Hạt nhựa trao đổi ion là gì ? ứng dụng

Hạt nhựa trao đổi ion là gì ? ứng dụng

Hạt nhựa trao đổi ion là gì ? ứng dụng

Hạt nhựa trao đổi ion là gì ? Hạt nhựa trao đổi ion hay hạt làm mềm nước là loại hạt nhựa không hòa tan trong nước nhưng có khả năng giúp loại bỏ những tạp chất ion. Chúng có chứa các ion có thể trao đổi dễ dàng với những ion khác có trong dung dịch khi dung dịch chảy qua cột trao đổi.

Hạt nhựa trao đổi ion là một vật liệu được sử dụng rộng rãi trong các quá trình xử lý nước và hóa học, là những hạt nhỏ, thường có đường kính từ 0,25 đến 1,25 mm, được làm từ các polymer hữu cơ và có khả năng trao đổi ion trong dung dịch.

Cấu tạo của hạt nhựa trao đổi ion

Hạt nhựa trao đổi ion thường được tạo thành từ một khung polymer không hòa tan, có chứa các nhóm chức mang điện tích (cation hoặc anion). Các nhóm chức này sẽ gắn với các ion có khả năng trao đổi, giúp hạt nhựa có thể hấp phụ và nhả ion khi tiếp xúc với các dung dịch chứa ion tương ứng.

Hình ảnh thực tế hạt nhựa trao đổi ion
Hình ảnh thực tế hạt nhựa trao đổi ion
  • Nhựa cation: Chứa các nhóm chức âm như sulfonat (-SO₃⁻), có khả năng trao đổi các ion dương (cation) như Na⁺, Ca²⁺, Mg²⁺.
  • Nhựa anion: Chứa các nhóm chức dương như amoni (-NH₃⁺), có khả năng trao đổi các ion âm (anion) như Cl⁻, SO₄²⁻.

Đặc điểm tính chất của hạt nhựa trao đổi ion

– Cấu trúc của hạt trao đổi ion làm mềm nước được hình thành bởi các chuỗi hydrocacbon liên kết ngang với nhau trong một quá trình được gọi là quá trình trùng hợp. Liên kết ngang tạo cho polymer nhựa có cấu trúc mạnh hơn với độ đàn hồi và công suất lớn hơn (tùy vào thể tích).

– Hầu hết thành phần của loại hạt nhựa này là polystyrene, mổ số loại được sản xuất từ acrylic có thể là acrylonitrile ay metyl acrylat.

– Cấu trúc cơ bản của hạt nhựa trao đổi ion được tạo thành từ các phân tử styrene. Cấu trúc này mang tính bền vững không tan, là các cầu nối 3 chiều giúp tạo thành cấu trúc rỗng bên trong các hạt làm mềm nước.

– Hình dạng của phân tử, kích thước cũng như cấu trúc hạt nhựa có thể thay đổi từ loại này sang loại khác:

  • Chúng thường có dạng hình cầu với kích thước nhỏ, bán kính vào khoảng 0,25 – 1,25 mm
  • Màu sắc: thường có màu như vàng, nâu, đen,… và sẽ mất dần đi sau một khoảng thời gian sử dụng
  • Hình thái: dạng tròn với kích thước khoảng 0,04 – 1mm
  • Độ nở: khi ngâm trong nước sẽ tăng thể tích
  • Độ ẩm: chia thành độ ẩm khô và độ ẩm ướt
  • Tính chịu nhiệt: chịu nhiệt ở giới hạn nhất định, thường từ 20 – 50 độ C sẽ cho hiệu quả hoạt động tốt nhất. Phân giải khi nhiệt độ quá cao.
  • Tính dẫn điện: phụ thuộc vào dạng ion, trong đó loại chất trao đổi ion ẩm thường dẫn điện tốt hơn
  • Tính oxy hóa: bị lão hóa khi tiếp xúc với các chất oxy hóa mạnh
  • Tính chịu mài mòn: trong quá trình vận hành khi có sự cọ xát va chạm có khả năng bị vỡ vụn

Hạt nhựa trao đổi ion được phân loại ra sao?

Hạt nhựa trao đổi cation

Đây là loại có khả năng hút các ion dương từ dung dịch điện ly, mang tính axit, thường được sử dụng trong làm mềm nước. Chúng có thể chia thành:

  • Hạt nhựa trao đổi cation tính axit mạnh: bao gồm 1 cấu trúc polystyrene cùng nhóm chức năng sulphonat được tích điện bằng ion natri nhằm làm mềm trong các ứng dụng của nó hay ion hydro để khử khoáng.
  • Hạt nhựa trao đổi cation tính axit yếu: bao gồm 1 polyme acrylic đã được thủy phân bởi axit sunfuric nhằm tạo nên các nhóm chức axit cacboxylic, thường dùng để loại bỏ có chọn lọc những cation liên quan đến độ kiềm.

Hạt nhựa trao đổi anion

Là hạt trao đổi ion với khả năng hút ion âm từ dung dịch điện ly, mang tính kiềm. Loại hạt nhựa này thường được ứng dụng trong loại bỏ nitrat hay các tạp chất hữu cơ. Chúng được chia thành:

  • Hạt nhựa trao đổi anion tính bazơ mạnh: bao gồm một cấu trúc polystyren được trải qua quá trình clo hóa và khử amin giúp cố định các anion vào các vị trí trao đổi.
  • Hạt nhựa trao đổi anion tính bazơ yếu: gồm một cấu trúc polystyren đã bị clo hóa, sau đó là khử amin với dimethylamine. Do không có các ion trao đổi nên các hạt này được dùng để làm chất hấp thụ axit, giúp loại bỏ những anion liên quan tới axit khoáng mạnh.

Tìm hiểu nguyên tắc trao đổi ion của hạt nhựa

Sau khi nước chảy vào cột chứa các hạt nhựa trao đổi ion, tại đây sẽ diễn ra quá trình hạt nhựa trao đổi các ion H+ cho bất cứ loại cation nào chúng gặp được như Ca2+, Na+, Mg2+,… Tương tự với các hạt nhựa trao đổi anion sẽ thực hiện trao đổi OH- với bất kỳ loại anion nào như NO3-, Cl-, SO42-,… Ion H+ từ bộ trao đổi cation kết hợp cùng ion OH- từ bộ trao đổi anion tạo nên nước tinh khiết.

Các loại nhựa này có thể được thiết kế trong các bộ trao đổi riêng hoặc hỗn hợp có chứa cả hai loại. Trong cả 2 trường hợp, sẽ diễn ra việc tái sinh hạt nhựa trao đổi ion khi chúng đã trao đổi hết các ion H+, OH- cho những chất gây ô nhiễm tích điện trong nước. Sự tái sinh này chính là sự đảo ngược quá trình trao đổi ion trên, thay thế những ion đang được lưu giữ trong các hạt nhựa bằng OH- và H+.

Hạt nhựa trao đổi ion mang đến những ưu nhược điểm gì?

Ưu điểm

  • Giúp loại bỏ một cách hiệu quả các chất vô cơ hòa tan với năng lượng tiêu tốn nhỏ
  • Tiết kiệm được chi phí với khả năng tái sinh của hạt
  • Mức đầu tư ban đầu thấp

Nhược điểm

  • Không thể loại bỏ được các chất hữu cơ hay vi sinh vật
  • Chỉ được sử dụng khi nước đã trải qua quá công đoạn xử lý thô ban đầu. Nếu nước vẫn tồn tại những hợp chất hữu cơ hay ion Fe3+, sẽ xảy ra hiện tượng các chất này bám dính vào hạt nhựa ion làm giảm đi khả năng xử lý của hạt.
  • Chi phí vận hành cao trong một thời gian dài, do cần sử dụng hóa chất cho việc tái sinh

Ứng dụng quan trọng của hạt nhựa trao đổi ion

  • Trong làm mềm nước: Đảm nhận vai trò thay thế các hạt ion Ca2+ và Mg2+ bằng những ion vô hại như K+, Na+ để giảm đi độ cứng của nước. Quá trình này diễn ra một cách liên tục và đạt đến trạng thái cân bằng khi nồng độ của ion magie, canxi đạt tới mức tối thiểu.
  • Trong sản xuất nước khử khoáng hay nước siêu tinh khiết: Để sản xuất nước khử khoáng cần sử dụng cả hạt nhựa trao đổi cation và anion nhằm loại bỏ tối đa các khoáng chất không mong muốn như Asen, Bari, Canxi, Mangan,…
  • Tách lọc các ion không mong muốn: hạt nhựa được dùng để loại bỏ những hạt ion độc tố hay các kim loại nặng khỏi dung dịch và thực hiện thay thế chúng bằng những ion vô hại hơn như kali, natri. Cần lưu ý, hạt trao đổi ion không loại bỏ được clo hay các chất ô nhiễm hữu cơ khỏi nước mà cần kết hợp xử lý bằng bộ lọc than hoạt tính.
  • Tính chế kim loại: sử dụng trong tinh chế kim loại giúp tách uranium ra khỏi plutonium cùng các loại actinide khác. Nó cũng là thành phần quan trọng để khai thác, chiết xuất uranium.
  • Lọc nước trái cây: ứng dụng trong các quy trình sản xuất nước ép trái cây như cam, việt quất, giúp loại bỏ thành phần có vị đắng, chua, từ đó cải thiện đáng kể hương vị nước ép.
Nguyên lý hoạt động của nhựa trao đổi ion
Nguyên lý hoạt động của nhựa trao đổi ion

Xử lý nước thải công nghiệp

  • Mục đích: Loại bỏ các kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm khác từ nước thải công nghiệp.
  • Nguyên tắc: Nhựa trao đổi ion có thể hấp phụ và loại bỏ các ion kim loại nặng như niken (Ni²⁺), đồng (Cu²⁺), kẽm (Zn²⁺), chì (Pb²⁺), và các ion độc hại khác.
  • Ứng dụng: Xử lý nước thải từ ngành công nghiệp mạ điện, sản xuất hóa chất, khai thác mỏ, và các ngành công nghiệp khác có chứa kim loại nặng.

Khử kiềm trong sản xuất nước nồi hơi

  • Mục đích: Loại bỏ các ion bicarbonat (HCO₃⁻), sunfat (SO₄²⁻), và clorua (Cl⁻) để giảm tính kiềm trong nước cấp nồi hơi.
  • Nguyên tắc: Sử dụng nhựa trao đổi anion để loại bỏ các ion âm có thể gây hư hỏng cho nồi hơi, đường ống và các thiết bị liên quan.
  • Ứng dụng: Trong các nhà máy điện, hệ thống nồi hơi công nghiệp, và nhà máy sản xuất.

Tách và tinh chế hóa chất

  • Mục đích: Tách riêng hoặc tinh chế các hợp chất hóa học bằng cách loại bỏ các ion không mong muốn.
  • Nguyên tắc: Sử dụng nhựa trao đổi ion để loại bỏ hoặc thay thế các ion trong dung dịch, giúp tinh chế sản phẩm cuối cùng.
  • Ứng dụng: Trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm và đồ uống (ví dụ: tinh chế đường, axit amin), ngành sản xuất hóa chất.

Khử amoni trong xử lý nước thải sinh hoạt

  • Mục đích: Loại bỏ ion amoni (NH₄⁺) từ nước thải để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và hiện tượng phú dưỡng hóa.
  • Nguyên tắc: Nhựa trao đổi cation sẽ thay thế NH₄⁺ bằng các ion như Na⁺.
  • Ứng dụng: Xử lý nước thải từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải đô thị và khu công nghiệp.

Sản xuất hóa chất

  • Mục đích: Sử dụng nhựa trao đổi ion như là chất xúc tác trong các phản ứng hóa học, đặc biệt là các phản ứng axit-bazơ.
  • Nguyên tắc: Nhựa trao đổi ion có thể đóng vai trò như một chất xúc tác bằng cách cung cấp hoặc loại bỏ các ion cần thiết cho quá trình phản ứng.
  • Ứng dụng: Trong các quá trình sản xuất nhựa, hóa chất, hoặc quá trình tổng hợp hữu cơ.

Khử mặn trong xử lý nước biển

  • Mục đích: Loại bỏ các ion muối (Na⁺, Cl⁻) để sản xuất nước ngọt từ nước biển hoặc nước lợ.
  • Nguyên tắc: Sử dụng nhựa trao đổi ion để thay thế các ion muối bằng các ion khác hoặc loại bỏ hoàn toàn chúng.
  • Ứng dụng: Các hệ thống khử mặn quy mô lớn và nhỏ trong các khu vực khan hiếm nước ngọt.
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận