Gốc axit là gì ? Tính chất hóa học các gốc axit

Gốc axit là gì? Tính chất hóa học các gốc axit

Gốc axit là gì? Tính chất hóa học các gốc axit thường gặp

Gốc axit là gì ? Gốc axit là một phần trong phân tử axit khi thực hiện tách nguyên tử Hidro linh động trong phân tử. Còn Axit là một trong những phân tử hóa học được cấu tạo bởi nguyên tử Hydro và gốc axit. Chính vì thế, để thu được gốc Axit thì chúng ta chỉ cần tách nguyên tử Hydro ra khỏi phân tử hóa học

Gốc axit được hiểu là một phần trong phân tử axit khi tách đi nguyên tử Hidro linh động trong phân tử. Ví dụ như:

  • Tách nguyên tử Hiđro trong axit clorua (HCl) → gốc axit thu được là Cl–.
  • Tách nguyên tử Hiđro trong axit nitric (HNO3) → gốc axit thu được là NO3–.
  • Tách nguyên tử Hiđro trong axit sunfuric (H2SO4) → gốc axit thu được là SO42- hoặc HSO4
  • Tách nguyên tử Hiđro trong axit photphoric (H3PO4) → gốc axit thu được là PO43- hoặc HPO42- hoặc H2PO4

Trong thực tế, gốc axit tồn tại ở rất nhiều nơi, ngay cả trong các loại thực phẩm hàng ngày như ổi, chanh, dưa,… Thậm chí là nước mà bạn đang uống hàng ngày cũng có thể chứa gốc axit.

phân loại axit mạnh và axit yếu
phân loại axit mạnh và axit yếu

Các gốc axit thường gặp

Dựa theo cấu tạo, gốc axit được chia thành 2 loại, đó là gốc axit có hidro và gốc axit không có hidro:

  • Gốc axit có hidro: HSO4, HPO42-, H2PO4
  • Gốc axit không có hidro: Cl, NO3, SO4 2-, PO43-

Ngoài ra, gốc axit còn được phân loại gốc axit thành gốc axit có oxi và gốc axit không có oxi:

  • Gốc axit có oxi: NO3, PO43-, SO42-
  • Gốc axit không có oxi: Cl, I, Br, F

Phân loại gốc axit gồm những gì?

Dựa vào cấu trúc của chúng, người ta chia axit thành 2 loại: gốc axit có hydro và  axit không có hydro:

Gốc axit có hydro

Gốc axit với hydro: -HSO4, =HPO4, -H2PO4

Gốc axit không có hydro

Gốc axit không có hydro: -Cl, -NO3, =SO4, PO4

Ngoài ra, người ta còn phân loại  axit thành  axit có oxy và axit không có oxy:

Gốc axit với oxy: -NO3, =SO4, PO4

Axit và gốc axit
STT Công thức axit Tên gọi Axit Khối lượng axit (đvC) Công thức gốc axit Tên gọi gốc axit Hóa trị Khối Lượng Gốc Axit (đvC)
1 HCl Axit clohidric 36.5 -Cl Clorua I 35.5
2 HBr Axit bromhidric 81 -Br Bromua I 80
3 HF Axit flohidric 20 -F Florua I 19
4 HI Axit iothidric 128 -I Iotdua I 127
5 HNO3 Axit nitric 63 -NO3 Nitrat I 62
6 HNO2 Axit nitric 47 -NO2 Nitrit I 46
7 H2CO3 Axit cacbonic 62 =CO3 Cacbonat II 60
-HCO3 Hidrocacbonat I 61
8 H2SO4 Axit sunfuric 98 =SO4 Sunfat II 96
-HSO4 Hidro Sunfat I 97
9 H2SO3 Axit sunfuric 82 =SO3 Sunfit II 80
-HSO3 Hidro Sunfua I 81
10 H3PO4 Axit photphoric 98 PO4 Photphat III 95
-H2PO4 Dihydro Photphat I 97
=HPO4 Hidro Photphat II 96
☰PO4 Photphat III 95
11 H3PO3 Axit photphoric 82 ☰PO3 Photphat III 79
-H2PO3 Đihiđrophotphit I 81
=HPO3 Hidrophotphat II 80
12 H2SO3

 

Axit Sunfit

 

82

 

=SO3 Sunfit II 80
-HSO3 Hidro sunphit I 81
13 H2CO3

 

Axit Cacbonic 62 =CO3 Cacbonat II 60
-HCO3 Hidrocacbonat I 61
14 H2S Axit Sunfuhiđric 34 =S Sunfua II 32
-HS Hidro Sunfua I 33
15 H2SiO3 Axit silicic 78 =SiO3 Silicat II 76
-HSiO3 Hidro Silicat I 77

Tính chất hóa học của axit

Phân loại gốc axit
Phân loại gốc axit

– Làm đổi màu chất chỉ thị như giấy chỉ thị pH, quỳ tím, dung dịch phenol phtalein.

– Tác dụng được với một số kim loại để tạo ra muối và giải phóng khí H2. Đối với axit H2SO4 và axit HNO3 đặc nóng, nó có thể tác dụng được với hầu hết các kim loại để tạo ra khí SO2 hoặc NO2.

HCl + Fe → FeCl2 + H2↑

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

– Tác dụng với bazo và tạo ra sản phẩm là muối và nước

H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O

– Tác dụng với oxit bazơ và tạo ra muối + nước

Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2↑

FeO + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2O

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

– Tác dụng với muối và tạo thành muối mới + axit mới

Điều kiện để phản ứng xảy ra là:

  • Muối phản ứng phải là muối tan
  • Muối mới được tạo ra phải không tan trong axit mới
  • Sản phẩm được tạo thành phải chứa một chất kết tủa hoặc chất khí bay hơi

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4(r)↓ + 2HCl

K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2↑ + H2O

Ứng dụng của axit là gì

– Axit giúp loại bỏ gỉ sắt và những sự ăn mòn khác từ kim loại.

– H2SO4 được sử dụng để làm chất điện phân trong pin của xe hơi.

– Các axit mạnh được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp chế biến khoáng sản.

– Axit HCl được bơm vào trong tầng đá của các giếng dầu để hòa tan 1 phần đá hay còn gọi là “rửa giếng”, giúp các lỗ rỗng lớn hơn.

– Hỗn hợp axit HCl và HNO3 đặc với tỷ lệ 3:1 giúp hòa tan vàng và bạch kim.

– Sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến và bảo quản thực phẩm, đồ uống.

– Axit HNO3 tác dụng với ammoniac được sử dụng để sản xuất phân bón amoni nitrat dùng trong nông nghiệp.

– Axit cacboxylic có thể được este hóa với rượu cồn để tạo thành este.

Trong y học

  • Axit acetylsalicylic (Aspirin) được dùng như một loại thuốc giảm đau và hạ sốt.
  • Axit boric được sử dụng làm chất khử trùng các vết cắt nhỏ hoặc các vết bỏng. Khi pha loãng sẽ trở thành dung dịch rửa mắt. Axit boric cũng là một chất chống vi khuẩn được dùng để điều trị mụn trứng cá, bệnh phồng chân ở vận động viên thể thao và dùng làm chất bảo quản chai đựng mẫu nước tiểu trong các thí nghiệm.

– Axit HCl có trong dạ dày giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn được tốt hơn.

– Amino axit được sử dụng để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển của sinh vật và sửa chữa các mô trong cơ thể.

– Axit nucleic rất cần thiết cho quá trình sản xuất ADN, ARN và chuyển các đặc tính sang con lai thông qua gen.

– Axit cacbonic cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng độ pH trong cơ thể.

Trong cơ thể người

Axit đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp tiêu hóa thức ăn bằng cách phá vỡ các phân tử thức ăn có cấu trúc phức tạp.

Amino axit được yêu cầu để tổng hợp các protein cần thiết cho sự phát triển và sửa chữa các mô cơ thể.

Các axit nucleic rất quan trọng cho việc sản xuất DNA và RNA và chuyển các đặc tính sang con lai qua gen. Axit cacbon rất quan trọng để duy trì độ cân bằng pH trong cơ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận