Xử lý mùi của hệ thống nước thải

Xử lý mùi của hệ thống nước thải

Xử lý mùi của hệ thống nước thải

Trong quá trình xử lý nước thải, các chất hữu cơ được vi sinh vật phân hủy thành các chất vô cơ gây mùi như H2S, NH3, CH4. Do đó, nếu không xử lý các loại khí thải phát sinh này sẽ gây mùi ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động dịch vụ ở đây.

Để đảm bảo vệ sinh trong khu vực lắp đặt hệ thống xử lý nước thải, Chủ dự án đã lắp đặt hệ thống xử lý mùi và khí thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

xử lý mùi của hệ thống nước thải

Quy trình công nghệ hệ thống xử lý mùi của hệ thống nước thải

Thuyết minh:

Khí thải phát sinh từ ngăn kỵ khí và ngăn thiếu khí trong quá trình xử lý nước thải sẽ được quạt hút hút toàn bộ đẩy vào tháp khử mùi. Dung dịch hấp thụ ở đây là hỗn hợp pha loãng giữa NaOH và nước, mục đích chính là hấp thụ các chất ô nhiễm trong khí.

H2S + 2NaOH Na2S + H2O

NH3 + NaOH + 3H2O  NaNO3 + 4H2

CH4 + NaOH  CO2 + Na +H2O

Khí thải sau khi được hấp thụ sẽ theo đường ống dẫn khí thoát ra môi trường luôn đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 19:2009/BTMNT, cột B. Các thiết bị sử dụng cho HTXL mùi được trình bày ở bảng sau:

TT

Tên thiết bị Thông số kỹ thuật

Số lượng

1

Quạt hút Công suất: 600-800m3/h
Điện áp: 3P – 6A – 4,5kVA

1

2

Tháp khử mùi DxH = 0.5 x 2.0 (m),SUS304
Thể tích: 300 lít

1

3

Bơm tuần hoàn Lưu lượng: 1m3/h, 5mH2O

2

4

Ống thoát khí Inox không rỉ
Chiều chao ống thoát khí: 1m, đường kính Ø 110mm

1

Để xác định khả năng xử lý của HTXL mùi này, Công ty đã kết hợp với Trung tâm quan trắc – kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Bình Dương lấy mẫu khí thải tại ống thoát khí. Các chỉ tiêu được phân tích là Amoniac và các hợp chất Amoni, H2S, Mertyl Mercaptan vào ngày 21 tháng 10.

Các thông số của QCVN 19

TT Thông số Nồng độ C (mg/Nm3)
A B
1 Bụi tổng 400 200
2 Bụi chứa silic 50 50
3 Amoniac và các hợp chất amoni 76 50
4 Antimon và hợp chất, tính theo Sb 20 10
5 Asen và các hợp chất, tính theo As 20 10
6 Cadmi và hợp chất, tính theo Cd 20 5
7 Chì và hợp chất, tính theo Pb 10 5
8 Cacbon oxit, CO 1000 1000
9 Clo 32 10
10 Đồng và hợp chất, tính theo Cu 20 10
11 Kẽm và hợp chất, tính theo Zn 30 30
12 Axit clohydric, HCl 200 50
13 Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF 50 20
14 Hydro sunphua, H2S 7,5 7,5
15 Lưu huỳnh đioxit, SO2 1500 500
16 Nitơ oxit, NO(tính theo NO2) 1000 850
17 Nitơ oxit, NOx (cơ sở sản xuất hóa chất), tính theo NO2 2000 1000
18 Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 100 50
19 Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 1000 500

Kết quả phân tích được trình bày bởi bảng sau

STT Chỉ tiêu Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT,cột B QCVN 20:2009/BTNMT
1 Amoniac và các hợp
chất Amoni
(mg/Nm3)
< 0,2 40
2 H2S (mg/Nm3) < 1 6
3 Metyl Mercaptan
((mg/Nm3)
<0,05 12

QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đới với bụi và các số chất vô cơ. QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

Nhận xét: Các chỉ tiêu phân tích là nguyên nhân gây mùi chính trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt đều nhỏ hơn so với quy chuẩn cho phép. Do đó, hệ thống xử lý mùi có hiệu quả xử lý tốt. Chính vì vậy, Công ty sẽ tiếp tục vận hành hệ thống xử lý mùi này để đảm bảo khí thải từ quá trình xử lý nước thải phát sinh nằm trong quy chuẩn cho phép

Môi Trường Green Star

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời