Định nghĩa nhân tố sinh thái – Các loại sinh thái

Định nghĩa nhân tố sinh thái - Các loại sinh thái

Định nghĩa nhân tố sinh thái – Các loại sinh thái

Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật bao gồm nhân tố sinh thái hữu sinh và nhân tố sinh thái vô sinh.

Các yếu tố môi trường tác động lên đời sống sinh vật mà sinh vật phản ứng lại một cách thích nghi thì chúng được gọi là yếu tố sinh thái

Các sinh vật khi chịu sự tác động của các nhân tố sinh thái, bản thân chúng sẽ phản ứng lại phụ thuộc vào các đặc điểm của các yếu tố tác động như

+ Bản chất của nhân tố tác động (Nhiệt độ – nóng, lạnh; ánh sáng gồm: tia: đơn sắc, đa sắc; bước sóng: dài, ngắn)

+ Cường độ tác động (cao thấp, nhiều ít)

+ Tần số tác động (dài, ngắn)

+ Thời gian tác động (liên tục, đứt đoạn; mau, thưa)

Phân loại nhân tố sinh thái

Có 2 loại nhân tố sinh thái như sau.

+ Nhân tố sinh thái vô sinh: là các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. vd: nhiệt độ, ánh sáng, nước, nước thải, kim loại nặng, chất vô cơ…

+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: Động thực vật, vi sinh vật và con người. (các tác động của con người cũng được coi là một nhân tố sinh thái, nhân tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật)

Phân loại theo tính chất

  • Phân loại theo tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác động của nhân tốt sinh thái đến đời sống sinh vật:

+ Nhóm các nhân tố sinh tồn: Là những nhân tố sinh thái cần thiết cho sự sống còn của sinh vật. (Sinh vật biển: nước, độ mặn; Thực vật: ánh sáng, O2 , CO2 )

+ Nhóm các nhân tố chủ đạo: Là nhóm những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống sinh vật hoặc sự biến đổi của nó sẽ ảnh hưởng tới sự biến đổi của những nhân tố tiếp theo. Ví dụ: đối với thực vật ánh sáng là nhân tố chủ đạo

+ Nhóm các nhân tố giới hạn: Là nhóm các nhân tố sinh thái nằm ở mức thấp hơn hoặc cao hơn mức chống chịu của sinh vật (nhân tố sinh thái nằm ngoài giới hạn chịu đựng). Ví dụ: độ mặn quá cao hoặc quá thấp đối với hoạt động bình thường của sinh vật biển.

+ Nhóm các nhân tố sinh thái độc lập: Là nhóm những nhân tố sinh thái mà sự biến đổi của nó độc lập với đời sống sinh vật. ( Ánh sáng mặt trời qua các tầng nước).

+ Nhóm các nhân tố sinh thái phụ thuộc: những nhân tố sinh thái mà sự tồn tại và biến động của nó chịu sự chi phối của những nhân tố khác. (Sóng phụ thuộc vào dòng chảy và gió).

+ Nhân tố sinh vật: Bao gồm quan hệ tương hỗ giữa các loài sinh vật như phụ sinh, ký sinh, cạnh tranh và cộng sinh…

+ Nhân tố con người: Tác dụng của con người trong quá trình cải tạo, phát triển hoặc khai thác đối với nguồn lợi sinh vật (công trình xây dựng, khai thác hủy diệt…)

  • Exposome là một khái niệm khá mới, liên quan tới tác động của những nhân tố sinh thái với môi trường sống của con người và Y học

Exposome bao gồm tập hợp các yếu tố xuất hiện khi con người tiếp xúc với môi trường ngoài, nghĩa là những yếu tố phái sinh, ngoài nhiễm sắc thể, không do di truyền, bổ sung cho bộ gen mà bố mẹ truyền cho, kể từ khi là hợp tử cho đến khi chết

nhân tố sinh thái tác động tới con người
nhân tố sinh thái tác động tới con người

Mối quan hệ giữa môi trường và sinh vật

– Quan hệ giữa môi trường và sinh vật là mối quan hệ qua lại: môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng tác động lên môi trường làm thay đổi môi trường.

Các quy luật sinh thái học

1. Quy luật giới hạn sinh thái (luật Shelford)
2. Quy luật tác động không đồng đều của các yếu tố sinh thái
3. Quy luật về nhân tố chủ đạo
4. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường
5. Quy luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái
6. Quy luật lượng tối thiểu

Sinh thái và môi trường sống

– Khái niệm: Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động khác của sinh vật.
– Phân loại:
+ Môi trường trên cạn (mặt đất và khí quyển).
+ Môi trường nước (nước mặn, nước ngọt, nước lợ).
+ Môi trường đất (các tầng đất có sinh vật sinh sống).
+ Môi trường sinh vật (cơ thể thực vật, động vật…)

nhân tố sinh thái ảnh hưởng lên cá
nhân tố sinh thái ảnh hưởng lên cá

Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

Giới hạn sinh thái

– Khái niệm: giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

– Giới hạn sinh thái bao gồm:

+ Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu: là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí của sinh vật.

– Vd: giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam là 5,6 – 42oC, trong đó nhiệt độ thuận lợi nhất cho cá rô phi (khoảng thuận lợi) khoảng từ 20 – 35oC.

Ổ sinh thái

– Khái niệm: ổ sinh thái là một khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

– Ổ sinh thái khác với nơi ở.

– Vd: hai loài chim sống trên cùng 1 loại cây, một loài ăn hạt, môt loài ăn côn trùng sống trên cây. Hai loài này có ổ sinh thái khác nhau

Bài tập ứng dụng về nhân tố sinh thái

Câu 1: Giới hạn sinh thái là:

A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

B. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

Câu 2: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi (khoảng cực thuận) là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật

A. phát triển thuận lợi nhất.

B. có sức sống trung bình.

C. có sức sống giảm dần.

D. chết hàng loạt.

Câu 3: Có các loại môi trường phổ biến là:

A. Môi trường đất, Môi trường nước, Môi trường trên cạn, Môi trường sinh vật.

B.Môi trường đất, Môi trường nước, Môi trường trên cạn, Môi trường bên trong.

C. Môi trường đất, Môi trường nước, Môi trường trên cạn, Môi trường ngoài.

D. Môi trường đất, Môi trường nước ngọt, Môi trường nước mặn và Môi trường trên cạn.

Câu 4: Có các loại nhân tố sinh thái nào?

A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật.

B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người.

C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh.

D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh.

Câu 5: Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có các giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,60C và 420C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,60C đến 420C được gọi là

A. khoảng gây chết.

B. khoảng thuận lợi.

C. khoảng chống chịu.

D. giới hạn sinh thái.

Câu 6: Con người là một nhân tố sinh thái đặc biệt. Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố nào sau đây?

A. Nhóm nhân tố vô sinh.

B. Nhóm nhân tố hữu sinh.

C. Thuộc cả nhóm nhân tố hữu sinh và nhóm nhân tố vô sinh.

D. Nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái?

A. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật.

B. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật.

C. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật.

D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh.

Câu 8: Nhân tố sinh thái nào sau đây thuộc nhóm nhân tố vô sinh?

A. Xác động thực vật chết trong môi trường.

B. Kẻ thù săn mồi.

C. Các cá thể cùng bầy đàn.

D. Con người.

Câu 9: Chọn câu sai trong các câu sau:

A. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.

B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

C. Sinh vật không phải là yếu tố sinh thái.

D. Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhóm nhân tố vô sinh và nhóm nhân tố hữu sinh.

Câu 10: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Nhiệt độ 5,60C và 420C được gọi là

A. khoảng thuận lợi của loài.

B. điểm gây chết giới hạn dưới.

C. điểm gây chết giới hạn trên.

D. Điểm gây chết

Câu 11: Trong khoảng giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam. Mức 5,60C gọi là:

A. điểm gây chết giới hạn dưới.

B. điểm gây chết giới hạn trên.

C. điểm thuận lợi.

D. giới hạn chịu đựng .

Câu 12: Trong khoảng giới hạn sinh thái của cá rôphi Việt Nam. Mức 420C được gọi là:

A. giới hạn chịu đựng .

B. điểm thuận lợi.

C. điểm gây chết giới hạn trên.

D. điểm gây chết giới hạn dưới.

Câu 13: Trong giới hạn nhiệt của cá rô phi Việt Nam, khoảng nhiệt độ từ 200C đến 350C được gọi là:

A. giới hạn chịu đựng .

B. khoảng thuận lợi.

C. điểm gây chết giới hạn trên.

D. điểm gây chết giới hạn dưới.

Câu 14: Khoảng thuận lợi là

A. khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp cho khả năng tự vệ của SV.

B. khoảng nhân tố sinh thái ở mức phù hợp cho sự sinh sản của sinh vật.

C. khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

D. khoảng nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được.

Câu 15: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến +440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?

A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.

B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn.

C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn.

D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn.

Câu 16: Giới hạn sinh thái gồm có:

A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.

B. khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.

C. giới hạn dưới, giới hạn trên.

D. giới hạn dưới, giới hạn trên, khoảng chống chịu.

Câu 17: Nhân tố vô sinh bao gồm:

A. các nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. các tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật.

C. các tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật.

D. các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật

Câu 18: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,…vì:

A. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo

B. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao

C. tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy

D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng.

Câu 19: Cây trồng ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ:

A. 15oC – 20oC. B. 20oC – 25oC.

C. 20oC – 30oC. D. 25oC – 30oC.

Câu 20: Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng?

A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật.

B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người.

C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.

D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời