Biện pháp xử lý chất thải rắn Bệnh Viện

bệnh viện đại học y dược thành phố hồ chí minh

Biện pháp xử lý chất thải rắn Bệnh Viện

Xử lý chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn tại bệnh viện được phân loại chính theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 – Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế

+ Chất thải rắn thông thường bao gồm: chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế.

+ Chất thải lây nhiễm.

+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm.

Biện pháp xử lý chất thải rắn Bệnh Viện
Biện pháp xử lý chất thải rắn Bệnh Viện

Chất thải rắn của bệnh viện được thu gom và xử lý như sau:

– Bùn từ hệ thống xử lý sẽ được thu gom về bể chứa bùn và hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định.

– Chất thải rắn thông thường:

+ Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: được thu gom từ nơi phát sinh về điểm tập kết tạm thời tại thang E9 mỗi tầng. Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Sạch Và Xanh Toàn Cầu để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế. Tần suất thu gom 2 lần/ngày.

+ Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: bố trí khu vực lưu chứa chất thải có diện tích khoảng 23 m2 tại hầm B2 của khu A. Bệnh viện đã ký hợp đồng với Hộ Kinh doanh Tam Hồng Phát về việc mua bán chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế. Tần suất thu gom 1 lần/ngày.

– Chất thải nguy hại:

Bố trí 01 kho chứa chất thải lây nhiễm có diện tích 30 m2 và 01 kho chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm có diện tích 6 m2. Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại (chất thải lây nhiễm được thu gom 1 lần/ngày và chất thải nguy hại không lây nhiễm định kỳ 2 lần/tuần)

Chất thải rắn thông thường

Cơ sở phát sinh chất thải rắn thông thường được phân loại, thu gom và quản lý theo Thông tư 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021

– Quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế. Chất thải rắn thông thường được phân loại thành 02 nhóm, bao gồm: chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế, chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế. Cụ thể như sau:

+ Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động của nhân viên, bệnh nhân, người thân,…

+ Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: thùng carton; vỏ hộp thuốc; giấy vụn; can nhựa; chai thuốc, lọ thủy tinh không có thành phần, tính chất nguy hại;…

Số lượng cán bộ công nhân viên khoảng 3.000, bệnh nhân lưu trú và thân nhân thăm nuôi khoảng 1.820 người/ngày với hệ số phát thải là 0,3 kg/người/ngày (theo Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Kim Thái – Quản lý chất thải rắn – tập 1, hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt là 0,2 – 0,8 kg/người/ngày). Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tối đa khoảng:

4.820 x 0,3 kg/người/ngày = 1.446 kg/ngày = 1,446 tấn/ngày

Số lượng bệnh nhân không lưu trú khoảng 7.000 người/ngày với hệ số phát thải là 0,2 kg/người/ngày (theo Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Kim Thái – Quản lý chất thải rắn – tập 1, hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt là 0,2 – 0,8 kg/người/ngày).

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tối đa khoảng: 7.000 x 0,2 kg/người/ngày = 1.400 kg/ngày = 1,4 tấn/ngày.

Khối lượng chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế khoảng 0,35 tấn/ngày.

– Phương án thu gom, vận chuyển, xử lý:

+ Tại các khoa/phòng: bệnh viện đã bố trí ở mỗi phòng khoa/phòng 02 thùng chứa dung tích 20 lít, có túi lót để chứa chất thải chuyên biệt khác nhau: 01 thùng màu xanh để chứa chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế, 01 thùng màu trắng để chứa chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế, các thùng chứa đều có nắp đậy.

+ Mỗi ngày nhân viên vệ sinh sẽ thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường về các điểm tập kết tạm thời tại thang E9 mỗi tầng. Bệnh viện đã bố trí ở mỗi điểm tập kết tạm thời 06 thùng dung tích 240 lít để chứa chất thải chuyên biệt khác nhau: 04 thùng màu xanh để chứa chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế, 02 thùng màu trắng để chứa chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế, các thùng chứa đều có nắp đậy.

• Đối với chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: mỗi ngày nhân viên vệ sinh sẽ vận chuyển từ điểm tập kết tạm thời ra khu vực chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý tại cổng Tản Đà. Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Sạch Và Xanh Toàn Cầu để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế. Tần suất thu gom 2 lần/ngày.

• Đối với chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: mỗi ngày nhân viên vệ sinh sẽ vận chuyển từ điểm tập kết tạm thời về khu vực lưu chứa chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế có diện tích khoảng 23 m2 tại hầm B2 của khu A. Bệnh viện đã ký hợp đồng với Hộ Kinh doanh Tam Hồng Phát về việc mua bán chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế. Tần suất thu gom 1 lần/ngày

+ Tại khu vực căn tin và xung quanh khuôn viên cơ sở: bệnh viện bố trí 01 thùng chứa màu xanh đặt tại khu vực dễ nhìn thấy để lưu chứa chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế. Lượng chất thải này mỗi ngày được nhân viên vệ sinh đưa ra khu vực cổng Tản Đà để chuyển giao cho đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý.

Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời