Giấy phép môi trường sản xuất cao su Ba Phúc

giấy phép môi trường

Giấy phép môi trường sản xuất cao su Ba Phúc

Tên dự án đầu tư ”giấy phép môi trường sản xuất cao su”

− Nhà máy sản xuất chế biến cao su Ba Phúc công suất 14.700 tấn sản phẩm/năm – Giấy phép môi trường sản xuất cao su.

− Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Số 261 Tổ 5 Ấp Đồng Sến, Xã Định An, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương.

− Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Quyết định số 1095/QĐ – STNMT tỉnh Bình Dương Quyết định phê duyệt Đề án BVMT chi tiết Nhà máy chế biến cao su, công suất 6.620 tấn sản phẩm/năm tại số 261, tổ 5, ấp Đồng Sến, xã Định An, huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương của Công ty TNHH Cao su Ba Phúc.

+ Sở xây dựng UBND tỉnh Bình Dương cấp giấy phép xây dựng số 06/GPXD – SXD năm 2013 cho Doanh nghiệp tư nhân Hồng Thanh (nay là Công ty TNHH Cao Su Ba Phúc) về việc được xây dựng công trình nhà máy chế biến mủ cao su.

+ Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cấp giấy phép xây dựng số 204/GPXD – SXD năm 2017 cho Công ty TNHH cao su Ba Phúc trước đó là Doanh nghiệp tư nhân Hồng Thanh về việc được xây dựng thêm công trình nhà xưởng.

+ Quyết định số 1757/QĐ – UBND tỉnh Bình dương Quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh Bình dương đối với công ty TNHH Ba Phúc.

− Quy mô của dự án đầu tư giấy phép môi trường sản xuất cao su: Vốn điều lệ với quy mô hiện tại là 52.000.000.000 đồng dự án thuộc nhóm C có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công. 3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

Công suất của dự án đầu tư

Nâng công suất nhà máy sản xuất chế biến mủ cao su có công suất từ 6.620 tấn sản phẩm/năm (5.405 tấn mủ cốm – SVR 3L và 1.212 tấn mủ tạp) lên 14.700 tấn sản phẩm/năm (14.700 tấn mủ cốm – SVR 3L, ngưng sản xuất mủ tạp)

Đối với nước sinh hoạt:

Nguồn nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên làm việc tại nhà máy, nhà ăn, nhà ở cán bộ là nguồn nước cấp cục bộ, được cấp bởi Trung Tâm Đầu Tư Khai Thác Thủy Lợi và Nước Sạch Nông Thôn.

Nhu cầu sử dụng nước trung bình hiện tại là 104 m3/tháng cho công suất 6.620 tấn sản phẩm/năm (theo hóa đơn tiền nước của Công ty TNHH cao su Ba Phúc năm 2019).

Sau khi nâng công suất nhà máy lên 14.700 tấn sản phẩm/năm thì nhu cầu sử dụng nước của Công ty trung bình vào khoảng 12 m3/ngày khoảng 360 m3/tháng (tháng sản xuất trung bình 30 ngày)

− Đối với nước cấp cho sản xuất:

Với công suất hiện hữu là 6.620 tấn sản phẩm/năm, nguồn cung cấp nước cho sản xuất gồm 04 nguồn:

• Toàn bộ nước thải sản xuất sau khi được xử lý (đạt loại B) được chứa trong 01 hồ chứa có thể tích là 1.125 m3;

• Nước mưa được thu gom và chứa vào 02 hồ, mỗi hồ thể tích là 400 m3;

• Nước giếng khoan từ 02 giếng khoan, công suất khai thác sử dụng với lưu lượng khoảng 06 m3/giếng/ngày để cấp bù nước bốc hơi;

• Nước mặt, được doanh nghiệp bơm từ suối nhánh của suối Cầu số 04 vào sử dụng với lưu lượng khoảng 80 m3/ngày (chỉ khai thác sử dụng vào mùa sản xuất và bổ sung thêm vào hồ lưu chứa nước mưa/nước tuần hoàn tái sử dụng, bù cho lượng nước bốc hơi).

Khi hoạt động sản xuất trở lại với mục tiêu hướng đến sản xuất sạch. Nên Công ty sẽ tiếp tục thực hiện tuần hoàn tái sử dụng hoàn toàn nước thải sau xử lý trở lại sản xuất.

Quá trình xử lý nước thải và lưu trữ nước thải sau xử lý sẽ bị ảnh hưởng bới các yếu tố điều kiện thời tiết của khu vực. Do hệ thống xử lý nước thải của nhà máy là hệ thống mở ngoài trời do đó sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình bốc hơi tự nhiên hoặc bị ảnh hưởng do mưa có thể dẫn đến việc lưu lượng nước thải bị thay đổi (thấp hơn hoặc cao hơn) so với lưu lượng nước thải tính toán theo định mức phát thải của nhà máy (13 m3/tấn sản phẩm).

Vì vậy để có thể xác định được lưu lượng nước giếng cũng như nước Suối cần khai thác để cấp bổ sung vào để có thể đáp ứng đủ được nhu cầu nước cho sản xuất ta phải tính toán được lượng nước bị thất thoát do bốc hơi cũng như lượng nước được bổ sung vào hệ thống xử lý nước thải do mưa

Công nghệ xử lý nước thải như sau:

Nước thải sinh hoạt sẽ được tiếp tục thu gom, xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn hiện tại sau đó được đưa về bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục xử lý.
Nước thải cao su từ quá trình sản xuất mủ SVR 3L từ mủ nước sẽ được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải để xử lý. Quy trình xử lý hệ thống xử lý nước thải như sau:

Nước thải sản xuất từ quá trình sản xuất mủ SVR 3L Song chắn rác Bể gạn mủ Bể điều hòa Bể keo tụ tạo bông Bể tuyển nổi (DAF) Bể kị khí Bể thiếu khí 1 Bể hiếu khí 1 Bể thiếu khí 2 Bể hiếu khí 2 Bể lắng sinh học Bể keo tụ tạo bông Bể lắng hóa lí Hồ sinh học Bể khử trùng.

Công ty tuần hoàn tái sử dụng hoàn toàn nước thải sau xử lí vào quá trình sản xuất. Như vậy Công ty hoàn toàn không xả nước thải ra ngoài môi trường. Do đó, dự án không ảnh hưởng đến khả năng chịu tải của môi trường. 

Chất  thải nguy hại của dự án được trình bày chi tiết trong file báo cáo.

Tải Giấy phép môi trường sản xuất cao su

Mật khẩu giải nén: greenstarvn.com

Giấy phép môi trường sản xuất cao su
Giấy phép môi trường sản xuất cao su
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời