Mục lục bài viết
Biện pháp xử lý chất thải nguy hại Bệnh Viện
Công trình, biện pháp xử lý

Chất thải y tế nguy hại bao gồm:
– Chất thải lây nhiễm.
– Chất thải nguy hại không lây nhiễm.
Chất thải lây nhiễm
Căn cứ theo chứng từ thu gom, khối lượng chất thải lây nhiễm phát sinh theo tình hình hoạt động thực tế của bệnh viện như sau:
Khối lượng chất thải lây nhiễm
STT | Chất thải lây nhiễm | Mã CTNH | Trạng thái tồn tại |
Ký hiệu phân loại |
Khối lượng theo chứng từ chất thải (kg/tháng) |
1 | Chất thải y tế lây nhiễm từ hoạt động khám chữa bệnh (bao gồm cả chất thải sắc nhọn) |
13 01 01 | Rắn/Lỏng | NH | 34.482 |
(Nguồn: Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2023)
Tính toán số lượng thùng chứa chất thải lây nhiễm tại kho lưu chứa chất thải lây nhiễm:
Chất thải lây nhiễm của Cơ sở được thu gom với tần suất 1 ngày/lần, căn cứ theo chứng từ thu gom chất thải lây nhiễm hiện nay lượng chất thải phát sinh trong 1 ngày khoảng 1.150 kg.
Tại kho lưu chứa chất thải lây nhiễm, Cơ sở bố trí thùng chứa với dung tích 240 lít/thùng, dung tích thùng chứa 240 lít = 0,24 m3/thùng.
Khối lượng riêng của chất thải rắn = 450 kg/m3 (theo Tạp chí khoa học và công nghệ – Đại học Đà Nẵng, số 5(40).2010).
Khối lượng chất thải rắn có thể chứa trong thùng 240 lít là: 0,24 m3/thùng x 450 kg/m3 = 108 kg/thùng
Số thùng cần thiết để chứa chất thải lây nhiễm là: 1.150 kg (lưu trữ tối đa 01 ngày): 108 kg/thùng = 11 thùng.
Tính toán diện tích kho lưu chứa chất thải lây nhiễm:
Theo tính toán số lượng thùng rác cần thiết tại kho lưu chứa chất thải nguy hại lây nhiễm thì Cơ sở chỉ cần 11 thùng rác dung tích 240 lít là có thể đáp ứng lưu chứa được lượng chất thải lây nhiễm phát sinh.
Nhưng để đảm bảo khả năng lưu chứa, Cơ sở đã bố trí 30 – 35 thùng nhựa màu vàng, dung tích 240 lít để lưu chứa chất thải lây nhiễm phát sinh. Diện tích của 01 thùng chứa 240 lít: 0,5 m2. Diện tích để lưu chứa 50 thùng chứa 240 lít: 0,5 x 35 = 17,5 m2.
Cơ sở đã bố trí kho chứa chất thải lây nhiễm với diện tích 30 m2, đảm bảo đủ khả năng đáp ứng để lưu chứa chất thải phát sinh của Cơ sở. Các biện pháp thu gom và quản lý: Chất thải lây nhiễm phát sinh tại bệnh viện được phân loại dán nhãn, lưu trữ tại kho lưu chứa chất thải lây nhiễm có diện tích 30 m2 có biển báo trong và ngoài theo quy định tại
Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế của Bộ Y tế để đảm bảo không gây ảnh hưởng tới môi trường, cũng như cán bộ công nhân viên, bệnh nhân trong bệnh viện.
Cụ thể như sau:
– Phương án thu gom:
+ Tại mỗi khoa/phòng đều đặt 01 thùng chứa màu vàng dung tích 20 lít tùy theo loại chất thải lây nhiễm phát sinh, trên thùng có dán nhãn phân loại chất thải lây nhiễm để nhận biết và phân loại. Bên trong mỗi thùng chứa có lót túi, thùng chứa có nắp đậy kín đảm bảo không bị rơi hay rò rỉ chất thải.
Đồng thời bố trí 01 hộp hủy kim/bình hủy kim dung tích dung tích từ 1,5-6,8 lít để chứa chất thải lây nhiễm sắc nhọn tại các khoa có phát sinh loại chất thải này. Hàng ngày nhân viên vệ sinh sẽ thu gom, vận chuyển chất thải lây nhiễm về các điểm tập kết tạm thời tại thang E9 mỗi tầng.
+ Mỗi ngày nhân viên vệ sinh sẽ đến để thu gom chất thải lây nhiễm tại các khu vực phát sinh trong bệnh viện và vận chuyển về khu vực lưu giữ rác tập trung (khu vực lưu chứa chất thải lây nhiễm) của bệnh viện.
+ Bệnh viện đã bố trí 60 – 70 thùng chứa màu vàng dung tích 240 lít ở các điểm tập kết tạm thời tại thang E9 mỗi tầng đối với khu A và khu vực lưu chứa chất thải lây nhiễm tập trung tại khu B. Trên thùng được dán ký hiệu chất thải lây nhiễm để phân biệt với các loại chất thải khác phát sinh tại Bệnh viện.
– Thông số thiết kế khu vực lưu chứa chất thải lây nhiễm tập trung:
+ Diện tích: khoảng 30 m2.
+ Vị trí: tại khu B, hướng ra đường Mạc Thiên Tích.
+ Thiết kế, cấu tạo: Khu vực có mặt sàn là nền bê tông kín khít, có gờ chống tràn, không bị thẩm thấu và tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; che kín nắng, mưa, có biển cảnh báo và dán nhãn theo đúng quy định, có trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy, ứng phó sự cố tràn đổ, trang bị máy lạnh.
Phòng lưu chứa chất thải lây nhiễm được khóa cửa kín, chỉ giao chìa khóa cho nhân viên quản lý trực tiếp. + Bệnh viện đã bố trí 30 – 35 thùng chứa màu vàng dung tích 240 lít để chứa toàn bộ chất thải lây nhiễm phát sinh tại khu vực lưu chứa chất thải lây nhiễm tập trung. Thùng chứa có màu vàng, trên thùng được dán ký hiệu chất thải lây nhiễm để phân biệt với các loại chất thải khác phát sinh tại Bệnh viện.
Thùng chứa chất thải lây nhiễm được đơn vị thu gom là Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM cung cấp, định kỳ hằng ngày đơn vị thu gom tiến hành thu gom các thùng đã chứa chất thải lây nhiễm, thay đổi bằng thùng trống để Bệnh viện lưu giữ chất thải phát sinh trước khi chuyển giao vào hôm sau.
– Cơ sở đã ký hợp đồng số 04/HĐ-BVĐHYD-MTĐT ngày 14/10/2022 với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm theo đúng quy định.
– Lưu giữ các chứng từ và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường nộp cho các đơn vị có thẩm quyền. – Chủ Cơ sở đã đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số QLCTNH 79.000041.T (Cấp lần 3) do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26/06/2014. Trong quá trình hoạt động, chất thải lây nhiễm luôn được chủ Cơ sở quản lý theo đúng quy định: phân loại rác thải tại nguồn, lưu giữ tại khu vực quy định, thùng chứa có nắp đậy,…
Cơ sở chưa từng bị khiếu nại về tình trạng mùi hôi do rác thải. Chất lây nhiễm được quản lý theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Chất thải nguy hại không lây nhiễm
Căn cứ theo chứng từ thu gom, khối lượng chất thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh theo tình hình hoạt động thực tế của bệnh viện như sau:
Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Cơ sở
STT | Tên chất thải | Mã CTNH |
Trạng thái tồn tại |
Ký hiệu phân loại |
Khối lượng theo chứng từ CTNH năm 2023 (kg/tháng) |
1 | Chất thải là vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
18 01 04 | Rắn | KS | 805 |
2 | Hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại |
13 01 02 | Rắn/lỏng | KS | 995 |
3 | Pin thải | 16 01 12 | Rắn | NH | 115 |
4 | Bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh thải |
16 01 06 | Rắn | NH | 0 |
5 | Dược phẩm gây độc tế bào thải | 13 01 03 | Rắn/lỏng | NH | 0 |
Tổng | 1.915 |
(Nguồn: Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2023)
Tính toán số lượng thùng chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm tại kho lưu chứa:
Căn cứ theo chứng từ thu gom chất thải lây nhiễm hiện nay lượng chất thải nguy hại không lây nhiễm phát sinh trong 1 ngày với khối lượng như sau: chất thải là vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất khoảng 27 kg/ngày; hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại khoảng 33,2 kg/ngày; Pin thải khoảng 3,8 kg/ngày.
Cơ sở đã bố trí các thùng 240 lít và thùng 20 lít (chứa pin thải) để lưu chứa vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải.
Dung tích thùng chứa 240 lít = 0,24 m3/thùng và thùng chứa 20 lít = 0,02 m3/thùng.
Khối lượng riêng của chất thải rắn nguy hại không lây nhiễm = 800 kg/m3.
Khối lượng chất thải rắn có thể chứa trong thùng 240 lít là: 0,24 m3/thùng x 800 kg/m3 = 192 kg/thùng
Khối lượng chất thải rắn có thể chứa trong thùng 20 lít là: 0,02 m3/thùng x 800 kg/m3 = 16 kg/thùng
Số thùng cần thiết để chứa vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất là:
108 kg (lưu trữ tối đa 04 ngày): 192 kg/thùng = 1 thùng.
Số thùng cần thiết chứa pin thải là:15,2 kg (lưu trữ tối đa 04 ngày): 16 kg/thùng = 1 thùng
Tại kho lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm, Cơ sở đã bố trí 03 thùng chứa với dung tích 240 lít để chứa vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, 01 thùng chứa với dung tích 240 lít để chứa bóng đèn huỳnh quang thải bỏ,
01 thùng chứa với dung tích 20 lít để chứa pin thải; các thùng chứa đều có nắp đậy, trên thùng có dán nhãn cảnh báo nguy hại theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022.
Hóa chất thải bỏ, dược phẩm gây độc tế bào sẽ được chứa trong các can hóa chất thải dung tích 10 – 30 lít, tại vị trí lưu chứa các can chất thải này có dán tên, mã chất thải nguy hại và ký hiệu cảnh báo theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế của Bộ Y và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các biện pháp thu gom và quản lý: Chất thải nguy hại phát sinh tại Cơ sở được phân loại, thu gom, quản lý và xử lý theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:
– Phương án thu gom:
+ Tại mỗi khoa đều bố trí 01 thùng chứa màu đen dung tích 20 lít, bên trong có lót túi màu đen, để lưu chứa chất thải là vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất. Đối với Khoa Giải phẫu bệnh và khoa Nội soi, có phát sinh “hóa chất thải bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại” sẽ được bố trí các can nhựa 10 lít và 30 lít, có dán nhãn để lưu chứa và sẽ được nhân viên vệ sinh thu gom khi can đầy/khi khoa yêu cầu.
Trên thùng chứa có dán nhãn cảnh báo nguy hại theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022. Hàng ngày nhân viên vệ sinh sẽ thu gom các túi màu đen đưa về lưu giữ trong 01 thùng đen 240 lít tại khu vực tập kết chất thải ở khu vực thang E9 các tầng.
+ Toàn bộ chất thải nguy hại không lây nhiễm tại bệnh viện sẽ được nhân viên vệ sinh thu gom về kho lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm có diện tích khoảng 6 m2.
– Thông số thiết kế khu vực lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm:
+ Diện tích: 01 kho, có diện tích khoảng 6 m2.
+ Vị trí: Tầng hầm 2 khu A.
+ Thiết kế, cấu tạo: Mặt sàn là nền bê tông kín khít, không bị thẩm thấu và tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; có gờ chống tràn; có trần là BTCT kiên cố, cách nhiệt nên che kín nắng, mưa, có biển cảnh báo và dán nhãn theo đúng quy định, có trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy xách tay, xô cát và xẻng để ứng phó sự cố tràn đổ chất thải nguy hại dạng lỏng. Phòng lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm được khóa cửa kín, chỉ giao chìa khóa cho nhân viên quản lý trực tiếp.
– Tại kho lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm, cơ sở đã bố trí 04 thùng rác màu đen dung tích 240L, có nắp đậy, có dán nhãn tên và mã chất thải được dán trên tường tại nơi đặt thùng. Trong đó: 03 thùng chứa chất thải là vỏ chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất và 01 thùng chứa bóng đèn huỳnh quang và các loại thủy tinh hoạt tính thải). Bố trí 01 thùng đen, dung tích 20L để chứa pin thải.
Các can hóa chất thải/can dầu nhớt thải sẽ đặt tại khu vực có dán nhãn tương ứng. Tất cả chất thải nguy hại không lây nhiễm sau khi thu gom từ các khu vực tập kết ở thang E9 mỗi tầng, sẽ đưa về kho lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm có diện tích khoảng 6 m2 tại tầng hầm 2 khu A. Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại có mái che, tường bao quanh, nền chống thấm.
Bên ngoài khu vực có dán bảng “Chất thải nguy hại” và nhãn cảnh báo nguy hiểm theo đúng quy định tại TCVN 6707-2009 về “Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
– Có trang bị bình chữa cháy xách tay và thùng cát để xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố tại kho lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm.
– Chất thải nguy hại được thu gom và phân loại, dán nhãn, treo biển cảnh báo theo từng loại chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của Cơ sở theo đúng quy định tại TCVN 6707-2009 về “Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa”.
– Cơ sở đã ký hợp đồng số 04/HĐ-BVĐHYD-MTĐT ngày 14/10/2022 với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định.
– Lưu giữ các chứng từ và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường nộp cho các đơn vị có thẩm quyền. – Chủ Cơ sở đã đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại mã số QLCTNH 79.000041.T (Cấp lần 3) do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 26/06/2014.
Trong quá trình hoạt động, chất thải nguy hại luôn được chủ Cơ sở quản lý theo đúng quy định: phân loại rác thải tại nguồn, lưu giữ tại khu vực quy định, thùng chứa có nắp đậy,… Cơ sở chưa từng bị khiếu nại về tình trạng mùi hôi do rác thải. Chất thải rắn nguy hại được quản lý theo đúng Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 10/01/2022
Tham khảo:
Giấy phép môi trường Bệnh Viện Đại Học Y Dược
Chất thải y tế nguy hại và những điều cần biết
Bài Viết Liên Quan: