.3.10. Mét khối khí thải chuẩn (Nm3) là mét khối khí thải ở nhiệt độ 25 oC và áp suất tuyệt đối 760 mm Thủy ngân.

1.3.11. Hàm lượng ôxy tham chiếu (%) quy định trong khí thải công nghiệp là lượng ôxy dư tiêu chuẩn được xác định khi thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu ở các dạng khác nhau ở điều kiện tiêu chuẩn.

1.3.12. Công suất thiết bị xả khí thải công nghiệp là tổng công suất các thiết bị xả khí thải công nghiệp cùng loại và cùng nhiên liệu sử dụng của cơ sở xả khí thải công nghiệp.

1.3.13. Cột A, Cột B, Cột C trong Bảng 1 và Bảng 2 Quy chuẩn này được quy định như sau:

1.3.13.1. Cột A quy định giá trị giới hạn cho phép của thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp của cơ sở xả khí thải công nghiệp có địa điểm hoạt động nằm trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt.

1.3.13.2. Cột B quy định giá trị giới hạn cho phép của thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp của cơ sở xả khí thải công nghiệp có địa điểm hoạt động nằm trong vùng hạn chế phát thải.

1.3.13.3. Cột C quy định giá trị giới hạn cho phép của thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp của cơ sở xả khí thải công nghiệp có địa điểm hoạt động không thuộc các trường hợp quy định tại Mục 1.3.13.1 và Mục 1.3.13.2 Quy chuẩn này.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm ở “thể khí” trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí

Căn cứ phân vùng môi trường quy định tại Mục 1.3.13 Quy chuẩn này, giá trị giới hạn cho phép của thông số ô nhiễm ở “thể khí” trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí được quy định tại Bảng 1:

Tải toàn bộ Quy chuẩn 19 về khí thải công nghiệp tại đây

QCVN 19-2004-BTNMT – Quy chuẩn về khí thải công nghiệp

Các phương pháp xử lý khí thải lò hơi
Các phương pháp xử lý khí thải lò hơi
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận