Mục lục bài viết
Trạm xử lý nước thải khách sạn Mường Thanh
Thu gom, thoát nước thải
Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quyết định 565/QĐ- TNMT-CCBVMT ngày 29/05/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường – UBND Tp.HCM, nước thải phát sinh từ khách sạn được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung công suất 130m3/ngày.đêm.
Tuy nhiên theo thực tế, chủ đầu tư đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 90 m3/ngày.đêm đặt tại tầng hầm 1 của khách sạn để xử lý, được điều chỉnh theo Công văn số 1249/STNMT-CCBVMT ngày 25/02/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường – UBND Tp.HCM.
Công trình thu gom nước thải
Sơ đồ thu gom nước thải của khách sạn được thể hiện như sau

Phương án thu gom, đấu nối từ các nguồn phát sinh nước thải về hệ thống xử lý nước thải:
– Nước thải từ các bệ xí, âu tiểu, khu vực nhà bếp từng tầng: được thu vào ống nhánh thoát phân uPVC DN110 và đấu nối vào các trục thoát nước đứng uPVC DN110-160 đặt trong hộp kỹ thuật, nước thải tiếp đến sẽ theo được đấu vào trục thoát nước ngang uPVC DN160 dẫn về bể tự hoại của khách sạn, nước thải sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự hoại được dẫn về hệ thống xử lý nước thải.
– Nước thải từ hoạt động tắm rửa, giặt giũ, lavabo: được thu vào ống nhánh thoát nước uPVC DN110 và đấu nối vào các trục thoát nước đứng uPVC DN110-160 đặt trong hộp kỹ thuật, nước thải tiếp đến sẽ theo được đấu vào trục thoát nước ngang DN160 dẫn về hệ thống xử lý nước thải.
– Nước vệ sinh khu vực nhà chứa rác: nước rửa sàn, nước vệ sinh thùng rác sinh hoạt được thu vào phểu thu, nước thải theo đường ống dẫn về trục đứng ống uPVC, dẫn về hệ thống xử lý nước thải.
– Nước thải rửa lọc hồ bơi: được dẫn thoát ra bằng đường ống uPVC dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải được thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 90m3/ngày.đêm.
Công trình thoát nước thải
Nước thải sau khi xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 90 m3/ngày.đêm đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B được bơm qua đường ống uPVC D400 đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của thành phố trên đường Mạc Đĩnh Chi.
Phương án đấu nối nước thải: Khách sạn đã được phê duyệt các văn bản, giấy phép liên quan đến việc xả thải, đấu nối như sau:
– Thỏa thuận đấu nối thoát nước số 153/TTh-TTCN ngày 06/07/2015 do Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước – UBND Tp.HCM cấp.
– Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 761/GP-STNMT-TNNKS ngày 08/09/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM cấp. Các thông số kỹ thuật cơ bản: – Kết cấu hố ga: bê tông cốt thép.
– Chiều dài tuyến thoát nước thải ra nguồn tiếp nhận: khoảng 33,9m.
– Kích thước tuyến thoát nước thải ra nguồn tiếp nhận: D400 – Số lượng hố ga đấu nối: 1 hố ga
Điểm xả nước thải
Vị trí nguồn tiếp nhận nước thải:
– Tọa độ vị trí xả nước thải (hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 105o45’, múi chiếu 3o): X(m): 1192750; Y(m): 603750.
– Vị trí xả nước thải: số 8-8A đường Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, Quận 1.
– Nguồn tiếp nhận: Hệ thống thoát nước thải chung của thành phố trên đường Mạc Đĩnh Chi.
Xử lý nước thải
Nước thải phát sinh từ khách sạn được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 90 m3/ngày. Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải của thành phố trên đường Mạc Đĩnh Chi.
– Vị trí HTXLNT tập trung của khách sạn: bố trí tại tầng hầm 1 và hầm 2, khu vực phía Tây (bản vẽ đính kèm phụ lục)
– Toạ độ (hệ toạ độ VN2000, kinh tuyến trục 105o45’, múi chiếu 3o): X(m): 1192750; Y(m): 603750
Hệ thống xử lý nước thải công suất 90 m3/ngày do Công ty Cổ phần Xây dựng Doza thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt được chủ đầu tư giám sát.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải
Toàn bộ lượng nước thải phát sinh tại khách sạn được dẫn về hệ thống xử lý nước thải với công suất 90 m3/ngày.đêm đảm bảo xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột B trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung của thành phố trên đường Mạc Đĩnh Chi. Công nghệ xử lý nước thải của khách sạn như sau:

Thuyết minh quy trình:
Bể tự hoại: Nước thải từ các nhà vệ sinh, nhà ăn, khu giặt là… sẽ được mạng lưới thu gom dẫn về bể tự hoại 03 ngăn để loại bỏ 1 phần các chất ô nhiễm chính. Sau đó nước thải sẽ tự chảy qua bể tách mỡ.
Bể tách mỡ: Được thiết kế 05 ngăn để loại bỏ các thành phần dầu mỡ phát sinh chính từ các bếp ăn trong khách sạn, đảm bảo cho sự hoạt động tốt của quá trình xử lý sinh học tiếp theo. Nhân viên kỹ thuật vận hành có trách nhiệm theo dõi thường xuyên và lên kế hoạch vớt mỡ định kỳ 03 – 06 tháng/lần.
Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, để cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, để giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo.
Các lợi ích cơ bản của việc điều hòa lưu lượng là: (1) quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định; (2) chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.
Để tránh lắng cặn, hệ thống sục khí được lắp đặt trong bể điều hòa. Để bơm nước lên các công trình tiếp theo, bơm chìm thường được lắp đặt trong be điều hòa với số lượng đủ để vận hành luân phiên và dự phòng. Ở đây là 02 bơm nước thải 01 A/B làm việc luân phiên Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được bơm chuyển tiếp vào hệ thống bể xử lý sinh học thiếu khí và sinh học hiếu khí.
Bể sinh học thiếu khí (Anoxic) và bể sinh học hiếu khi (Aeroten)
Quá trình sinh học thiếu khí kết hợp sinh học hiếu khí được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khi NH4 và khử NO3- thành N2.
Quá trình này bao gồm bể sinh học thiếu khis được đặt trước bề sinh học hiếu khí – nơi quá trình nitrat hóa xảy ra. Lượng NO3-, NO2- sinh ra trong bể hiếu khí sẽ được tuần hoàn lại bể thiếu khí để thực hiện quá trình khử nitrat.
Tại đây, quá trình thiếu oxi diễn ra, vi khuẩn thu năng lượng để tăng trưởng từ quá trình chuyển hóa NO3- thành khi N2. Toàn bộ lượng NO3- có trong nước thải đầu vào và nước thải tuần hoàn sẽ được chuyển hóa thành khí N2. Quá trình nitrat hóa được thực hiện bởi vi sinh vật tự dưỡng, quá trình khử nitrat được thực hiện bởi vi sinh vật dị dưỡng.
Bể sinh học hiếu khí (Aeroten) là công trình đơn vị quyết định hiệu quả xử lý của hệ thống, nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000 – 3.000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn.
Oxy (không khí) được cung cấp bằng các máy thổi khí và hệ thống phân phối dạng đĩa có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonium thành nitrat NO3- và xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính, tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các chất cần xử lý.
Tải trọng chất hữu cơ của bể thổi khi thường dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngđ và thời gian lưu nước dao động từ 4-12h.
Oxy hóa và tổng hợp: COHNS (chất hữu cơ) + O2+ Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí > CO2+H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác
Hô hấp nội bào:
C,H,O,N (tế bào) +5O2 + vi khuẩn > 5CO2 + 2H2O + NH3 + E
Sau khi xử lý tại bể sinh học hiểu khí (Aeroten), nước thải tiếp tục được dẫn qua bể lắng bùn sinh học.
Bơm nước thải 02 A/B làm nhiệm vụ bơm nước tuần hoàn từ bể sinh học hiếu khí quay về bể sinh học thiếu khí.
Bể lắng bùn sinh học: Sau bể bùn hoạt tính hiếu khí, lượng bùn hoạt tính sẽ được giữ lại ở bể lắng. Trong bể lắng, nước được phân phối vào ống trung tâm và tạo dòng từ dưới lên trên. Trong quá trình phân phối nước các bông cặn sẽ dính bám với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước và trọng lượng lớn hơn tạo điều kiện cho quá trình lắng tốt hơn.
Một phần bùn từ đáy bể lắng bùn sinh học sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí (Aeroten), phần còn lại được đưa vào bể chứa bùn thông qua 02 bơm bùn A/B chạy luân phiên.
Bể khử trùng: Hóa chất được châm vào bể khử trùng bằng bơm định lượng hoá chất 01 để xử lý triệt để các chất ô nhiễm còn lại, khử trùng các vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo điều kiện nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
Bể chứa bùn: Lượng bùn dư từ bể lắng bùn sinh học sau khi đã tuần hoàn về bề sinh học hiểu khí (Aeroten) sẽ được đưa vào lưu trữ tại bể chứa bùn. Tại đây, bùn sẽ được lắng dưới tác dụng của trọng lực và được các đơn vị có chức năng thu gom xử lý theo chu kỳ từ 03 tháng – 06 tháng.
Phần nước sau tách bùn sẽ được bơm tuần hoàn trở lại bể điều hòa để xử lý tiếp
Chất lượng nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải chung
STT | Chất ô nhiễm | Đơn vị | QCVN 14:2008/BTNMT, cột B |
1 | pH | – | 5 – 9 |
2 | BOD5 | mg/l | 50 |
3 | TSS | mg/l | 100 |
4 | TDS | mg/l | 1000 |
5 | S2- | mg/l | 4,0 |
6 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 10 |
7 | NO3-N | mg/l | 20 |
8 | Dầu mỡ động thực vật | mg/l | 10 |
9 | Tổng chất hoạt động bề mặt | mg/l | 10 |
10 | PO43-P | mg/l | 10 |
11 | Tổng Coliform | MPN/100ml | 5.000 |
Danh mục, kích thước các hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải
Dưới đây là các hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải:
Hạng mục công trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải
TT | Công trình | Kích thước | Số bể | Thể tích(m3) | Thời gian lưu (h) | Vật liệu |
1 | Bể tự hoại | DxRxH = 23,3×3,3×2,35 | 1 | 180 | 48 | BTCT |
2 | Bể tách mỡ | DxRxH = 1×2,5×1 | 1 | 2,5 | 0,6 | Inox |
3 | Bể điều hòa | DxRxH = 3,15×4,9×2,35 | 1 | 36,3 | 9,7 | BTCT |
4 | Bể thiếu khí | DxH = 2,6×1,75 | 2 | 18,6 | 5 | Inox |
5 | Bể hiếu khí | DxH = 2,6×1,75 | 4 | 37,1 | 9,8 | Inox |
6 | Bể lắng | DxRxH = 2x5x1,75 | 1 | 17,5 | 4,6 | Inox |
7 | Bể khử trùng | DxRxH = 2x5x1,75 | 1 | 17,5 | 4,6 | Inox |
8 | Bể chứa bùn | DxRxH = 0,5x3x5x1,8 | 1 | 3 | – | Inox |
Hóa chất sử dụng trong quá trình vận hành
Các loại hóa chất, chế phẩm sinh học sử dụng trong trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải:
– Hóa chất khử trùng: Khối lượng chlorine dùng cho ngày là 0,2 kg/ ngày;
– Chế phẩm bùn vi sinh (khi thiếu chất dinh dưỡng)
Điện năng tiêu thụ trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
Khách sạn tính toán điện năng tiêu thụ dựa vào công suất các thiết bị, máy móc có trong hệ thống xử lý nước thải
Quy trình vận hành và chế độ vận hành hệ thống xử lý nước thải
Quy trình vận hành
Quy trình vận hành cụm xử lý nước thải, công suất 90m3/ngày.đêm như sau:
a. Nguyên tắc vận hành hoạt động ở chế độ ổn định
– Trước khi tiến hành vận hành trạm xử lý nước thải phải kiểm tra hoạt động toàn bộ động cơ, thiết bị và hóa chất của hệ thống…
– Đọc kỹ hướng dẫn vận hành, hướng dẫn an toàn động cơ, thiết bị điện, hóa chất thiết bị trước khi đưa thiết bị vào sử dụng. – Trong quá trình vận hành phải tuân thủ đúng quy định vận hành đã được đào tạo.
– Khi có sự cố phải tìm cách khắc phục sự cố kịp thời.
a.1. Ở chế độ bằng tay
Ở chế độ bằng tay người vận hành chỉ cần chuyển công tắc tương ứng trên mặt tủ điện về chế độ MANUAL thì máy tương ứng sẽ chạy. Muốn tắt thì lại chuyển công tắc về chế độ OFF.
a.2. Ở chế độ tự động.
Muốn hệ thống chạy ở chế độ tự động người vận hành gạt công tắc tương ứng trên mặt tủ điện về chế độ AUTO. Khi các công tắc chuyển về chế độ tự động thì hệ thống sẽ hoạt động theo cơ chế đã được cài đặt trước.
b. Hướng dẫn vận hành hệ thống
Tủ điện của hệ thống nước thải sinh hoạt được vận hành theo hai chế độ Tự động và bằng tay:
Ở chế độ bằng tay thì hệ thống sẽ được chạy theo sự điều khiển của người vận hành. Ở chế độ tự động thì hệ thống sẽ chạy theo sự điều khiển của phao mức nước, rơ le thời gian…..Hệ thống tủ điện đã được trang bị những thiết bị bảo vệ cần thiết như; bảo vệ mất pha, quá tải, ngắn mạch….. Và cũng rất thuận tiện cho người vận hành hệ thống
Bài Viết Liên Quan: