12 Cách bảo vệ môi trường tốt nhất

12 Cách bảo vệ môi trường tốt nhất

12 Cách bảo vệ môi trường tốt nhất

Bảo vệ môi trường không chỉ là trách nhiệm của nhà nước mà còn là của cả cộng đồng, tình trạng ô nhiễm môi trường hiện này rất nghiêm trọng. Nếu chúng ta không hành động ngay thì môi trường sẽ ngày càng ô nhiễm nguy cấp. Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta.

Môi trường là một trong những yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống của con người; chủ động giữ cho môi trường xung quanh luôn sạch đẹp và trong lành cũng là cách để bạn tự bảo vệ chính bản thân mình. Nếu không bảo vệ môi trường đúng cách thì ô nhiễm môi trường sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Ô nhiễm môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người gây ra nhiều bệnh tật; môi trường không khí bị ô nhiễm với tình trạng chính như khói bụi, xăng xe, mùi hôi, khí thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất,…. tình trạng này gây tác động trực tiếp và vô cùng tiêu cực đến sức khỏe con người.

Ở mức độ nhẹ, có thể chỉ gây nên đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khiến cuộc sống bị ảnh hưởng không nhỏ; còn ở mức độ nặng hơn sẽ phải kể đến một số bệnh như viêm phổi,viêm phế quản, tim mạch,….

Môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến cho hệ sinh thái trên trái đất đang ở trạng thái cân bằng mất đi sự hài hòa. Từ đó, đe dọa đến nguy cơ sinh tồn của một số các loài sinh vật, động vật và thực vật sống.

Khái niệm môi trường là gì?

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên

Thế nào là bảo vệ môi trường ?

Theo như Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 thì

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Do đó, bảo vệ môi trường là những hoạt động thiết thực của con người để để cải thiện và giữ cho môi trường sống xung quanh của chúng ta luôn được sạch đẹp, trong lành.

rọn rác bảo vệ môi trường
rọn rác bảo vệ môi trường

Định nghĩa về ô nhiễm môi trường

Luật bảo vệ môi trường cũng quy định rõ: Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên

Môi trường nước bị ô nhiễm khiến cho nguồn nước sạch phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở nên khan hiếm; sẽ phải dùng nguồn nước bị nhiễm bẩn nếu không có những biện pháp can thiệp, xử lý kịp thời.

Nguồn nước bị ô nhiễm khi tiếp xúc với con người qua đường ăn uống hoặc sử dụng trực tiếp đều gây ra những tác động tiêu cực có thể kể đến như bệnh da liễu, dịch tả, tiêu chảy,….

Môi trường đất bị ô nhiễm khiến con người khi sử dụng các loại hoa quả, trái cây, rau xanh trồng trong đất ô nhiễm sẽ có dư lượng các loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc trừ sâu còn ở trong những thực phẩm này.

Khi sử dụng những loại thực phẩm được trồng ở môi trường đất bị ô nhiễm này sẽ gây ra tình trạng như ngộ độc cấp tính hay mãn tình, suy nhược hệ thần kinh, hay là tích tụ độc tố trong cơ thể.

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới xã hội

Ô nhiễm môi trường không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Cụ thể, ô nhiễm môi trường gây thiệt hại kinh tế do tăng chi phí khám chữa bệnh; ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; thiệt hại kinh tế đối với các hoạt động du lịch; do tăng chi phí cải thiện môi trường; do phát sinh vấn đề xung đột môi trường, tình trạng này xảy ra trong xã hội khi việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế chưa thể dung hòa được cùng với nhau

Trách nhiệm của công dân với môi trường

Bảo vệ môi trường là quyền và nghĩa vụ đồng thời là trách nhiệm của mọi cơ quan, mọi tổ chức, của cả cộng đồng dân cư lẫn hộ gia đình và cá nhân. Vậy nên, bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng một ai, tất cả mọi người đều phải chung tay góp sức để bảo vệ môi trường ngày càng xanh sạch đẹp

trồng cây xanh để bảo vệ môi trường
trồng cây xanh để bảo vệ môi trường

12 Cách bảo vệ môi trường cần biết

Không xả rác bừa bãi: Việc xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm mùi, rác thải. ảnh hưởng trực tiếp sinh vật sống, đặc biệt các sinh vật sống dưới nước.

Trồng cây xanh, phủ xanh rừng: cây xanh hấp thụ khí  carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp môi trường sinh thái cho mọi sinh vật sống. Ở mức độ quốc gia là chú trọng việc bảo vệ rừng, trồng cây phủ xanh đồi trọc. Cây xanh giúp điều hòa không khí và cung cấp môi trường sống. Ở trong phạm vi nhỏ là ý thức bảo vệ cây xanh nơi công cộng, nơi sinh sống cũng như nơi làm việc.

Sử dụng các chất từ thiên nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng hóa chất: thuốc bảo vệ thực vật hay các loại hóa chất sử dụng trong cuộc sống hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như ung thư và các bệnh khác liên quan đến não

Sử dụng năng lượng tái tạo: tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch có thể là gió, ánh nắng mặt trời vì những nguồn năng lượng này có thể tái tạo và có thể sử dụng bất cứ lúc nào, đặc biệt khi sử dụng sẽ không phát sinh khí thải gây hại đến môi trường. Việc sử dụng nguồn năng lượng sạch không chỉ hạn chế khí thải độc hại mà còn là một cách để tiết kiệm nguồn điện

Ưu tiên sử dụng các mặt hàng tái chế: Tăng cường sử dụng túi tái chế, túi dễ phân hủy sinh học thay vì túi nilon. Dùng các loại túi, sản phẩm từ các loại thực vận đan thành,…

Đốt rác phát điện thay vì chôn lấp truyền thống: Chôn lấp rác theo phương pháp truyền thống làm phát tán mùi hôi thối khắp nơi, là nơi tập chung ruồi muỗi, phát tán dịch bệnh. Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người ở gần các bãi chôn lấp. Đốt rác để tận dụng rác làm nguyên liệu cho phát điện là công nghệ bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay. Đốt rác sẽ không phát sinh ra mùi hôi thối, không tốn diện tích để chôn lấp, không phát sinh ruồi, bệnh dịch.

Phân loại rác tại nguồn: Phân loại rác tại hộ gia đình giúp tiết kiệm chi phí cho xử lý rác sau này, ngoài ra còn phân loại được các loại rác có thể tái chế.

Xử lý nước thải: Nước thải phát sinh từ sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp, cần được xử lý đạt quy chuẩn môi trường trước khí thải ra nguồn tiếp nhận

Xử lý khí thải: Khí thải phát tán từ nhà máy, từ lò hơi đốt than hoặc đốt dầu diesel 0.05s cần phải được xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường không khí.

Nâng cao nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường: Giáo dục từ cấp cơ sở cho học sinh trong vấn đề bảo vệ môi trường là điều tiên quyết trong bảo vệ môi trường. Ngoài ra cần tuyên truyền và có các hình thức xử phạt mạnh tay để chấn chỉnh những người vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Tuân thủ luật bảo vệ môi trường: Công dân hay doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt luật bảo vệ môi trường, tăng cường tuyên truyền với mọi người về bảo vệ môi trường

Doanh nghiệp với môi trường: Cần thực hiện các hồ sơ môi trường như: Đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, đăng ký môi trường, báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm. Lập và theo dõi hồ sơ vệ sinh môi trường lao động.

Trên đây là 12 cách bảo vệ môi trường do Green Star tổng hợp, Cùng chung tay bảo vệ môi trường bạn nhé !

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời