Trong quá trình sản xuất và gia công sản phẩm, hoạt động phun sơn tạo ra khí thải chứa nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như toluen, xylen, bụi sơn và các chất ô nhiễm khác. Những khí thải này nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây hại đến sức khỏe con người và môi trường.
Mục lục bài viết
Hệ thống xử lý khí thải phun sơn
Hệ thống xử lý khí thải phun sơn đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý các chất ô nhiễm có trong khí thải phun sơn, xử lý triệt để các chất như toluen, xylen. Đảm bảo khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn Quốc gia như QCVN 20-2009/BTNMT Quy chuẩn về khí thải công nghiệp .Khí thải sau khi được xử lý bằng tháp hấp thụ sẽ được hấp phụ bằng than hoạt tính. đảm bảo thân thiện với môi trường, an toàn cho người lao động trong xưởng làm việc.
Công nghệ xử lý khí thải phun sơn
Để xử lý khí thải chứa nhiều dung môi hữu cơ có trong sơn. cần áp dụng các phương pháp xử lý khí thải khác nhau. Như phương pháp hấp thụ và phương pháp hấp phụ.
Ở trong bài viết này, với công trình thực tế thì Green Star áp dụng phương pháp hấp thụ để xử lý khí thải phun sơn đầu vào. và khử mùi bằng than hoạt tính.
Công nghệ xử lý như sau. Khí thải phun sơn -> Quạt hút -> Tháp hấp thụ -> Buồng hấp phụ -> Khí sạch thoát ra ngoài.

Nguyên Lý Hoạt Động Của Công Nghệ Hấp Thụ
Công nghệ hấp thụ trong xử lý khí thải hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng một dung dịch hấp thụ để loại bỏ các chất ô nhiễm trong khí thải. Dung dịch hấp thụ (thường là nước hoặc các dung dịch hóa chất có khả năng phản ứng) sẽ giữ lại các hợp chất hữu cơ, giúp làm sạch luồng khí trước khi thải ra môi trường.
Các thành phần cơ bản của hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ hấp thụ bao gồm:
- Tháp hấp thụ: Nơi diễn ra quá trình tiếp xúc giữa khí thải và dung dịch hấp thụ.
- Dung dịch hấp thụ: Có thể là nước, dung dịch kiềm hoặc acid tùy theo loại khí thải.
- Bộ phận tách hơi ẩm: Thường được đặt sau tháp hấp thụ để tách hơi nước theo dòng khí ra ngoài.
Nguyên Lý Hoạt Động Của Công Nghệ Hấp phụ
Hấp phụ là quá trình các phân tử khí hoặc chất lỏng được giữ lại trên bề mặt của chất rắn hoặc chất lỏng (gọi là chất hấp phụ). Khi luồng khí thải đi qua lớp vật liệu hấp phụ, các phân tử chất ô nhiễm sẽ bám lên bề mặt của vật liệu này, giúp loại bỏ chúng khỏi luồng khí thải. Công nghệ này không thay đổi tính chất hóa học của chất hấp phụ mà chỉ dựa vào khả năng bám dính và hấp thụ trên bề mặt.
Các Giai Đoạn Chính Của Quá Trình Hấp Phụ
Quá trình hấp phụ diễn ra qua các giai đoạn sau:
- Tiếp xúc với chất hấp phụ: Khí thải được dẫn vào hệ thống chứa chất hấp phụ (thường là các vật liệu như than hoạt tính, zeolit, silica gel, hoặc các polymer hấp phụ).
- Hấp phụ trên bề mặt: Các phân tử khí hoặc chất ô nhiễm trong luồng khí thải bám dính lên bề mặt của chất hấp phụ do các lực tương tác vật lý hoặc hóa học. Các chất có kích thước nhỏ và phân cực mạnh thường dễ bị hấp phụ hơn.
- Bão hòa: Sau một thời gian, bề mặt của chất hấp phụ sẽ bão hòa và không thể tiếp tục hấp phụ các phân tử mới. Tại điểm này, chất hấp phụ cần được tái sinh hoặc thay thế để đảm bảo hiệu suất xử lý.
Công nghệ hấp phụ được ứng dụng rộng rãi trong xử lý khí thải. Nó giúp xử lý các khí độc hại trước khi thải ra môi trường, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải và bảo vệ sức khỏe công nhân

Kết quả quá trình xử lý khí thải phun sơn
Sau quá trình khí thải được xử lý bằng cả phương pháp hấp thụ và hấp phụ bằng than hoạt tính, khí thải đã hoàn toàn không còn các chất gây ô nhiễm, nó đã an toàn với môi trường xung quanh.
Cấu tạo của hệ thống bằng nhựa PP sẽ đảm bảo chống lại các hóa chất ăn mòn, cách điện. bền bỉ với thời gian.
Quý khách hàng đang có nhu cầu về xử lý khí thải, vui lòng liên hệ với Môi Trường Green Star để được tư vấn miễn phí nhé.
Xin cảm ơn
Bài Viết Liên Quan: