Mục lục bài viết
Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bv quận 11
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình hoạt động
− Cơ sở đã và đang thực hiện các phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải trong quá trình hoạt động như sau:
− Thường xuyên theo dõi hoạt động và bảo trì, bảo dưỡng bể tự hoại định kỳ, tránh các sự cố có thể xảy ra.
− Vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng công suất, quy trình; thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị.
− Lập sổ theo dõi lưu lượng và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.
− Bố trí nhân viên quản lý, vận hành hệ thống xử lý nước thải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
− Trang bị các phương tiện, thiết bị dự phòng cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố của hệ thống xử lý.
− Khi xảy ra sự cố, dừng hoạt động tại khu vực sự cố, tìm nguyên nhân sửa chữa, khắc phục kịp thời.
− Cụ thể cho từng trường hợp như sau:
− Đối với sự cố rò rỉ, vỡ đường ống cấp thoát nước:
+ Đường ống cấp, thoát nước có đường cách ly an toàn.
+ Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyển ống có đủ độ bền và độ kin khít an toàn nhất.
+ Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống nước.
− Đối với hệ thống xử lý nước thải khi gặp sự cố:

Các sự cố xảy ra và biện pháp khắc phục các sự cố tại hệ thống xử lý nước thải trong quá trình vận hành:
Sự cố máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải
Sự cố | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Bơm nước thải | ||
Bơm hoạt động không bình
thường. Nhận biết: – Đèn sáng, bơm không chạy – Đèn sáng, bơm chạy, nước ra ít hoặc không ra hoặc có tiếng kêu khác thường – Đèn không sáng, bơm không chạy – Đèn không sáng, bơm chạy – Dòng điện tăng |
Thiếu nước/ máy không chạy do qui trình trong chương trình PLC | Bật qua chế độ vận hành bằng tay, kiểm tra tình trạng hoạt động của bơm. Nếu bơm hoạt động bình thường thì chuyển lại chế độ tự động, chờ qui trình PLC. |
Van bị sự cố | Tháo van kiểm tra và sửa chữa.
Nếu không khắc phục được thay mới. |
|
Phao không hoạt
động |
Kiểm tra sự đóng/ mở tiếp điểm của phao bằng đồng hồ đo/ vệ sinh mối nối điện. Nếu không khắc phục được thay
mới. |
|
Trong khi chờ khắc phục, vận hành bằng tay và theo dõi trực tiếp. | ||
Tủ điện bị hỏng | Xem phần tủ điện điều khiển | |
Máy bơm bị kẹt rác | Kéo bơm/ vệ sinh cánh bơm | |
Motor bơm bị
cháy |
Chuyển chạy bơm dự phòng và đưa bơm
sửa chữa. Nếu không sửa được sẽ mua mới thay thế. |
|
Trong khi chờ khắc phục, người vận
theo dõi thường xuyên. |
||
Cánh bơm bị
hỏng/ quá mòn |
Chuyển chạy bơm dự phòng và đưa bơm
sửa chữa. Nếu không sửa được sẽ mua mới thay thế. |
|
Trong khi chờ khắc phục, người vận
theo dõi thường xuyên. |
Sự cố | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Máy thổi khí | ||
Máy hoạt động không bình
thường. Nhận biết: – Đèn sáng, máy không chạy – Đèn sáng, máy chạy, khí không lên hoặc lên không đều. – Đèn không sáng, máy không chạy – Đèn không sáng, máy chạy – Có tiếng kêu lạ – Dây cu-roa bị lỏng |
Máy không chạy
do qui trình trong chương trình PLC |
Bật qua chế độ vận hành bằng tay, kiểm
tra tình trạng hoạt động của máy. Nếu máy hoạt động bình thường thì chuyển lại chế độ tự động, chờ qui trình PLC |
Dây cu-roa bị hư | Thay dây cu-roa. | |
Tủ điện bị hỏng | Xem phần tủ điện điều khiển | |
Motor bị cháy | Chuyển chạy máy dự phòng và đưa thiết bị sửa chữa. Nếu không sửa được sẽ mua
mới thay thế. |
|
Phần máy bị hỏng | Chuyển chạy máy dự phòng và đưa thiết bị sửa chữa. Nếu không sửa được sẽ mua mới thay thế. | |
Máy thiếu nhớt | Châm thêm nhớt | |
Bơm hóa chất | ||
Máy hoạt động không bình
thường. Nhận biết: – Đèn sáng, bơm không chạy – Đèn sáng, bơm chạy, hóa chất ra ít hoặc không ra hoặc có tiếng kêu khác thường – Đèn không sáng, bơm chạy – Đèn không sáng, bơm không chạy |
Bơm không lên
hóa chất |
Hết hóa chất: pha bổ sung hóa chất |
Bơm bị nghẹt | Các van, đầu hút bị nghẹt cặn, vệ sinh
đầu hút |
|
Bơm hư hỏng, có tiếng kêu lớn | Các bạc đạn, van, màng bị mòn. Kiểm tra, sửa chữa bơm.
Chuyển chạy máy dự phòng và đưa thiết bị sửa chữa. Nếu không sửa được sẽ mua mới thay thế. |
|
Phao không hoạt
động |
Kiểm tra sự đóng/ mở tiếp điểm của phao bằng đồng hồ đo/ vệ sinh mối nối điện. Nếu không khắc phục được thay
mới. |
|
Trong khi chờ khắc phục, vận hành bằng tay và theo dõi trực tiếp. | ||
Tủ điện bị hỏng | Xem phần tủ điện điều khiển |
Sự cố | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Máy khuấy chìm | ||
Máy hoạt động không bình
thường. Nhận biết: – Đèn sáng, máy không chạy – Đèn sáng, máy chạy, nhưng khuấy nước yếu hoặc có tiếng kêu khác thường – Đèn không sáng, máy chạy – Dòng điện tăng |
Máy không chạy
do qui trình trong chương trình PLC |
Bật qua chế độ vận hành bằng tay, kiểm
tra tình trạng hoạt động của máy. Nếu máy hoạt động bình thường thì chuyển lại chế độ tự động, chờ qui trình PLC |
Tủ điện bị hỏng | Xem phần tủ điện điều khiển | |
Motor bị kẹt/ bị cháy | Đưa thiết bị sửa chữa. Nếu không sửa
được sẽ mua mới thay thế. |
|
Máy khuấy hóa chất | ||
Máy hoạt động không bình
thường. Nhận biết: – Đèn sáng, máy không chạy – Đèn sáng, máy chạy, nhưng khuấy nước yếu hoặc có tiếng kêu khác thường – Đèn không sáng, máy chạy |
Máy không chạy do qui trình trong chương trình PLC | Bật qua chế độ vận hành bằng tay, kiểm tra tình trạng hoạt động của máy. Nếu máy hoạt động bình thường thì chuyển lại chế độ tự động, chờ qui trình PLC |
Tủ điện bị hỏng | Xem phần tủ điện điều khiển | |
Motor bị cháy | Đưa thiết bị sửa chữa. Nếu không sửa
được sẽ mua mới thay thế. |
|
Trong khi đưa thiết bị đi sửa, nhân viên vận hành phải khuấy trộn hóa chất thủ công. | ||
Tủ điện điều khiển | ||
Hệ thống hoạt động không
bình thường Nhận biết: – Đèn báo sự cố sáng – Chuông báo sự cố kêu – Đèn báo pha không sáng – Toàn bộ đèn tủ điện không sáng |
Tủ điều khiển mất nguồn hoạt động | Kiểm tra CB tổng tại tủ điện Kiểm tra CB tại tủ LV15 |
Tủ điều khiển mất nguồn điều khiển | Kiểm tra bộ nguồn 24V DC Kiểm tra mạch điều khiển | |
Các phần tử điện bị sự cố | Kiểm tra mối nối, contactor, MCB…
Thay thế các phần tử bị hỏng. |
|
– Vận hành bằng tay thiết bị nhưng đèn báo không sáng, thiết bị không hoạt động
– Đèn báo nhấp nháy liên tục |
||
Chương
trình/PLC bị lỗi |
Liên hệ công ty chuyên PLC để cài đặt lại các cổng vào/cổng ra khác hoặc thay thế PLC và cài đặt lại chương trình. | |
Lỗi thiết bị | Kiểm tra bơm, quạt |
Sự cố tại các bể xử lý nước thải
Sự cố | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
Bể điều hòa | ||
– Mức nước trong bể dâng cao bất thường | Bơm đầu ra gặp sự cố | Kiểm tra các bơm này, đồng thời chạy
bơm dự phòng theo chế độ bằng tay. Sau khi mức nước trở về vị trí bình thường, chuyển lại về chế độ tự động và người vận hành tiếp tục trực để theo dõi. |
Bể MBR | ||
Nhận biết:
– Bùn nổi nhiều – Nổi bọt nhiều – Bùn không tốt – Có mùi hôi bất thường |
Sốc tải | Kiểm tra lưu lượng
Kiểm tra các bể tiền xử lý Điều chỉnh chế độ bơm |
Thiếu men vi sinh | Kiểm tra bùn
Bổ sung men vi sinh |
|
Bị tắt nghẽn đường ống | Kiểm tra bơm, ống
Thống ống |
|
Bể khử trùng | ||
– Mức nước trong bể dâng cao bất thường | Bơm đầu ra gặp sự cố | Kiểm tra các bơm này, đồng thời chạy
bơm dự phòng theo chế độ bằng tay. Sau khi mức nước trở về vị trí bình thường, chuyển lại về chế độ tự động và người vận hành tiếp tục trực để theo dõi. |
Nguồn: Bệnh viện Quận 11, 2023
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ
Cháy, nổ là sự cố mà không chỉ các bệnh viện lo ngại mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội vì khi có sự cố cháy nổ xảy ra nó không chỉ gây thiệt hại tài sản của cơ sở đó mà còn để lại hậu quả cho những người lao động, cho chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp đó định vị.
Do đó, chủ cơ sở luôn quan tâm và thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy.
− Hệ thống báo cháy tự động:
Hệ thống báo cháy là hệ thống khép kín, quản lý thiết bị đầu vào và đầu ra cũng như hệ thống dây truyền tín hiệu một cách chặt chẽ bất kỳ một sự cố nào đều được báo kịp thời và chính xác. Khi có đám cháy xảy ra, nhiệt độ tăng cao, lửa phát ra các thiết bị đầu báo cho từng loại này cảm nhận được các tín hiệu điện truyền về trung tâm báo cháy chính và phát ra tín hiệu báo cháy (alarm) ở các thiết bị đầu ra (loa, chuông).
Truyền báo tín hiệu phát hiện có cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp xử lý thích hợp. Phát hiện cháy nhanh chóng theo các chức năng đã được đề ra.
Có khả năng chống nhiễu tốt.
Báo hiệu nhanh chóng, rõ ràng các sự cố làm ảnh hưởng đến độ chính xác của hệ thống.
Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung quanh hoặc riêng lẻ.
Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện cháy.
Không xảy ra tình trạng báo giả do chất lượng đầu báo kém hoặc sụt áp bộ nguồn trung tâm không tải được.
− Hệ thống chữa cháy: Hệ thống chữa cháy của Bệnh viện là hệ thống chữa cháy vách tường gồm các thiết bị sau:
Họng chờ xe chữa cháy
Vòi chữa cháy
Hộp PCCC
Bình chữa cháy CO2 5kg
Máy bơm chữa cháy
Hồ chứa nước PCCC
Trang phục chữa cháy: quần áo, muc, găng tay, ủng chữa cháy,…
− Các biện pháp khác:
Hệ thống cấp điện cho sản xuất và hệ thống chiếu sáng được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện để tránh hiện tượng chập điện xảy ra.
Các máy móc thiết bị được sử dụng trong sản xuất của bệnh viện có hồ sơ lý lịch đi kèm và có đầy đủ các thông số kỹ thuật thường xuyên được kiểm tra giám sát
Thành lập đội PCCC, liên hệ với Công an PCCC của địa phương để tổ chức huấn luyện và diễn tập phòng cháy chữa cháy định kỳ 01 năm/lần.
Xây dựng các bước ứng cứu kịp thời khi sự cố xảy ra:
Bước 1: Báo động toàn bộ bệnh viện, đồng thời thành viên trong đội PCCC hướng dẫn sơ tán con người bên trong khuôn viên bệnh viện theo các hướng thoát hiểm.
Bước 2: Đối với đám cháy nhỏ, tập hợp đội PCCC nội bộ của bệnh viện và sử dụng những phương tiện phòng cháy chữa cháy trang bị sẵn tại nhà máy để khống chế đám cháy, tránh tình trạng cháy lan sang khu vực khác.
Bước 3: Gọi điện thoại đến các cơ quan chức năng khi đám cháy xảy ra, tùy theo quy mô của đám cháy mà thứ tự ưu tiên như sau:
Gọi điện thoại đến lực lượng PCCC của địa phương
Gọi điện thoại đến cơ quan PCCC theo số điện thoại 114
Gọi đến cơ quan công an (113) nhằm trợ giúp ngăn chặn giao thông, tránh tình trạng gây ùn tắc giao thông và ngăn ngừa tính hiếu kỳ của người dân.
Gọi cấp cứu theo số 115 nếu có tai nạn xảy ra
Gọi điện thoại báo cho lãnh đạo của bệnh viện
Bước 4: Di tản những tài sản có giá trị mà có thể vận chuyển ra khỏi khu vực của bệnh viện
Phòng ngừa, ứng phó sự cố dịch bệnh
Nghiêm cấm đưa ra khỏi bệnh viện những hàng hoá, vật phẩm, thực phẩm, đồ uống có khả năng gây lây lan dịch bệnh.
− Nghiêm cấm tuyệt đối các bệnh nhân sinh hoạt bên ngoài bệnh viện, đặc biệt đối với các bệnh nhân điều trị ở các khoa lây nhiễm.
− Thực hiện thường xuyên công tác tẩy uế, diệt khuẩn, vệ sinh môi trường 01 lần/tuần hoặc ngay sau khi có ca nhiễm.
− Thực hiện theo các hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương về phòng ngừa lây lan các dịch bệnh khi có dịch xảy ra.
− Phối hợp với cơ quan y tế địa phương để bao vây và dập tắt dịch khi có người lao động nhiễm bệnh đầu tiên, ổ dịch nhỏ, xử lý kịp thời không để dịch lây lan.
− Nghiêm cấm tuyệt đối đưa người và phương tiện vào nơi có khả năng lây lan dịch bệnh; trong trường hợp đặc biệt Bệnh viện sẽ trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng hộ theo đúng quy định của Bộ Y tế
Kế hoạch ngăn ngừa và ứng phó sự cố trong lưu trữ, sử dụng hóa chất
Nhằm ngăn ngừa các sự cố xảy ra ảnh hưởng đến môi trường và con người, các quy định cách xếp dỡ, bảo quản và sử dụng hóa chất đã và sẽ tiếp tục được Bệnh viện thực hiện trong các khoa, phòng, bộ phận có sử dụng hóa chất như sau:
Trách nhiệm kiểm soát hóa chất của các khoa, phòng, các bộ phận:
– Bảo quản:
Trên kệ có dán nhãn theo đúng kệ, khu vực để hóa chất
Nơi đặt thông thoáng
Cấm lửa, không đặt dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời
Đóng kín nắp vật chứa, vật chứa không rò rỉ
Sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn, chắc chắn.
– Sử dụng:
Hóa chất độc hại: khi đổ hóa chất từ vật chứa này sang vật chứa khác phải đeo kính bảo vệ và khẩu trang; Đóng kín nắp vật chứa sau khi sử dụng.
Hóa chất thông thường: Thực hiện tuân thủ theo các hướng dẫn trong Bảng dữ liệu an toàn vật liệu đối với từng loại hóa chất.
– Xử lý sự cố:
Khi đổ ra ngoài: Nhân viên thao tác dùng khăn vải lau khô
Khi vào mắt: Rửa ngay trực tiếp dưới vòi nước và đưa lên phòng cấp cứu
Khi rò rỉ: Báo ngay cho Tổ Bảo trì bệnh viện để tiến hành thay thế vật chứa mới/ hàn lại ngay.
Khi cháy: người phát hiện dùng bình CO2 xịt (sử dụng bình ở gần nhất) và kêu gọi sự giúp đỡ của người gần đó.
Thực hiện tự kiểm tra 1 tháng/lần nơi lưu giữ hóa chất.
Trách nhiệm của Thủ kho trong hoạt động xuất nhập hóa chất
– Khi nhập hay xuất hóa chất sẽ được ghi nhận đầy đủ theo “Sổ xuất – nhập” và được kiểm tra hóa chất không có bất thường;
– Nhân viên kho sẽ kiểm tra xác nhận là vật chứa hóa chất không rò rỉ, không hư hại và không va chạm khi vận chuyển.
Trong trường hợp nếu có rò rỉ hay hư hại sẽ xử lý tức thời và báo cáo Trưởng khoa/phòng/bộ phận
– Đảm bảo trong quá trình vận chuyển không va chạm đổ, không chất quá nhiều và không chắc chắn.
– Phân loại chất thải hóa chất khi xử lý, hủy bỏ
Giảm thiểu sự cố cho hầm tự hoại và hệ thống xử lý nước thải
– Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể tự hoại, bảo dưỡng định kỳ, tránh các sự cố có thể xảy ra như:
Thường xuyên thông bồn cầu và đường ống dẫn để tiêu thoát phân và nước tiểu;
Tiến hành thông ống dẫn khí nhằm hạn chế mùi hôi cũng như đảm bảo an toàn cho nhà vệ sinh;
Hút hầm tự hoại định kỳ 1 lần/năm.
– Khi hệ thống điện bị ngưng cung cấp, nước thải từ bệnh viện sẽ theo đường ống dẫn vào hố thu gom nước thải có thể quá tải, vì hệ thống bơm và nén khí bị ngưng hoạt động. Tuy nhiên, tại bệnh viện sẽ trang bị máy phát điện dự phòng, đảm bảo hệ thống vẫn hoạt động được trong trường hợp điện lưới có sự cố;
– Khi hệ thống đường ống bị nghẹt hoặc vỡ, lưu lượng nước thải thu gom sẽ bị giảm, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của bệnh viện. Trước hết phải dừng hệ thống bơm, nếu lượng nước thải không đủ để hoạt động và khóa van dẫn nước; sau đó dựa vào tài liệu thiết kế về sơ đồ thu gom của toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải và cấu tạo của từng công trình để xác định nguyên nhân hệ thống bị nghẹt, vỡ để có biện pháp thay thế và sữa chữa kịp thời;
– Khi hệ thống bơm nước hoặc nén khí… không hoạt động, cần ngắt van, ngắt điện, mở và thay bơm dự phòng (nếu có) hoặc tiến hành sửa chữa, thay thế để hạn chế tình trạng hệ thống ngừng hoạt động;
– Trong hệ thống xử lý nước thải được thiết kế luôn có 2 motor luân phiên hoạt động, và máy thổi khí luôn có sẵn một máy dự phòng, do đó khi một motor bị hỏng phải được sửa chữa kịp thời trong khi motor còn lại sẽ tiếp tục hoạt động;
– Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn;
– Vận hành và bảo trì máy móc thiết bị trong hệ thống một cách thường xuyên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp;
– Lấy mẫu và phần phân tích chất lượng mẫu nước sau khi xử lý theo định kỳ, nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý;
– Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các đường ống dẫn và thiết bị, máy móc
Bài Viết Liên Quan: