Kết hợp nấm phân hủy Tannin và Cellulose để ủ phân compost

luận văn môi trường

Kết hợp nấm phân hủy Tannin và Cellulose để ủ phân compost từ mụn dừa

Tên luận văn: Khảo sát khả năng kết hợp nấm phân hủy tannin và cellulose với chế phẩm enzyme Enchoice để tăng cường sinh học trong quá trình ủ compost từ mụn dừa.

II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

– Khảo sát khả năng phân hủy cellulose trong mụn dừa của nấm SD4, C1.

– Khảo sát khả năng phân hủy tannin trong mụn dừa của nấm TN1, TN2.

– Khảo sát khả năng kết hợp nấm phân hủy tannin và cellulose với chế phẩm enzyme Enchoice.

– Khảo sát điều kiện độ ẩm tối tưu khi ủ thực nghiệm.

– Ủ mô hình phân compost từ mụn dừa.

Tóm tắt luận văn

Việt Nam sản xuất 680 triệu trái dừa/năm cho sản phẩm phụ là 40,8 ngàn tấn chỉ xơ dừa và chất thải là 95,2 ngàn tấn mụn dừa, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng do mụn dừa chứa hàm lượng lignin (tối đa 55%), cellulose (tối đa 40%) và tannin cao (tối đa 12%).

Tận dụng mụn dừa làm giá thể trồng trọt như đất sạch, phân bón đòi hỏi phải tiền xử lý mụn dừa bằng rửa nước và/hoặc dung dịch kiềm cũng gây ô nhiễm môi trường đất và nước do tannin bị rửa trôi.

Áp dụng tăng cường sinh học ủ compost mụn dừa đã được nghiên cứu triển khai ở Ấn Độ đạt nhiều kết quả hứa hẹn. Để thích ứng điều kiện Việt Nam, hỗn hợp vi sinh vật có khả năng tiết enzyme tannanse và cellulase được sử dụng ủ compost mụn dừa, kết hợp với chế với phẩm enzyme thương mại Enchoice.

Kết quả cho thấy với mật độ VSV 107 bào tử/g, bổ sung 0,05% Enchoice và 0,5% NPK, compost thu được sau 21 ngày ủ có tỉ lệ giảm khối lượng là 46%, tỉ lệ giảm tannin là 82%, tỉ số C/N còn lại 22:1 so với 51:1 lúc khởi điểm

Kết hợp nấm phân hủy Tannin và Cellulose để ủ phân compost
Kết hợp nấm phân hủy Tannin và Cellulose để ủ phân compost

Mục tiêu đề tài

– Khảo sát hình thái khuẩn lạc, tế bào, hoạt tính enzyme tannase và cellulase của các chủng nấm có khả năng phân hủy tannin và cellulose trên cơ chất phòng thí nghiệm.

– Khảo sát hoạt tính enzyme của chế phẩm thương mại Enchoice

– Khảo sát hoạt tính phân hủy tannin (tannase) và của các chủng nấm có khả năng phân hủy tannin trên cơ chất mụn dừa

– Khảo sát hoạt tính phân hủy cellulose (cellulase) của các chủng nấm có khả năng phân hủy cellulose trên cơ chất mụn dừa.

– Đánh giá khả năng áp dụng các nấm phân hủy tannin và EC trong ủ compost

– Xác định độ ẩm thích hợp cho khối ủ compost có bổ sung vi nấm

– Đánh giá khả năng áp dụng nấm phân hủy tannin và nấm phân hủy cellulose trong ủ compost phòng thí nghiệm.

– Đánh giá chất lượng phân compost ủ thí nghiệm.

2. Đối tượng nghiên cứu

– Các chủng nấm phân hủy tannin (N1,N2).

– Các chủng nấm phân hủy cellulose (SD4,C1)

– Chế phẩm enzyme Enchoice.

– Mụn dừa.

Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn cho phép về kinh phí và thời gian, đề tài chỉ kết lại ở việc khảo sát khả năng áp dụng các chủng nấm với chế phẩm enzyme nhằm tăng cường sinh học trong ủ compost, chưa trở thành thành phẩm thương mại mang lợi ích cho bà con nông dân.

Ý nghĩa khoa học: Là một trong số những đề tài nghiên cứu hạn chế – cải thiện tình hình ô nhiễm môi trường từ nguồn phế phẩm mụn dừa, đánh giá khả năng kết hợp của các chủng nấm phân hủy tannin và cellulose và chế phẩm thương mại.

Ý nghĩa thực tiễn: ứng dụng công nghệ sinh học vào đời sống sản xuất, nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm do việc xả thải mụn dừa tươi hay tránh việc xử lý các loại nước thải từ các hoạt động sản xuất, khai thác các sản phẩm từ mụn dừa.

Phương pháp luận

Để ủ compost mụn dừa cần phải có tăng cường sinh học, các mục tiêu của tăng cường sinh học là tannin, chất ức chế hoạt động của phần đông vi sinh vật, tiếp theo là lignin, hemicelluloses và cellulose. Các vi sinh vật đáp ứng các yêu cầu trên được phân lập từ mụn dừa, thu sinh khối bào tử bổ sung vào khối ủ.

Bên cạnh đó, nhiều chế phẩm enzyme được đưa vào thị trường hỗ trợ ủ compost. Việc kết hợp giữa chế phẩm vi sinh và enzyme cũng có thể là giải pháp rút ngắn thời gian ủ compost mụn dừa.

Tuyển chọn nấm phân hủy phụ phẩm lignocellulose dựa trên khả năng tiết enzyme cellulase, vì cellulose bị lignin và hemicelluloses bao quanh và cản trở sự tiếp xúc của enzyme với cơ chất. Một khi cellulose bị phân giải, chứng tỏ lignin và hemicelluloses cũng bị phân giải.

Hemicellulose dễ dàng bị phân hủy nhất. Sự phân hủy lignocellulose có thể được đánh giá qua chỉ tiêu độ giảm khối lượng, để đánh giá khả năng phân hủy tannin, hàm lựơng tannin còn lại được phân tích

Tình hình sản xuất phát sinh mụn dừa

Theo số liệu của chuyên gia APCC (Asia Pacific Coconut Community), dừa được trồng trên 93 quốc gia trên thế giới với diện tích 12,5 triệu ha đưa về 61, 165 triệu trái dừa/năm (Arancon. R, 2008). Vỏ trái dừa chiếm 35% khối lựơng trái. Chỉ xơ dừa chiếm 30% và mụn dừa chiếm 70% khối lượng khô.

Tỉ lệ sợi theo chiều dài ước khoảng dài: trung bình: ngắn là 60: 30: 10. Tổng sản lượng chỉ xơ dừa tòan thế giới đạt khoảng 5-6 triệu tấn/ năm. Ngành sản xuất chỉ xơ dừa phát triển không ngừng, lan sang cả Việt Nam.

Mụn dừa (Coir pith, cocopeat, coir dust) là sản phẩm phụ của ngành sản xuất chỉ xơ dừa, gồm những chỉ sợi ngắn (<2 mm chiều dài) và những hạt kích thước nhỏ thu được trong quá trình tách sợi khỏi vỏ trái dừa

Tải luận văn

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời