Mục lục bài viết
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đại Học Y Dược
Nước thải phát sinh tại các bệnh viện hiện nay chứa nhiều chất ô nhiễm và mầm bệnh khác nhau, dễ phát tán trên diện rộng nếu không được xử lý sạch trước khi thải ra môi trường.
Xử lý nước thải bệnh viện là biện pháp duy nhất để ngăn chặn tình trạng phát tán mầm bệnh và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải bệnh viện là đặc trưng của nước thải y tế, nó chứa nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau.
Nguồn nước thải phát sinh từ bệnh viện phần lớn từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, khu phẫu thuật, điều trị, khám, chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ,… Nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải ra môi trường sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái trong nguồn nước, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tạo nên nguy cơ ô nhiễm, lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.
Thành phần chính có trong nước thải bệnh viện
- Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, như máu, dịch nhầy,..
- Chế phẩm sử dụng trong y học
- Các loại hóa chất thí nghiệm, test mẫu cho bệnh nhân
- Các chất rắn lơ lửng (TSS) có trong nước thải
- Các vi trùng, vi khuẩn: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân bệnh nhân;
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ
Phương pháp xử lý nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện chủ yếu gồm các thành phần dễ phân hủy sinh học, nên xử lý nước thải bệnh viện bằng phương pháp sinh học AAO sử dụng bùn hoạt tính kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí là tối ưu nhất, ngoài ra cần kết hợp thêm phương pháp cơ học và hóa học để khử trùng nước thải.
Nước thải bệnh viện sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải y tế.
Công trình xử lý nước thải cục bộ
Bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải sinh hoạt nhà vệ sinh khu B sẽ theo các đường ống uPVC Ø100-150-200 dẫn về các bể tự hoại 3 ngăn xây âm tại khu B để được xử lý sơ bộ. Nước thải sau bể tự hoại được dẫn về bể thu gom khu B, sau đó được dẫn về bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải 600 m3/ngày đêm, một phần nước thải tại bể điều hòa được bơm sang bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải 220 m3/ngày đêm.
Số lượng: 04 bể tự hoại 03 ngăn.
Vị trí xây dựng: xây âm tại khu B.
Thuyết minh nguyên lý bể tự hoại 3 ngăn: Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Cặn lắng giữ trong bể từ 3 – 6 tháng, dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất hòa tan. Nước thải lắng trong bể với thời gian dài bảo đảm hiệu suất lắng cao.
Với thời gian lưu nước 3 – 6 ngày, 90% – 92% các chất lơ lửng lắng xuống đáy bể, qua một thời gian cặn sẽ phân hủy kỵ khí trong ngăn lắng, sau đó nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Trong mỗi bể đều có lỗ thông hơi để giải phóng lượng khí sinh ra trong quá trình lên men kỵ khí và tác dụng thứ hai của ống này là dùng để thông các ống đầu vào và ống đầu ra khi bị nghẹt.
Khi qua bể tự hoại, nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải giảm khoảng 30%, riêng các chất lơ lửng hầu như được giữ lại hoàn toàn. Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị chức năng có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 01/HĐ-BVĐHYDMTĐT ký ngày 15/06/2023 giữa Cơ sở và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM
Bể tách mỡ 5 ngăn
Nước thải từ khu vực bếp ăn theo các mương thu nước dẫn vào các bể tách mỡ 05 ngăn để loại bỏ các thức ăn thừa, dầu mỡ có kích thước lớn trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải công suất 600 m3/ngày.đêm. Số lượng: 02 bể tách mỡ 05 ngăn. Vị trí lắp đặt: khu vực bếp ăn tại khu A.
Thuyết minh nguyên lý bể tách mỡ 05 ngăn:
Ngăn chứa: Nước thải chứa dầu mỡ được thu gom vào ngăn đầu tiên, trong ngăn này có bố trí giỏ lọc rác, có chức năng lọc, giữ lại những chất thải, dầu mỡ có kích thước lớn nhằm giảm tình trạng tắc nghẽn, cũng như tối đa hóa được tốc độ dòng chảy.
Ngăn tách mỡ: Khi nước thải đã được lọc thô trong ngăn 1 sẽ được vách ngăn hướng dòng chảy qua ngăn tách mỡ. Sau đó ổn định dòng chảy và tạo hiện tượng phân tầng, lớp mỡ sẽ nổi lên bề mặt. Nước thải đã được tách mỡ chảy sang ngăn lắng.
Ngăn lắng: Nước thải được ổn định vận tốc nhầm hỗ trợ cho quá trình lắng. Nước thải sau khi được lắng cặn sẽ được dẫn về hệ thống xử lý nước thải công suất 600 m3/ngày. Lớp dầu mỡ nổi trên mặt sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị chức năng có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 01/HĐ-BVĐHYD-MTĐT ký ngày 15/06/2023 giữa Cơ sở và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM
Bể kỵ khí 02 ngăn
Nước thải sinh hoạt nhà vệ sinh, lavabo, vệ sinh sàn tại khu A sẽ theo các đường ống uPVC Ø50-100-150-200 về bể kỵ khí của hệ thống xử lý nước thải 600 m3/ngày đêm để được xử lý sơ bộ. Sau khi được xử lý sơ bộ ở bể kỵ khí, nước thải sinh hoạt sẽ theo đường ống uPVC Ø114 về bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải 600 m3/ngày đêm, một phần nước thải tại bể điều hòa được bơm sang bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải 220 m3/ngày đêm.
Vị trí xây dựng: tầng hầm 1 khu A. Lượng bùn sau thời gian lưu trong bể sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị chức năng có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 01/HĐ-BVĐHYDMTĐT ký ngày 15/06/2023 giữa Cơ sở và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM.
Bể thu gom tách mỡ
Nước thải từ bếp ăn: sẽ được thu gom bằng đường ống uPVC Ø100 dẫn về bể thu gom tách mỡ của hệ thống xử lý nước thải 600 m3/ngày đêm để được xử lý sơ bộ trước khi theo đường ống uPVC Ø114 về bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải 600 m3/ngày đêm, một phần nước thải tại bể điều hòa được bơm sang bể điều hòa hệ thống xử lý nước thải 220 m3/ngày đêm.
Vị trí xây dựng: tầng hầm 1 khu A. Lớp dầu mỡ nổi trên mặt sẽ được thu gom và chuyển giao cho đơn vị chức năng có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo hợp đồng số 01/HĐ-BVĐHYD-MTĐT ký ngày 15/06/2023 giữa Cơ sở và Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị TP.HCM.
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải
Toàn bộ nước thải phát sinh sẽ được dẫn về 02 hệ thống xử lý thải tập trung có công suất 600 m3/ngày đêm của Bệnh viện để xử lý.
Vị trí xây dựng: xây âm tại tầng hầm 1 khu A bệnh viện.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại Bệnh viện như sau:
Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý nước thải công suất 600 m3/ngày đêm

Thuyết minh công nghệ:
Nước thải đen từ nhà vệ sinh (phân, nước tiểu) được dẫn về ngăn 1 bể kỵ khí. Nước thải xám từ lavavo, nước vệ sinh sàn được dẫn về ngăn 2 bể kỵ khí. Nước thải từ bếp ăn được dẫn về bể tách mỡ để loại bỏ dầu mỡ trong nước. Nước thải từ bếp ăn được dẫn về bể tách mỡ để xử lý sơ bộ trước khi dẫn về bể điều hòa. Nước thải y tế từ hoạt động khám chữa bệnh được dẫn về bể điều hòa.
Bể điều hòa
Bể điều hòa với hệ thống ống khí đục lỗ sẽ có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ bằng cách cung cấp một lượng khí vừa đủ để xáo trộn các nguồn nước thải đi vào và một thời gian lưu từ 4 giờ trở lên. Từ bể điều hòa nước thải được bơm lên thùng đo lưu lượng nhằm ổn định lưu lượng nước thải khi vào bể sinh học tiếp xúc.
Bể thiếu khí anoxic
Nước thải từ bể điều hòa được bơm qua bể thiếu khí anoxic. Tại bể thiếu khí, quá trình xử lý nito được diễn ra, nitrat được chuyển hóa thành N2 khi không có mặt oxy. Sau khi qua bể thiếu khí nước thải tự chảy qua bể sinh học tiếp xúc.
Bể FBBR
Bể sinh học tiếp xúc bao gồm một hệ thống sục khí mịn và cố định một lớp vật liệu giá thể sinh học có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn. Trong điều kiện được sục khí liên tục, trên bề mặt lớp giá thể sinh học sẽ hình thành một lớp màng sinh học (Biofilm). Các vi sinh vật hiếu khí đó tồn tại và phát triển nhờ hệ thống cung cấp và phân tán khí oxy được lắp đặt ở đáy bể.
Nước thải và không khí được hòa trộn theo nguyên tắc ngược chiều, không khí có chứa oxy được thổi từ dưới lên, nước thải được đưa từ trên xuống, qua lớp đệm nước thải được dàn đều trên bề mặt và tiếp xúc với oxy. Các hạt nước và không khí cũng được phân nhỏ theo nguyên tắc mạng tinh thể và tăng hiệu quả tiếp xúc.
Bể lắng bùn sinh học hoạt tính
Sau khi xử lý sinh học nước thải được bơm sang bể lắng. Tại bể lắng, nước thải được phân phối đều vào bể thông qua một ống đục lỗ. Sau khi phân phối, nước thải được dẫn xuống phía dưới bằng tấm vách nghiêng với góc 60o so với phương ngang làm tăng diện tích bề mặt đáy bể lắng. Do đó bùn cặn dễ dàng trượt theo vách nghiêng đi xuống vùng thu của bể. Vùng thu cặng được lắp đặt các ống thu bùn dẫn về ngăn thiếu khí của hệ thống xử lý để bổ sung vi sinh cho hệ thống xử lý sinh học.
Bể khử trùng
Nước thải sau khi qua bể lắng tự chảy sang bể khử trùng để diệt các vi khuẩn gây bệnh. Hóa chất được sử dụng là Javen, đây là chất oxy hóa mạnh ở bất cứ dạng nào có tác dụng khử trùng rất mạnh.
Bồn lọc áp lực
Sau khi qua bể khử trùng chất thải được bơm lên bồn lọc áp lực, trong bồn lọc áp lực chứa vật liệu lọc là cát, sỏi nhằm giữ lại các chất lơ lửng còn trong nước mà sau bể lắng chưa xử lý được.
Tại bể khử trùng: hóa chất khử trùng clorin được cung cấp bằng hệ thống bơm định lượng nhằm tiêu diệt các vi khuẩn còn sót lại trong nước thải. Bể khử trùng được thiết kế các vách chắn tạo dòng, nhằm tạo sự khuấy trộn tốt nhất giữa nước thải và hóa chất khử trùng.
Nước sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, cột B, K=1 trước khi xả vào nguồn tiếp nhận
Bài Viết Liên Quan: