Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

tổng hợp các sự cố sốc vi sinh

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải như sau:

✓ Các bước chuẩn bị trước khi vận hành hệ thống xử lý nước thải Công tác bàn giao ca: Trước khi vào ca làm việc người vận hành phải làm thủ tục bàn giao ca trực, thời gian bàn giao thường 10 -15 phút và ghi vào sổ nhật kí các nội dung:

– Thời gian bàn giao;

– Lượng nước trong các bể;

– Hiện trạng các máy đang vận hành;

– Lưu lượng bơm; Tiếng động cơ;

– Độ rung;

– Điện áp các pha;

– Cường độ dòng điện các pha;

– Hiện tượng rò rỉ;

– Tình hình hiện trạng tại công trình;

– Những sự cố, hiện tượng khác và biện pháp giải quyết.

quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải

✓ Vận hành trong ca:

– Trong trường hợp các máy móc thiết bị vẫn đang vận hành tiếp, người công nhân có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của máy thường xuyên liên tục. Tuyệt đối không được bỏ trạm trong khi đang vận hành. Thường xuyên kiểm tra chất lượng sau xử lý.

– Kiểm tra tất cả các van đều đang nằm ở chế độ hoạt động bình thường, đúng chức năng.

– Kiểm tra và ghi nhận vào nhật ký tình trạng của hệ thống báo động

– Kiểm tra tất cả các bồn hóa chất, tình trạng bồn và số lượng hóa chất dự trữ cần thiết cho quá trình xử lý. Phải làm đề xuất và báo ngay cho cấp quản lý khi hóa chất xử lý nằm ở mực báo động và luôn duy trì số lượng, chất lượng hóa chất theo đúng chuẩn loại.

✓ Thao tác vận hành

– Kiểm tra toàn bộ hệ thống bao gồm: máy móc thiết bị, đường ống vận chuyển, các van khóa có như ở vị trí sẵn sàng hoạt động hay chưa.

– Vớt các vật cản trước song chắn rác, trong các bể chứa tránh gây hiện tượng tặng nghẽn ống hay cháy bơm.

– Đóng điện ở cầu dao chính trong tủ điện điều khiển, kiểm tra đèn báo pha và các đồng hồ điện.

– Bật công tắc các bơm, thiết vị sang vị trí MANU kiểm tra sự hoạt động của thiết bị, nếu có hiện tượng khác lạ dùng lại kiểm tra thiết bị trước khi vận hành.

– Bật công tắc các bơm nước thải, thiết bị sang vị trí AUTO/ON cho hệ thống vận hành tự động.

– Khi đèn báo hiệu bơm đang hoạt động, sau 30 giấy nếu không thấy nước lên bể, nhanh chóng tắt bơm.

Kiểm tra lại sự hoạt động của bơm.

– Bật công tắc máy bơm hóa chất và kiểm tra sự dịch chuyển của hóa chất cấp cho hệ thống.

– Hệ thống xử lý nước thải phải làm việc tự động nhờ các van phao điều kiển hệ thống điện.

✓ Kết thúc vận hành

– Khi kết thúc một quá trình xử lý thì ta phải kiểm tra các thông số chất lượng nước đầu ra;

– Đảm bảo tất cả các thông đạt theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT- cột B và các quy định hiện hành;

– Đảm bảo tất cả các thiết bị luôn trong trạng thái hoạt động tốt;

– Dọn dẹp vệ sinh hệ thống, cập nhật vào báo cáo vệ sinh;

– Chốt nguyên vật liệu hằng ngày;

– Viết báo cáo hằng ngày;

– Ghi sổ nhật ký giao ca. Các loại hóa chất cơ sở sử dụng trong quá trình xử lý nước thải là Javen, NaOH, NaHCO3. Định mức tiêu hao các loại hóa chất tối đa được thể hiện trong bảng sau

Định mức hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải tại Cơ sở

STT Tên hoá chất Đơn vị Khối lượng/tháng Mục đích sử dụng
I Hệ thống XLNT công suất 600 m3/ngày đêm
1 NaOH 98% Kg 90 Cân bằng pH
2 Javen 10% Kg 36 Khử trùng nước thải
3 NaHCO3 Kg 90 Cân bằng pH
II Hệ thống XLNT công suất 220 m3/ngày đêm
1 NaOH 98% Lít 33 Cân bằng pH
2 Javen 10% Kg 13,3 Khử trùng nước thải
3 NaHCO3 Lít 33 Cân bằng pH

Quy chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý

Căn cứ theo Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 829/GP-STNMT-TNNKS ngày 06/10/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh cấp, nước thải sau xử lý tại Cơ sở phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế QCVN 28:2010/BTNMT (cột B, K = 1) trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung thành phố trên đường Hồng Bàng.

Bài viết dựa trên dữ liệu của bài viết Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đại Học Y Dược

Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời