Mẫu giấy phép môi trường công ty dầu thực vật Tân Bình

mẫu giấy phép môi trường công ty dầu thực vật tân bình

Mẫu giấy phép môi trường công ty dầu thực vật Tân Bình

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giấy phép môi trường thành phần

– Văn bản nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải số 9767/TNMT-QLMT ngày 11/10/2006 được UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Văn bản nghiệm thu hệ thống xử lý khí thải lò hơi 10 tấn/h số 952/TNMT-QLMT ngày 01/02/2008 được UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành.

– Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết của “Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình” số 1178/QĐ-TNMT-CCBVMT ngày 24/10/2012 được UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

– Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số QLCTNH 79.002012.T (cấp lần 2) ngày 14/08/2012 được UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

– Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình số 6141/GXN-TNMT-CCBVMT ngày 27/08/2014 được UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường cấp.

– Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 467/GP-STNMT-TNNKS ngày 08/06/2020 được UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường.

Quy mô của cơ sở

– Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: sản xuất dầu ăn động và thực vật. Cơ sở không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

– Phạm vi, quy mô, công suất của cơ sở:

+ Tổng diện tích mặt đất sử dụng: 32.310 m2, cơ sở với quy mô sử dụng đất nhỏ (phân loại theo điểm b khoản 1 Điều 25 và mục 6 Phụ lục III, mục 5 Phụ lục V Nghị định 08/2022/NĐ-CP).

+ Công suất sản xuất: Tổng công suất sản xuất đăng ký 24.000 tấn sản phẩm/năm.

+ Vốn đầu tư: 89.332.140.000 (Tám mươi chín tỷ ba trăm ba mươi hai triệu một trăm bốn mươi nghìn) đồng.

+ Quy mô của dự án đầu tư: Cơ sở thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công (theo Phụ lục I Nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ).

+ Cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022/NĐ-CP. – Cơ sở là “Nhà máy sản xuất dầu thực vật với công suất 24.000 tấn/năm” của Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình thuộc dự án đầu tư nhóm II theo mục số 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

Do đó cơ sở thuộc đối tượng phải lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường của cơ sở trình UBND Thành phố Hồ Chí Minh – Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.

Quy trình sản xuất sản phẩm

Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dầu ăn được chế biến từ các loại cây có dầu với công nghệ hiện đại máy móc công nghiệp là chủ yếu

Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết số 1178/QĐ-TNMT-CCBVMT ngày 24/10/2012 của “Công ty Cổ phần Dầu Thực vật Tân Bình” tại số 889 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại cơ sở đang hoạt động ổn định với công suất sản xuất không thay đổi so với Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

mẫu giấy phép môi trường công ty dầu thực vật tân bình
mẫu giấy phép môi trường công ty dầu thực vật tân bình

Giảm thiểu mùi từ khu vực nhà vệ sinh

+ Dán các biển báo đề nghị công nhân giữ vệ sinh chung;

+ Thường xuyên nhắc nhở, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung cho công nhân viên;

+ Có công nhân viên vệ sinh dọn rửa nhà vệ sinh và thu gom rác từ nhà vệ sinh đưa ra nhà chứa chất thải sinh hoạt hàng ngày;

Giảm thiểu mùi từ nhà chứa chất thải

Đối với rác thải sinh hoạt:

Chủ dự án đã thu gom, lưu chứa rác trong các thùng chứa có nắp đậy kín và hợp đồng với đơn vị chức năng để vận chuyển rác hằng ngày, tránh tình trạng ứ đọng rác thải lâu ngày.

Quá trình lưu chứa rác thải, chủ dự án đã thực hiện các biện pháp sau:

– Bố trí thùng chứa rác có nặp đậy kín tại những nơi thường xuyên phát sinh chất thải;

– Đã bố trí nhà lưu chứa rác sinh hoạt tập trung;

– Sử dụng các chế phẩm sinh học để hạn chế mùi phát sinh từ rác thải;

– Trồng thêm cây xanh quanh khu vực chứa rác để hấp thụ một phần mùi hôi.

Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường

– Đất hoạt tính thải được lưu chứa trong phễu thép và đặt trong kho có tường tôn bao kín.

– Bã nguyên liệu được lưu chứa tại silo có nắp đậy kín.

– Cặn xà phòng được lưu chứa trong bồn kín.

– Axit béo (dầu) được lưu chứa trong bồn kín.

Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường

Đối với chất thải rắn sinh hoạt

A) Khối lượng phát sinh

Loại chất thải này phát sinh bao gồm các hộp đựng thức ăn, giấy ăn, thực phẩm thừa, vỏ chai hộp bằng nhựa, rau quả, … (gọi chung là rác sinh hoạt). Với hệ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 0,5 kg/người/ngày, với tổng số lao động tối đa làm việc tại cơ sở là 339 người, khối lượng rác sinh hoạt phát sinh là:

0,5 kg/người/ngày x 339 người = 169,5 kg/ngày = 50.850 kg/năm

B) Biện pháp lưu giữ và xử lý

Chất thải rắn sinh hoạt tại công ty sẽ được phân loại, lưu giữ và chuyển giao theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 như sau:

– Phân loại chất thải rắn sinh hoạt

Công ty đã trang bị và bố trí các thùng chứa có nắp đậy kín tại những nơi thường xuyên phát sinh chất thải như nhà ăn, văn phòng, trong xưởng sản xuất… để thu gom chất thải, vào cuối ngày công nhân vệ sinh sẽ đưa về khu vực lưu chứa rác sinh hoạt tập trung để phân loại theo tính chất của các nguồn thải gồm:

+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế (hộp giấy, tạp chí, giấy báo các loại, chai lọ bằng nhựa, vỏ lon bia nước ngọt, …);

+ Chất thải thực phẩm (thức ăn thừa, rau, củ quả, trái cây hư, lá thực vật, hoa các loại, thịt, trứng …);

+ Chất thải rắn sinh hoạt khác (đất, cát, bụi từ quét dọn vệ sinh, vỏ dừa, vải, sợi các loại, …).

– Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt

+ Diện tích khu vực lưu chứa: 40 m2 với kích thước D x R = 5 x 8 m.

+ Vị trí: cạnh kho chứa chất thải công nghiệp.

+ Kết cấu kho chứa: Thiết kế có tường tôn bao kín, mái che bằng tôn, nền bê tông đảm bảo không ngập lụt, có trang bị xuồng chứa rác do công ty môi trường đô thị cung cấp.

+ Thiết bị lưu chứa: Trang bị các thùng chứa rác dung tích 120 lít đặt tại các khu vực nhà vệ sinh, nhà ăn, nhà xưởng và nhà văn phòng

Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

 Tiếng ồn từ phương tiện giao thông 

Nguồn phát sinh Hoạt động của các xe tải vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu và sản phẩm ra vào; Các phương tiện trong phạm vi dự án gây tiếng ồn do động cơ và sự rung động của các bộ phận phương tiện. Các loại phương tiện khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau.

Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Trong quá trình lan truyền trong không khí, tiếng ồn sẽ tắt nhanh theo khoảng cách (theo hàm Logarit). Thông thường, chênh lệch mức ồn khi có các phương tiện giao thông hoạt động và khi không có là: 5 – 10 dBA. Mặt khác, đây là nguồn gây ồn không liên tục nên tác động không đáng kể.

Biện pháp giảm thiểu Biện pháp giảm thiểu các tác động do nguồn tiếng ồn, độ rung gây ra từ các phương tiện giao thông như sau:

– Điều tiết các phương tiện giao thông ra vào nhà máy hợp lý;

– Xe ra vào yêu cầu tốc độ chậm, hạn chế phương tiện vào khu vực dự án, ngoại trừ xe xuất nhập nguyên liệu và thành phẩm;

– Sữa chữa các tuyến đường nội bộ khi phát hiện thấy hư hỏng;

– Xây dựng các gờ chắn nhằm giảm tốc độ của các phương tiện, góp phần giảm tiếng ồn;

– Kiểm tra độ mòn chi tiết và định kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng cho các phương tiện giao thông;

– Thường xuyên bảo dưỡng và sữa chữa kịp thời các phương tiện giao thông phục vụ dự án;

– Sử dụng nhiên liệu đạt chuẩn, nồng độ lưu huỳnh thấp (0,05%) cho các phương tiện vận chuyển;

– Tắt máy trong khi chờ bốc xếp hàng hóa

Tiếng ồn từ hoạt động sản xuất

Nguồn phát sinh

Hoạt động sản xuất của cơ sở chủ yếu phát sinh tiếng ồn từ các loại thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình ép dầu và tinh luyện dầu. Tiếng ồn phát sinh mang tính chất cục bộ, do máy móc hoạt động không đồng đều. Các nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu tại nhà máy gồm:

– Khu vực nhà chứa lò hơi (gồm 02 lò hơi 2 tấn/giờ và 1 lò hơi 5 tấn/giờ).

– Khu vực máy rang của dây chuyền ép mè thơm.

– Khu vực lò hơi cao áp công suất nhiệt 300K.

– Khu vực lò hóa nhiệt.

– Khu vực máy tạo chân không của xưởng tinh luyện.

Biện pháp giảm thiểu

Tiếng ồn trong xưởng sản xuất của cơ sở ở một số công đoạn là khó tránh khỏi. Tuy nhiên công ty đã có các biện pháp giảm thiểu nên tiếng ồn tránh gây ảnh hưởng công nhân và khu dân cư xung quanh. Các biện pháp hạn chế tiếng ồn trong nhà máy như sau:

– Cân chỉnh và bảo dưỡng các chi tiết truyền động của máy móc thiết bị;

– Phân bố các nguồn gây ồn ra các khu vực riêng biệt một cách hợp lý;

– Nhà xưởng được thiết kế và xây dựng với tường cách âm, đặc biệt cô lập các công đoạn có khả năng phát sinh ồn cao;

– Nền móng đặt một số máy lớn được xây dựng bằng bê tông có chất lượng cao, lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su theo như thiết kế của máy để giảm rung hạn chế ồn, kiểm tra độ cân bằng của các trang thiết bị máy móc và hiệu chỉnh nếu cần thiết;

– Trang bị nút tai cho công nhân phải làm việc ở khu vực thường xuyên tiếp xúc với độ ồn cao, đây là biện pháp vừa hiệu quả, vừa kinh tế, vừa dễ thực hiện;

– Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên và theo dõi chặt chẽ việc sử dụng các phương tiện bảo hộ lao động của công nhân;

– Bố trí luân phiên nhóm công nhân làm việc tại khu vực có mức ồn cao;

– Thường xuyên kiểm tra, tra dầu mỡ, bảo trì các thiết bị máy móc

Tải file Mẫu giấy phép môi trường công ty dầu thực vật tại đây

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Môi Trường Green Star

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời