Các bước khởi động hệ thống xử lý nước thải

Các bước khởi động hệ thống xử lý nước thải

Các bước khởi động hệ thống xử lý nước thải

Các thông số cần kiểm tra

Kiểm tra chất lượng nước thải đầu vào:

Khi dòng chảy và chất lượng nước thải tiếp nhận có sự thay đổi, môi trường trong bể Aerotank, Anoxic và trong bể lắng cũng thay đổi. Nếu bùn hiếu khí trong bể Aerotank được tạo thành tốt, BOD và SS sau xử lý phải ít hơn 30 mg/l. Nếu lưu lượng hoặc nồng độ các chất ô nhiễm trong dòng tăng đáng kể (hơn 10%), cần phải điều chỉnh các thông số hoạt động.

Các bước khởi động hệ thống xử lý nước thải
Các bước khởi động hệ thống xử lý nước thải

Lưu lượng nạp vào

Kiểm tra lưu lượng nước thải là cần thiết để duy trì hoạt động ổn định của hệ thống. Giai đoạn bảo trì, lưu lượng điều chỉnh cần phải ổn định với thiết kế. Lưu lượng tương tự hàm lượng của BOD, COD xác định hiệu quả sử lý của bể Aerotank, Anoxic & bể lắng.

BOD, COD Kiểm tra nồng độ COD để kiểm soát các quá trình trong bể. Tỉ lệ BOD/COD cho thấy tỷ lệ phần trăm của các chất hữu cơ dễ dàng phân hủy sinh học trong nước thải. BOD là thông số đại diện cho số lượng các chất hữu cơ có thể được oxy hóa bởi vi sinh vật. COD đại diện cho toàn bộ chất hữu cơ tinh khiết bị oxy hóa bởi các chất hóa học.

Tỉ lệ của BOD/COD sử dụng để kiểm soát nồng độ chất hữu cơ thích hợp cho quá trình xử lý sinh học.

Các nguồn chất dinh dưỡng

Nitơ và phốt pho là hai chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của vi sinh vật. Nitơ và phốt pho cần phải đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật.

Tỉ lệ của BOD: N: P trong bể để cân bằng nên giữ 100: 5: 1 là tương đối để đáp ứng nhu cầu phát triển của vi sinh vật hiếu khí.

pH

: Quá trình xử lý hiếu khí sinh học xảy ra tốt ở pH = 6,8-8,5. Nếu độ pH thay đổi, cần thêm axit/kiềm để môi trường để các bể pH thích hợp cho hoạt động các vi sinh vật.

Kiểm tra bể UASB

Các hoạt động của bể UASB cần phải duy trì ở điều kiện thích hợp như sau:

pH Để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các vi sinh vật, độ pH trong khoảng 6,8-7,5. Trong điều kiện này, sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn metan đạt giá trị cực đại.

Nhiệt độ

Nhiệt độ tốt cho quá trình lên men tạo khí metan là 35˚C. Để bể hoạt động tốt cần giữ nhiệt độ bể không được giao động quá lớn.

Nhiệt độ ổn định từ 30˚C – 35˚C

Tải trọng của chất hữu cơ

Tải trọng hữu cơ đánh giá khả năng sử lý của bể UASB. COD duy trì trong bể UASB từ 5-7kg COD/m³.ngày

Vận tốc nước dâng Vận tốc nước dâng trong bể duy trì trong khoảng 0,58-1,2 m/h. Cần phải duy trì vận tốc dòng nước thải đi lên tạo nên trạng thái lơ lửng liên tục của hệ bùn hạt

Bùn hạt

Tốc độ bùn hạt hình thành ổn định, bùn trong bể không có hiện tượng trương phồng. Cần phải thu cặn, bùn lắng ở dưới đáy bể sau một thời gian dài hoạt động (khoảng 6 tháng/1 lần).

Khí Biogas

Khi bể hoạt động ổn định, lưu lượng khí thu được luôn ổn định theo thời gian.

Kiểm tra bể Aerotank

Các hoạt động của bể Aerotank cần phải duy trì ở điều kiện thích hợp như sau

pH

Để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các vi sinh vật, độ pH trong khoảng 6,8-8,5. Trong điều kiện này, sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn đạt giá trị tối đa.

STT Khoảng giá trị Cách đánh giá
1 pH = 6,5 – 8,5 Khoảng giá trị pH tố cho vi sinh
2 pH < 6,5 Phát triển chủng vi sinh dạng nấm
Ức chế quá trình phân hủy chất hữu cơ
3 pH > 8,5 Ức chế quá trình phân hủy chất hữu cơ

Nồng độ Oxy hòa tan DO

Nhu cầu oxi hòa tan là một trong yếu tố quan trọng cho hoạt động của vi sinh vật hiếu khí, lượng oxi hòa tan thuận lợi cho quá trình phát triển của vi sinh vật hiếu khí từ 1.5 – 2,5mg/l. Thường xuyên kiểm tra đầu dò DO online để đánh giá đúng lượng oxi cấp vào trong nước. Sự thiếu oxy trong bể phản ứng dẫn đến:

− Giảm hiệu xuất xử lý nước thải và chất lượng nước sau xử lý

− Giảm khả năng lắng, tăng số lượng vi khuẩn dạng sợi

− Ức chế quá trình oxy hóa Nồng độ oxy cao dẫn đến

− Phá vỡ bông bùn

− Giảm khả năng lắng, nước sau xử lý đục

− Tốn năng lượng

Tải trọng của chất hữu cơ BOD – COD

Tải trọng hữu cơ đánh giá khả năng sử lý của bể Aerotank. BOD, COD cần duy trì trong bể Aerotank từ 300 – 400 mg/L. Do đó cần kiểm soát BOD, COD để giữ tải trọng bể ổn định và đạt hiệu suất tối ưu. Sự quá tải dẫn đến:

− Giảm hiệu suất quá trình

− Tăng hàm lượng BOD, COD của nước sau xử lý

− Trương bùn

Kiểm soát bùn

Đối với bể Aerotank, cần phải theo dõi chặt chẽ sự hình thành bùn trong bể. Tính quan trọng của bùn là khả năng tạo bông. Bùn trong bể Aerotank thường có tuổi lớn, từ 3 – 15 ngày. Hoạt tính của bùn giảm theo tuổi bùn.

Lượng bùn ngày một gia tăng do lượng phát triển của các vi sinh vật cũng như việc tách các chất bẩn ra khỏi nước thải. Số lượng bùn dư không có ích trong việc xử lý nước thải ngược lại nếu không lấy đi còn là trở ngại lớn. Lượng bùn dư này được bơm sang bể nén bùn để tăng nồng độ chất rắn, sau đó bơm vào máy ép bùn và thải bỏ ở dạng sệt.

Tỉ số F/M và MLSS

Điểm nổi bật của Aerotank đó là qúa trình xử lý phụ thuộc vào lượng bùn hoạt tính trong hệ thống và hoạt tính của vi sinh vật. Để vận hành thành công, nhân viên vận hành cần phải duy trì sự quan sát và kiểm tra liên tục hằng ngày hàm lượng bùn hoạt tính MLSS.

Tỉ số tải trọng F/M là tỉ số lượng thức ăn (BOD) cung cấp mỗi ngày cho khối lượng vi sinh vật trong bể Aerotank. Tỉ số F/M được sử dụng để kiểm soát lượng MLSS trong bể Aerotank và có giá trị do động từ 0,2 – 1,0.

Bảng giá trị F/M trong bể Aerotank

STT Khoảng giá trị Cách xử lý
1 0.15 – 1,0 Khoảng giá trị F/M cần duy trì
2 >1,0 Giảm tải trọng đầu vào bể Aerotank bằng cách:
Tăng thời gian sục khí
Tăng lượng bùn tuần hoàn
Giảm tải lượng đầu vào
3 <0,2 Giảm thời gian sục khí
Tăng lượng bùn thải bỏ

Chỉ số MLSS : được định nghĩa là hỗn hợp được hòa trộn từ bùn hoạt tính và nươc thải. Đây chính là hàm lượng bùn cặn (bao gồm cả sinh khối vi sinh vật và các loại chất rắn co trong bùn). MLSS phụ thuộc vào lưu lượng tuần hoàn của bùn hoạt tính và cần duy trì trong khoảng 2500 – 3500 mg/l

Bảng giá trị MLSS trong bể Aerotank

STT Khoảng giá trị Cách xử lý
1 2500 – 3500 mg/l Khoảng giá trị MLSS tốt, cần duy trì
2 <2500 mg/l Giảm lượng bùn hoạt tính dư rút ra khỏi bể
aerotank (giảm thời gian bơm bùn dư)
3 >3500mg/l Tăng lượng bùn hoạt tính dư rút ra khỏi bể
aerotank (tang thời gian bơm bùn dư)

Tạo bọt

Lớp bọt trắng nổi trong bể Aerotank là nét đặc trưng hệ sinh học. Những bọt này thường xuất hiện nhiều ở giai đoạn khởi động và xuất hiện rất ít khi bể hoạt động ổn định. Sự thay đổi màu và số lượng bọt cho biết tình trạng của bể trong khi vận hành quá trình

Số lượng bọt trắng nhiều

− Trong giai đoạn khởi động, bùn non đang trong giai đoạn thích nghi.

− Sự tang chất tẩy rửa trong nước thải.

− Quá tải bùn.

− Có chất ức chế và độc chất.

− pH cao hoặc quá thấp.

− Thiếu oxy.

− Thiếu dinh dưỡng.

− Điều kiện nhiệt độ thất thường.

Bọt nâu

− Vi khuẩn dạng sợi – Nocardia cùng với bùn trương.

− Tải lượng thấp của bể phản ứng.

− Nước thải chứa dầu mỡ.

Bọt đen sẫm

− Nước thải có chứa chất màu.

− Thiếu oxy.

Mùi và màu

Mỗi loại nước thải có mùi và màu đặc trưng, tùy thuộc vào thành phần hóa học của nước thải đó. Sự thay đổi của những tính chất này có thể do thành phần nước thải thay đổi và ảnh hưởng tới quấ trình sinh học Bùn sinh học thường có màu vàng nâu. Khi quá tải hoặc không đủ oxy thì màu nàng nâu sẽ trở thành màu xám hay đen. Khi thiếu oxy, quá trình sinh học yếm khí xảy ra và sinh ra mùi khó chịu của H2S, mercaptans…

Trong bể Aerotank, mẫu bùn hoạt tính lấy từ độ cao khác nhau có màu vàng nâu thể hiện bể hoạt động tết. Nếu có lớp bùn bông màu đen cần lập tức kiểm tra các thông số liên quan và tìm biện pháp khắc phục

Kiểm soát nước sau khi xử lý

pH

pH của nước sau xử lý là một tiêu chuẩn đánh giá quá trình xử lý và có thể làm cơ sở cho việc chỉnh pH của nước thải.

BOD

BOD của nước sau xử lý sinh học là đại lượng đặc trưng cho hiệu suất xử lý của quá trình. Sự tăng BOD của nước sau xử lý có thể do những nguyên nhân sau:

− Quá tải.

− pH không ổn định.

− Thiếu dinh dưỡng.

− Trúng độc.

Vì phân tích BOD5 mất khoảng 5 ngày để cho ra kết quả phân tích nên khó kiểm tra quá trình trên dựa trên BOD. Do vậy, ta thường kết hợp với việc xác định COD.

COD

COD đặc trưng cho lượng hữu cơ còn lại trong nước sau xử lý,COD bao gồm cả thành phần có thể phân hủy sinh học và không thể phân hủy sinh học. Việc phân tích COD có thể được sử dụng cho việc kiểm soát quá trình. Sự tăng COD của nước sau xử lý có thể do những nguyên nhân tương tự đối với sự tăng BOD. Tuy vậy, COD cũng có thể thay đổi nếu tính chất nước thải không ổn định (có chứa nhiều chất không phân hủy sinh học). Trong trường hợp đó BOD tương ứng không thay đổi.

Chất rắn lơ lửng

Chất rắn lơ lửng cho phép chúng ta đánh giá tính chất của bùn. Sự gia tăng chất rắn lơ lửng có thể do những nguyên nhân sau:

− Sự trương bùn

− Bùn tăng trưởng quá nhanh

− Bùn chết (sau khi trúng độc)

− Lượng bùn dư quá nhiều

− Thiết bị thanh gạt bùn không làm việc

Độ đục

Nói chung nước thải sau xử lý của hệ thống sinh học rất trong. Độ đục cho biết sự hiện diện của chất rắn lơ lửng. Chất rắn lơ lửng thường là những bông bùn trôi theo dòng nước sau xử lý, do bùn trương, trúng độc, quá tải…. Đôi khi chất rắn lơ lửng cũng có thể là những chất hóa học không thể phân hủy sinh học. Biểu hiện độ đục loại này cho thấy quá trình hoạt động chưa tốt

Vận hành giai đoạn khởi động

Bể UASB:

Thực hiện theo các bước sau:

− Bơm nước thải thông qua việc đo lưu lượng, chỉnh lưu lượng sao cho tải trọng bể đạt giá trị ổn định điều chỉnh là 2 kg COD/m3.ngày và tăng dần để hiệu quả xử lý của bể đến 6 kg COD/m3.ngày. Giá trị nhiệt độ nước thải là 300C – 350C.

− Chế độ hoạt động theo tháng tùy thuộc vào lượng nước thải của Cơ sở. Trong thực tế cần phải có sự tập trung kiểm tra chính xác để điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu của bể phản ứng.

− Trong vòng 3-5 ngày đầu tiên, bơm tuần hoàn bơm 100% nước thải cho mục đích phục hồi vi sinh vật. Sau đó, để duy trì chế độ hoạt động liên tục.

− Trong giai đoạn khởi động, lấy mẫu và phân tích là rất cần thiết bởi vì chúng giúp các người vận hành để điều chỉnh các thông số hoạt động chính xác của thiết bị, xử lý công việc.

− Cần phải kết hợp quan sát các thông số vật lý như mùi, màu, độ đục, sủi bọt trong bể cũng như dòng chảy.

− Thông thường, giai đoạn khởi động sẽ kết thúc sau 3 – 4 tháng hoạt động.

Bể Aerotank:

Thực hiện theo các bước sau:

− Nguồn nước dung nuôi cấy vi sinh có thể sử dụng nước sạch hay tận dụng nguồn nước thải sẵn có nhưng tải lượng chất hữu cơ không quá cao (>100kg BOD/ngày).

− Cho bùn hoạt tính hoặc men vi sinh vào bể để tiến hành nuôi cấy vi sinh

− Cung cấp khí vào bể để duy trì sự sống cho vi sinh vật − Theo dõi và phân tích các chỉ tiêu cần thiết: pH, DO, SV, SVI

− Tăng dần tải trọng hữu cơ đến mức thích hợp (300 – 350 kgBOD/ngày) thì giai đoạn khởi động kết thúc, quá trình vận hành đi vào ổn định.

− Trong giai đoạn khởi động, thống số DO thường dao động rất lớn (1.5 – 8 mgO2/l), tạo nhiều bọt trắng khó tan.

− Cần liên tục vớt bọt nổi trên bề mặt bể Aerotank.

− Để đánh giá hoạt động của hệ thống cần phải theo dõi chặt chẽ hoạt động phân hủy của vi sinh trong các bể phản ứng. Việc đánh giá, xác định trạng thái ổn định và tối ưu chỉ có thể đạt trên cơ sở:

+ Hiểu biết về các thiết bị kỹ thuật

+ Hiểu biết về quá trình bể Aerotank

+ Theo dõi và phân tích thường xuyên các đặc tính của nước thải, trạng thái hoạt động của bể, các thông số của quá trình. Các kết quả theo dõi biến thiên theo thời gian được thể hiện trên đồ thị

+ Ghi chép các thong số để rút kinh nghiệm

− Cần có sự quan sát các thông số vật lý như độ mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể cũng như dòng chảy. Tần suất quan sát là hang ngày.

− Trong bể Aerotank, quá trình phân hủy của vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH của nước thải, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn và tính đồng nhất của nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số này.

− Thông thường, giai đoạn khởi động sẽ kết thúc sau 1 tháng vận hành

Vận hành giai đoạn duy trì: 

Bể điều hòa:

Duy trì hoạt động của 2 máy thổi khí để điều hòa lưu lượng và nồng độ các thành phần nước thải đầu vào. Điều chỉnh pH thích hợp trước khi vào bể UASB: pH = 6.8 – 7.2

cấu tạo bể uasb
cấu tạo bể uasb

Bể UASB:

Hoạt động bể phản ứng UASB nên được duy trì trong điều kiện thích hợp như sau:

− PH trong khoảng 6,8 – 7,2.

− Nhiệt độ ổn định: 300C – 350C.

− Tỷ lệ COD: N: P = 350: 5: 1

− Các chất hữu cơ đạt 5-8 kg COD/m3.day

− Nồng độ axit béo dễ bay hơi VFA <3meq

− Tốc độ nước trong bể để duy trì trong khoảng 0,6-1,2 m/h

Các bước:

Tăng lưu lượng nước đầu vào đến lưu lượng 41,7 m3/h. Để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt, cần thiết duy trì chế độ hoạt động ổn định, để tránh dòng chảy và nồng độ tăng, giảm lưu lượng đột ngột. Quá trình hoạt động của hệ thống phải được theo dõi không chỉ ở giai đoạn khởi động mà trong toàn bộ quá trình hoạt động. Giá trị của các thông số kiểm soát hầu hết tương tự như giai đoạn khởi động, có một vài thông số thay đổi như sau:

− Lưu lượng nước đầu vào được duy trì ở mức 41,7 m3/h.

− Lượng bùn được hình thành lớn hơn.

− Lưu lượng khí thu được lớn hơn và luôn luôn ổn định theo thời gian

Một số điểm cần lưu ý khi hoạt động của bể UASB

Hoạt động của vi sinh vật sẽ không hiệu quả nếu quá trình lên men các chất hữu cơ không trộn đều. Nếu bề mặt bị phủ một lớp váng dày cần phải khuấy động để phá vỡ lớp váng. Nồng độ nước thải trong bể ổn định, để tránh gây sốc bể. Nhiệt độ tốt cho quá trình lên men tạo ra mêtan là 350C. Để bể hoạt động tốt cũng cần phải giữ cho nhiệt độ bể không có biến động quá lớn.

Để đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bình thường của vi sinh vật, nồng độ pH của môi trường phải luôn trung tính hoặc hơi kiềm (6,8 – 7,2). Trong điều kiện này, sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn methane đạt giá trị tối đa.

Do hoạt động lâu trong bể có thể tích lũy các ion NH4 +, Ca, K, Na, Zn, nồng độ cao SO42-.., ion này có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của vi khuẩn methane. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta có thể gom bùn lắng hoạt động một thời gian dài (khoảng 6 tháng /1 lần)

Bể Aerotank:

Đối với phương pháp xử lý sinh học hiếu khí, giai đoạn khởi động rất ngắn nên không có sự khác biệt giữa giai đoạn duy trì so với giai đoạn khởi đông. Giai đoạn duy trì các thông số sau:

− pH của nước thải trong khoảng 6,5 – 8,5

− Nồng độ oxy hòa tan DO = 1,5 – 2,5 mgO2/l

− Chỉ số SV = 300 – 600 ml/l, ứng với chỉ số SVI = 80 – 150 ml/g

− Giá trị MLSS = 2500 – 3500 mg/l

− Giá trị F/M = 0,2 – 1,0

− Tỉ lệ BOD : N : P = 100 : 5 : 1

Xác định hàm lượng MLSS cần duy trì trong bể Aerotank:

MLSS biểu thị hàm lượng vi sinh vật trong bể Aerotank, MLSS càng cao thì có khả năng khử BOD nồng độ cao hơn. Tuy nhiên giá trị này cũng có khoảng giới hạn nhất định từ 1000 – 10.000 mg/l. Thông thường người ta chọn MLSS trong khoảng 2500 – 3500 mg/l để dễ dàng vận hành và kiểm soát.

MLSS = Lbod/ (F/MxV(aerotan))

Trong đó:

– MLSS: Nồng độ bùn hoạt tính, mg/l

– LBOD: Tải lượng BOD cần xử lý hàng ngày kgBOD/ngày

– F/M: Lượng thức ăn trên lượng vi sinh vật, kgBOD/kgMLSS.ngày, F/M: 0,2 – 1,0

– V: Thể tích bể Aerotank, m³

Tính lưu lượng bùn tuần hoàn:

Hỗn hợp bùn hoạt tính/nước thải đã xử lý được chảy liên tục sang bể lắng. Để bù lại lượng bùn hoạt tính ra khỏi bể Aerotank này cần phải hồi lưu bùn từ bể lắng quay trở về bể Aerotank để đảm bảo đủ nồng độ bùn hoạt tính (MLSS) cho việc xử lý chất thải liên tục đi vào hệ thống cùng với dòng vào.

Tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng xử lý (BODkhử), MLSS cần thiết để duy trì trong bể mà ta xác định được lưu lượng tuần hoàn cần thiết (lưu lượng tuần hoàn được thay đổi bằng cách điều chỉnh van hồi lưu hoặc số lượng bơm, không nên điều chỉnh thời gian bơm vì sẽ gây ra hiện tượng bùn nổi trong bể lắng thứ cấp. Nếu tốc độ bùn hồi lưu quá thấp, sẽ kéo theo những tình trạng phát triển không theo ý muốn:

− Vi sinh vật trong bể Aerotank không đủ để xử lý tải lượng chất thải dòng vào (thức ăn cho vi sinh vật)

− Bùn phân hủy yếm khí có thể phát triển do thời gian lưu trong bể lắng thứ cấp quá dài

− Sự tích tụ của bùn trong bể lắng tạo ra một lớp bùn dày làm cho chất rắn sẽ dàn nổi lên và sẽ thoát ra theo nước sau xử lý.

− Nếu quá trình thông khí đủ để tạo ra nitrat trong bể Aerotank thì quá trình khử nitrat có thể dẫn đến việc bùn nổi lên và những chất rắn theo sau dòng ra. Để đảm bảo rằng hầu hết chất rắn sẽ quay lại bể Aerotank, tốc độ bơm bùn hồi lưu cao hơn tính toán một chút để hồi lưu vi sinh vật vào bể Aerotank càng nhanh càng tốt.

Tuy nhiên, phải tránh cho tốc độ bùn hồi lưu quá cao bởi vì lưu lượng quá cao sẽ làm giảm thời gian lưu của nước trong bể Aerotank và bể lắng thứ cấp.

Lưu lượng bùn tuần hoàn được xác định theo công thức Qr = (Q*X) / (Xr – X) * *

Trong đó:

– Q : lưu lượng trạm xử lý, m³/ngày

– Qr : lưu lượng bùn tuần hoàn, m³/ngày

– X : nồng độ bùn hoạt tính trong bể Aerotank, mg/l

– Xr : nồng độ bùn hoạt tính trong bể bùn tuần hoàn (6000 – 10000 mg/l)

Tính lưu lượng bùn hoạt tính thải bỏ:

Theo lý thuyết, mỗi 1 kg BOD được phân hủy sẽ sinh ra khoảng 0,55kg bùn hoạt tính. Vì vậy, lưu lượng bùn hoạt tính thải ra phù thuộc trực tiếp vào tải lượng chất thải đi vào hệ thống. Nếu tải lượng chất thải đi vào tăng thì lượng bùn thải ra cũng tăng và ngược lại.

Ví dụ: Cho biết lưu lượng của hệ thống xử lý nước thải nhà máy giết mổ gia súc Xuân Thới Thượng là 1000m³/ngày.đêm, BOD của nước thải dòng vào bể Aerotank BODin = 585 mg/l, yêu cầu BOD sau xử lý Aerotank BODout = 25mg/l , F/M = 0,3, thể tích bể Aerotank VAerotank = 560m³, lượng bùn sinh ra 0,55 kgDS/1 kgBODre. Xác định các giá trị sau:

− MLSS cần duy trì trong bể Aerotank để đạt hiệu quả xử lý như mong muốn

− Lưu lượng bùn tuần hoàn, Qr

− Lưu lượng bùn thải bỏ mỗi ngày, M. Cho biết nồng độ bùn trong bể bùn dư là 1,2%; bể nén bùn: 2,5%, sau máy ép bùn : 20%.

Tính toán:

Xác định MLSS cần duy trì trong bể Aerotank:

− BOD cần xử lý: BOD = 585 – 25 =560 mg/l = 0,56 kg/m³

− Tải trọng BOD: L = BOD * Q = 0,56 kg/m³ * 1000 m³/ngày = 560kg/ngày

− Nồng độ bùn hoạt tính: MLSS = L/(V*F/M) = 560/(560*0,3) = 3,33kg/m³

Chọn MLSS cần duy trì là 3.3 kg/m³ = 3300 mg/l

Xác định lưu lượng bùn tuần hoàn:

Từ (**) : Qr = (1000*3,3)/(10-3,3) = 492 m³/ngày = 20 m³/h

Xác định lưu lượng bùn thải bỏ:

− Lượng bùn phát sinh (bùn dư) : m= 0,55 * 560 = 308 kgDS/ngày

− Lượng bùn dư cần thải bỏ qua bể nén bùn: Q1 = 308/(0,012*1000) = 25,7 m³/ngày.

− Lượng bùn thải bỏ qua máy ép bùn: Q2 = 25,7 * 0,012/0,025 = 12,34 m³/ngày

Bể lắng:

Hoạt động của bể lứng cần duy trì ở điều kiện thích hợp sau:

− Không có hiện tượng bùn nổi.

− Thiết bị gạt bùn hoạt động ổn định.

− Nước đầu ra trong

Phần 2: An Toàn Khi Vận Hành Hệ Thống Xử Lý Nước Thải

Bài viết được thực hiện dựa trên số liệu của Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc Hóc Môn.

Môi Trường Green Star

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời