Công tác bảo vệ môi trường là gì ?

công tác bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường là gì ? căn cứ ?

Công tác bảo vệ môi trường hay báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm là một loại hồ sơ môi trường, trong đó thể hiện chi tiết các nội dung về quan trắc định kỳ môi trường hàng quý trong năm, tình hình thu gom xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt.

Đặc biệt thể hiện rõ tình hình hoạt động của các hệ thống xử lý như. hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý khí thải. kết quả phân tích mẫu so sánh với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Trong báo cáo công tác môi trường phải đính kèm đầy đủ các kết quả phân tích môi trường, hợp đồng thu gom xử lý chất thải, hợp đồng thuê đất, thuê xưởng, hoá đơn điện nước

Tình hình hoạt động sản xuất của đơn vị trong năm vừa qua, và trích dẫn số liệu các năm trước,…

Căn cứ pháp lý của báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Căn cứ vào  Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và thông tư 02/2022/TT-BTNMT để thực hiện hồ sơ công tác bảo vệ môi trường, mẫu hồ sơ tại phụ lục 05 A và phụ lục 05B. tuỳ theo loại hình của đơn vị mà chọn sao cho phù hợp.

Các công ty được miễn thực hiện công tác bảo vệ môi trường

Các công ty, đơn vị thuộc diện Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, phụ lục XVI của nghị định thì được miễn thực hiện hồ sơ công tác bảo vệ môi trường, chi tiết như bên dưới đây.

1. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý, cung cấp thông tin, tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.

2. Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình; sản xuất phim điện ảnh, phim video; hoạt động truyền hình, hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.

3. Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.

4. Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng có diện tích xây dựng dưới 200 m2.

5. Dịch vụ ăn uống có diện tích nhà hàng dưới 200 m2.

6. Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.

7. Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.

8. Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô cá nhân, hộ gia đình.

9. Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 01 ha.

10 Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.

11 Dự án, cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa có lưu lượng nước thải dưới 10.000 m3/ngày đêm.

công tác bảo vệ môi trường
công tác bảo vệ môi trường

12 Dự án đầu tư, cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

– Không phát sinh khí thải phải xử lý;

– Không phát sinh nước thải hoặc có phát sinh nước thải nhưng đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;

– Không phát sinh chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động.

Xử phạt về vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường

Điều 16 Nghị định 45.2022/ND-CP

2. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung giấy phép môi trường;

b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.

3. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.

4. Hành vi vi phạm về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác đối với một trong các trường hợp: thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an mà đối tượng tương đương thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) theo nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường;

b) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nội dung về quan trắc nước thải, bụi, khí thải công nghiệp định kỳ, quan trắc, giám sát môi trường khác trong trường hợp phải thực hiện theo quy định.

Số tiền xử phạt về quan trắc môi trường, công tác bảo vệ môi trường như trên là dành cho cá nhân, các đơn vị, tổ chức sẽ nhân 2 số tiền.

Đơn vị nào thực hiện hồ sơ công tác bảo vệ môi trường ?

Hầu hết các công ty môi trường đều có thực hiện dịch vụ môi trường như lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường, xin giấy phép môi trường, hồ sơ an toàn lao động.

Công Ty Môi Trường Green Star Việt Nam đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường, là đơn vị đã thực hiện rất nhiều hồ sơ môi trường cho các công ty, đơn vị sự nghiệp,…

Chúng tôi thực hiện hồ sơ công tác bảo vệ môi trường , tư vấn quản lý môi trường xuyên suốt cho doanh nghiệp trong cả năm ký hợp đồng. Theo dõi, hỗ trợ khi doanh nghiệp cần, nhắc nhở doanh nghiệp khi tới kỳ quan trắc, chuẩn bị hồ sơ để kiểm xưởng,…

Quý khách đang cần tìm một công ty môi trường, hãy liên hệ với Green Star.

0909321616 Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời