Hiệu ứng nhà kính là gì ?

Hiệu ứng nhà kính là gì

Hiệu ứng nhà kính là gì ?

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng nóng lên của không khí trên bề mặt trái đất do bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất.

Khi bức xạ này chiếu xuống mặt đất sẽ làm cho mặt đất hấp thu và nóng lên. Sau đó, từ mặt đất sẽ bức xạ lại sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Nếu như lượng nhiệt này luôn ổn định sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, nó lại tăng quá nhiều trong bầu khí quyển khiến cho Trái Đất nóng lên không ngừng.

Hiệu ứng nhà kính gồm những loại nào?

Hiệu ứng nhà kính được chia làm 2 loại: Hiệu ứng nhà kính khí quyển và hiệu ứng nhà kính nhân tạo

Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Hiệu ứng nhà kính khí quyển là loại các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và giữ hơi ấm lại bầu khí quyển. Một số phân tử có thể kể đến là ddioxxit cacbon và hơi nước.

Ngày nay, hàm lượng của khí dioxit cacbon vào khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30 độ C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ Trái Đất là âm 15 độ C.

Như chúng ta đã biết, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất được quyết định từ sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời xuống Trái đất và lượng nhiệt bức xạ từ mặt đất vào vũ trụ. Năng lượng từ mặt trời là bức xạ có bước sóng ngắn. Vì vậy, nó dễ dàng xuyên qua tầng ozon và khí CO2 đế tới mặt đất.

Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ.

Năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất chủ yếu dưới dạng ánh sáng nhìn thấy được (thường là các tia sóng có bước sóng ngắn) nên dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Khoảng 30% năng lượng đó phản xạ và quay trở lại ngay lập tức vào vũ trụ và 70% năng lượng còn lại xuyên qua bầu khí quyển xuống trái đất.

Do trái đất lạnh hơn rất nhiều so với mặt trời nên trái đất không bức xạ năng lượng nhận được từ mặt trời trở lại vũ trụ dưới dạng ánh sáng nhìn thấy mà dưới dạng bức xạ hồng ngoại (thường có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng mặt trời).

Bức xạ hồng ngoại không thể xuyên thẳng qua không khí giống như ánh sáng nhìn thấy mà nó di chuyển ra khỏi bề mặt của trái đất nhờ dòng không khí và cuối cùng thoát ra vũ trụ từ tầng khí nhà kính.

Tuy nhiên, tầng khí nhà kính trong khí quyển (bao gồm hơi nước, khí CO2, ô zôn, CH4, N2O, Halocarbons và các khí công nghiệp khác) sẽ ngăn chặn bức xạ nhiệt của trái đất vào vũ trụ nên một phần năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ được giữ lại trong bầu khí quyển để làm ấm trái đất; một phần bức xạ sẽ đi qua lớp khí nhà kính này vào vũ trụ

Nhưng ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất là bước sóng dài và không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2. Từ đó, CO2 và hơi nước hấp thụ lại. Điều này làm cho Trái đất có một bầu khí quyển bao quanh.

Lớp CO2 được ví như một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của Trái đất trên quy mô toàn cầu. CO2 được gọi là khí nhà kính. Ngoài ra còn có các khí khác trong khí quyển như Nox, Metan, CFC.

mô tả chi tiết hiệu ứng nhà kính
mô tả chi tiết hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính nhân tạo

Vào thời kỳ Trái đất mới hình thành, chỉ một số sự sống có thể xuất hiện và phát triển nhờ thành phần điôxít cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn. Theo thời gian, cường độ của các tia bức xạ tăng lên.

Đồng thời, thông qua sự quang hợp, trái đất đã có cây cỏ. Cây cỏ lấy đi một phần khí dioxit cacbon trong không khí giúp khí hậu tương đối ổn định.

Trong vòng 100 năm trở lại đây, dưới tác động của con người, sự cân bằng này đang bị tác động. Sự thay đổi nồng độ của các khí nhà kính đã làm nhiệt độ tăng thêm 2 độ C. Điển hình của sự mất cân bằng này là khí dioxit cacbon tăng thêm 20% và khí metan tăng lên 90%.

Nồng độ các khí nhà kính tự nhiên được duy trì ổn định trong suốt hàng triệu năm qua, tuy nhiên trong vài thế kỷ trở lại đây, do sự phát triển của công nghiệp, lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch cao trong các phương tiện vận tải… mà lượng khí thải xả ra môi trường ngày càng lớn. Do đó làm gia tăng các khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính xẩy ra nhanh hơn

Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính

Tác động tiêu cực nhất có thể kể đến là:  Làm tan băng ở Bắc cực và Nam cực, gây hiện tượng nước biển dâng cao. gây ngập các vùng đất thấp, đặc biệt là xâm ngập mặn vào các đồng bằng nông nghiệp.

Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi môi trường sống của các loại sinh vật. Theo sự biến đổi toàn cầu này, các loài sinh vật phải thích nghi và đáp ứng với môi trường sống đầy khắc nghiệt này. Tuy nhiên, chúng không thể thích nghi kịp và dần dần biến mất

Hiệu ứng nhà kính làm ảnh hưởng đến chất lượng cũng như lượng nước trên trái đất. Dẫn đến sự thiếu nước sạch để con người sinh hoạt và trong cả quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nắng nóng, mưa nhiều chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi sinh vật phát triển. Đồng thời, các chất thải, khí thải cũng gia tăng bệnh tật và làm giảm hệ miễn dịch của con người.

Hiệu ứng nhà kính làm cho sinh thái biến đổi lớn, xa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 – 11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô.

Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1 m.

Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước giãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2 – 1,4 m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.

trồng cây xanh để bảo vệ môi trường
trồng cây xanh để bảo vệ môi trường

Các biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính

Trồng thêm nhiều cây xanh

Đây là một trong những biện pháp hiệu quả và đơn giản nhất trong việc làm giảm sự nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu. Chắc hẳn bạn đã biệt, cây xanh sẽ giúp hấp thụ CO2 thông qua quá trình quang hợp. Từ đó, lượng CO2 – khí nhà kính sẽ giảm đáng kể. Giúp giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính hiện nay

Tiết kiệm điện, tiết kiệm nguồn năng lượng

Tiết kiệm nguồn năng lượng chúng ta đang sử dụng là một cách giảm hiệu ứng nhà kính hiệu quả. Điện năng được sản xuất từ việc đốt các nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch.

Tối ưu hóa các phương tiện di chuyển

Các phương tiện truyền thông như ô tô, xe máy,.. là nguyên nhân chính sản sinh ra khí CO2, N2O và khói bụi gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, bạn có thể bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế các loại phương tiện này mà thay vào đó là đi xe đạp hoặc đi bộ.

Nguồn năng lượng sạch là nguồn năng lượng từ gió,năng lượng tái tạo, năng lượng địa nhiệtnăng lượng mặt trời. Việc sử dụng nguồn năng lượng này sẽ hạn chế hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường

Tuyên truyền bảo vệ môi trường

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về các cách bảo vệ môi trường để giúp môi trường được bền vững, xã hội phát triển lâu dài.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời