Cách nuôi vi sinh xử lý nước thải

Cách nuôi vi sinh xử lý nước thải

Cách nuôi vi sinh xử lý nước thải

Nuôi vi sinh trong xử lý nước thải là một giai đoạn quan trọng, quyết định toàn bộ chất lượng nước thải sau xử lý. Đây là giai đoạn nhạy cảm và nhiều rủi ro gặp phải.

Do đó đòi hỏi người nuôi cấy vi sinh phải có kiến thức và kinh nghiệm nhất định. Để có thể nuôi cấy thành công và giúp vi sinh phát triển tốt và hiệu quả với nước thải cần xử lý.

Khái niện về vi sinh xử lý nước thải

Vi sinh xử lý nước thải là tổ hợp các loại vi sinh kỵ khí và hiếu khí. bao gồm các chủng cơ bản như

  • Vi khuẩn Bacillus Thuringiensis Israelensis
  • Vi khuẩn Bacillus Amyloliquefaciens
  • Vi khuẩn Pseudomonas
  • Vi khuẩn Nitrobacter
  • Vi khuẩn Nitrosomonas
  • Vi khuẩn feammox

Và rất nhiều chủng vi khuẩn khác. Nhưng hiệu quả cao nhất trong xử lý nước thải là các chủng vi khuẩn trên.

Các chủng vi khuẩn, vi sinh trong xử lý nước thải có nhiệm vụ phân hủy chất hữu cơ, tổng hợp dinh dưỡng và phát triển tế bào mới,… do đó làm sạch nước.

bùn vi sinh xử lý nước thải
bùn vi sinh xử lý nước thải

Dinh dưỡng nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

Trong nước thải có chứa thành phần hữu cơ đã có chứa một hàm lượng dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển, tuy nhiên trong một số trường hợp thì cần phải bổ xung thêm các chất dinh dưỡng để vi sinh vật có thể phát triển toàn diện nhất như.

Chất dinh dưỡng: Vi sinh đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng cơ bản cho sự phát triển như carbon, nitơ, photpho, B1, B6, B12, natri, kali, magie, sắt, Chất vi lượng… Những chất này đều có ở trong nước thải, nhưng thường không đủ. Tùy từng loại nước thải mà phải bổ xung các loại dinh dưỡng khác nhau. để vi sinh vật phát triển toàn diện nhất.

Các thành phần dinh dưỡng bên trên có chứa nhiều trong các chất nào ? mời các bạn tìm hiểu trong bài viết Các nguồn dinh dưỡng cho vi sinh xử lý nước thải

Phân loại nước thải

Nước thải được phân loại cơ bản thành 02 loại như sau.

Nước thải chứa thành phần hữu cơ – như nước thải sinh hoạt, nước thải chung cư, nước thải y tế, nước thải phòng khám, nước thải thực phẩm, nước thải thủy sản,…

Nước thải chứa thành phần vô cơ – như nước thải xi mạ, nước thải cao su, nước thải tẩy rửa, nước thải sản xuất mỹ phẩm, nước thải nhiễm dầu,…

Vi sinh vật chỉ có thể tổng hợp và xử lý các thành phần hữu cơ dễ phân hủy sinh học, còn các chất vô cơ như kim loại nặng thì không.

Với các chất vô cơ trong nước thải thì cần phải xử lý bằng phương pháp hóa lý.

0981193639 Môi Trường Green Star

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời