Mục lục bài viết
Xử lý nước thải cao su 750m3
Quy trình sản xuất mủ cao su và các công đoạn phát sinh nước thải cao su.
Thuyết minh quy trình sản xuất mủ cao su
Nguyên liệu sản xuất mủ SVR 3L tại Công Ty Cao Su chủ yếu là mủ nước. Mủ nước được lọc bằng rây lọc nhằm loại bỏ tạp chất như lá cây, cát,…ray lọc có lỗ lọc kích thước 1mm, kích thước ray 0,7m x 0,7m x 1,4m.
Mủ nước được kiểm tra và được bổ sung nước sạch để pha loãng và khuấy đều. Sau đó mủ nước được kiểm tra pH, DRC tại bể chứa nhằm xác định lượng axit đánh đông. Nếu pH dưới 8.0 mủ nước được chống đông bằng dung dịch amoniac, nếu pH trên 8.0 mủ nước được khuấy đều bằng máy khuấy trộn cho đến khi pH đạt 8.0.
Khi pH đạt 8.0 bắt đầu xả mủ nước xuống mương đánh đông. Mương đánh đông có chiều cao 28cm, nồng độ axit acetic bổ sung vào mủ là 1-1,3% (khoảng 4-5 kg axit/tấn mủ) pH đạt 5,2 đến 5,4 công nhân sẽ dùng dầm quậy trộn đều axit trên toàn mương đánh đông.
Quá trình để ổn định khối mủ đông, thời gian lưu giữ khối mủ trong mương khoảng 8-12 giờ. Ở đây dung dịch Metabisufite được dùng để phun phủ trên bề mặt mủ cao su đang ở trong mương chờ đông, nhằm tránh bị oxi hóa bề mặt.
Sau khi đông, tấm mủ cao su được đưa qua thiết bị cán kéo tách nước và bọt khí, nước thải được đưa theo mương dẫn về hố thu gom. Các tấm mủ sau đó qua các máy cán ép 1, 2, 3 và máy băm tạo hạt.
Tại thiết bị băm tạo hạt, tấm cao su được xẻ thành từng miếng nhỏ và hút qua dàn tách nước bằng bơm áp lực, mủ cao su khi tách nước cho chuyển vào thùng sấy và đưa vào lò sấy công suất tối đa 2 tấn/h (sử dụng nhiên liệu là khí gas LPG).
Lò sấy áp dụng phương thức sấy mủ gián tiếp thông qua lượng hơi thoát ra khi đốt khí LPG. Phương thức sấy gián tiếp này giảm tối đa về độ bản và tạp chất cũng như mùi hôi thải ra môi trường.
Cao su sấy ở nhiệt độ từ 105-1100C trong khoảng 150-180 phút. Cao su để nguội kiểm tra đảm bảo không lẫn tạp chất trước khi ép. Sau đó được cân, đóng gói và chuyển vào kho lưu chứa thành phẩm.
Sản phẩm của Cơ sở
Sản phẩm chính của Cơ sở là mủ SVR 3L. Đây là loại cao su rất phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong các công ty sản xuất. Các đặc tính quan trọng của cao su SVR 3L đảm bảo hàm lượng chất tạp Po màu (Lovibond), hàm lượng chất bẩn trong tiêu chuẩn quy định. Hiện nay, đây là loại cao su có tính ứng dụng rộng rãi nhất
Nước thải phát sinh
Nguồn nước thải cao su phát sinh chủ yếu ở công đoạn Đánh đông, Cán kéo, cán mủ, băm tinh. Về đặc tính của nước thải mủ cao su, các bạn có thể tham khảo chi tiết tại đây Xử lý nước thải cao su
Nước thải sản xuất mủ cao su SVR3L trong 1 xưởng.
– Lượng nước thải có trong 12 tấn mủ: Q1 = 12×0,7 m3 = 8,4 m3 (Lượng nước có trong mủ: 0,7 m3/tấn)
– Lượng nước xả thải khi đánh đông: Q2 = 5*12/25 = 2,4 m3 (Lượng nước đánh đông: 5 m3/25 tấn mủ).
– Lượng nước pha axit: Q3 = 40 m3.
– Lượng nước xả mương kéo mủ và mương cán kéo: Q4 = 50 m3.
– Lượng nước dùng cho máy cán và hồ băm: Q5 = 75,2 m3.
– Lượng nước vệ sinh mương, máy móc, nhà xưởng, xe: Q6 = 10 m3
Yêu cầu nước thải sau xử lý
Toàn bộ nước thải cao su phát sinh phải được xử lý đạt QCVN 01-MT:2015/BTNMT, cột A (Kq=0,9 và Kf=1,1)
Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Cao Su
Đề xuất công nghệ xử lý nước thải cao su
Thuyết minh quy trình công nghệ trạm xử lý nước thải cao su
Nước thải nhà máy tập trung về mương dẫn từ khu sản xuất của Cơ sở đưa về bể gạn mủ.
Lượng mủ sẽ được công nhân thu gom theo định kỳ và tận dụng để tái sản xuất. Nước thải từ bể gạn mủ tự chảy qua bể điều hòa. Tại bể điều hòa, nước thải được lưu để điều hòa nồng độ ô nhiễm và điều hòa lưu lượng trước khi vào các công đoạn xử lý chính. Nước thải được bơm điều hòa bơm đến bể tuyển nổi. NaOH, PAC, Polymer sẽ được châm vào ngăn phản ứng keo tụ và tạo bông của bể DAF.
Nước thải từ bể tuyển nổi tự chảy qua bể đệm pH để nâng pH đến 11 trước khi bơm qua tháp khử Amoni. Nước thải sau khi qua tháp khử Amoni sẽ tự chảy vào bể trung hòa để giảm pH về mức trung tính trước khi chảy qua mương oxy hóa. Nước thải từ bể trung hòa pH sẽ tự chảy qua Mương oxy hóa kết hợp ngăn Anoxic. Xử lý sinh học thiếu khí kết hợp với mương oxy hóa sẽ đem lại hiệu quả xử lý các chất hữu cơ cao.
Nước thải từ mương oxy hóa tự chảy sang bể lắng 1, bùn từ bể lắng 1 bơm tuần hoàn về vùng Anoxic của mương. Nước trong sau khi lắng tự chảy qua bể keo tụ tạo bông để thực hiện quá trình xử lý hóa lý, ở đây sẽ được châm PAC, Polymer trực tiếp vào bể. Hỗn hợp nước và bông cặn từ bể keo tụ tạo bông sẽ tự chảy qua bể lắng 2.
Nước trong sau khi lắng chảy qua bể khử trùng. Chlorine sẽ được châm vào bể khử trùng để diệt các vi khuẩn có hại trước khi thải ra hệ thống thoát nước sau xử lý. Nước sau khi xử lý đạt QCVN 01-MT:2015/BTNMT cột A (Kq=0,9, Kf = 1,1). Phần bùn sinh học dư từ bể lắng sẽ được bơm về bể chứa bùn sinh học. Bùn sẽ được lắng cô đặc và bơm đến máy ép bùn để tách nước. Bùn sau ép sẽ được ủ để bón cây cao su.
Phần bùn hóa lý từ bể tuyển nổi DAF và bể lắng 2 sẽ được tập trung về bể chứa bùn hóa lý. Bùn hóa lý sẽ tự lắng và cô đặc tại bể chứa bùn hóa lý. Lượng bùn hóa lý sẽ được máy ép bùn ép cho khô 85%. Sau đó sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định, cụ thể các bạn có thể tham khảo quy định về chất thải nguy hại
Trong hệ thống xử lý nước thải cao su, các công đoạn như bể gạn mủ, bể tuyển nổi là rất quan trọng. 2 bể này có hoạt động tốt thì hệ thống bể vi sinh phía sau mới có hiệu suất cao trong xử lý. ngược lại sẽ làm ảnh hưởng chung toàn bộ hệ thống xử lý.
Các bạn có thể tham khảo quá trình hoạt động của bể tuyển nổi siêu nông hay bể DAF ở video dưới.
Thông số kỹ thuật của các mục xây dựng hệ thống xử lý nước thải cao su
Thông số kỹ thuật cho trạm xử lý nước thải cao su công suất 750m3/ngày đêm
Stt | Hạng mục | Số lượng | Thời gian lưu |
Chiều cao mực nước (m) |
Chiều cao bảo vệ (m) |
Kích thước xây bể DxRxC (m) |
Thể tích nước (m3) |
1 | Bể gạn mủ | 1 | 3,5 ngày | 2,7 | 0,3 | 42,0 x25,0 x 3,0 | 2.656 |
2 | Bể điều hoà | 1 | 3 ngày | 2,5 | 0,5 | 57,0 x 19,0 x 3,0 | 2.250 |
3 | Bể DAF | 1 | 2,7 giờ | 2,9 | 0,2 | 15,3 x 2,4 x 3,1 | 86,42 |
4 | Bể đệm | 1 | 19 phút | 2,1 | 0,368 | D2,5 x H2,468 | 10,3 |
5 | Tháp khử Amoni |
1 | – | – | 0,4 | D2,63 x H5,31 | – |
6 | Bể trung hòa | 1 | 17 phút | 1,85 | 0,368 | D2,5 x H2,22 | 9 |
7 | Mương Oxy Hóa |
1 | 4,5 ngày | 3,5 | 0,5 | 55,0 x 19 ,0 x 4,0 | 3.402 |
8 | Bể Selector | 1 | 4,8 giờ | 3,5 | 0,5 | 7,0 x 7,0 x 4,0 | 152 |
9 | Bể lắng 1 | 1 | 14,4 giờ | 4,15 | 0,35 | 11,0 x 11,0 x 4,5 | 450 |
10 | Bể keo tụ tạo bông |
1 | 13 phút | 2,2 | 0,3 | 4,2 x 1,0 x 2,5 | 6,67 |
11 | Bể lắng 2 | 1 | 10,7 giờ | 3,1 | 0,4 | 12,7 x 9,2 x 3,5 | 335 |
12 | Bể chứa nước sạch |
1 | 10,3 giờ | 3,5 | 0,5 | 12,0 x 8,4 x 4,0 | 324 |
13 | Bể chứa bùn | 1 | – | 2,7 | 0,3 | 12,7 x 7,6 x 3,0 | 239 |
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải cao su. Vui lòng liên hệ với Môi Trường Green Star để được tư vấn miễn phí.
Tham khảo các chủ đề liên quan
Trạm xử lý nước thải sinh hoạt 35000 m3
Xử lý nước thải nhiễm dầu nhớt
Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý
Công nghệ xử lý nước thải y tế
Module xử lý nước thải Jokaso 40m3/ngày
Bài Viết Liên Quan: