Khí than có công thức hóa học là CO
Khí than hay khí than ướt có thành phần chủ yếu là CO – Carbon monoxide, ngoài ra còn các hợp chất như Hợp chất oxi nito, Sulfur dioxide, Hydrogen sulfide.
Khí than là hợp chất không có màu, không mùi vị. Nó còn được biết đến với các tên khác như carbon monoxit hay oxit carbon.
Khí than là loại gây độc cấp tính, nếu hít phải có thể dẫn đến tử vong.
Vậy khí than ướt là gì?
Khí than ướt là tên gọi chung được dùng cho hỗn hợp các khí CO, CO2, H2… Nó được dùng để phân biệt với khí than khô thường nhắc đến trong hoá học.
Khí than ướt trong phòng thí nghiệm được điều chế bằng cách cho hơi nước đi qua than nóng đỏ ở mức nhiệt độ lên tới 1.050 độ C. Phương trình hoá học về phản ứng xảy ra như sau:
C + H2O ⇄ CO + H2
Trong đó, C chính là thành phần hoá học quan trọng của than đá.
Thành phần khí than ướt là gì?
Như đã nói, khí than ướt được cấu tạo từ những thành phần chính là CO2, CO, N2H2, H2O… Trong đó, thành phần chính và làm nên tính chất cho khí than ướt chính là CO.
Việc sản xuất khí than ướt được thực hiện như thế nào?
Quá trình sản xuất khí than ướt trong thực tế xảy ra ở những lò khí hoá than. Lò khí hoá có thể được phân chia thành 2 loại khác biệt như sau đây:
Lò khí hoá than tầng sôi
Than sẽ được đưa vào trong lò và được đốt cháy theo những tiêu chuẩn cần thiết dưới điều kiện môi trường thiếu oxi. Hơi nước sẽ được dẫn vào trong lò đề phản ứng với than, từ đó tạo được thành phẩm là khí than ướt theo nhu cầu.
Lò khí hoá than ở tầng cố định
Than được đặt trong lò và cũng như loại lò tầng sôi, nó được đốt cháy trong điều kiện thiếu khí oxi. Hơi nước được đưa vào trong lò cho phản ứng với khí tạo ra trong quá trình đốt than và chúng ta sẽ thu được khí than ướt để sử dụng theo nhu cầu.
Ứng dụng của khí than ướt là gì?
Trong các ngành công nghiệp, khí than ướt sẽ được sử dụng để làm nhiên liệu. Nguyên nhân là do trong thành phần có chứa Hidro nên năng suất toả nhiệt của nó cao hơn hẳn so với khí than khô.
Nó có thể dễ dàng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, đốt lò trong các ngành. Ngoài ra, khí than ướt cũng được dùng để tổng hợp các chất hữu cơ, vô cơ theo yêu cầu của từng ngành nghề.
Ảnh hưởng của khí than ướt là gì trong đời sống?
Những ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ con người
Khi hít khí than, những hợp chất axit, các hạt nhỏ bên trong khí than có thể gây viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng hoặc gây nên những vấn đề hô hấp nghiêm trọng.
Ngoài ra, khí than cũng có thể gây nên những căn bệnh hắc sĩ, làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Khi tiếp xúc với khí CO lâu dài, sức đề kháng cũng suy yếu rất nhanh và làm ảnh hưởng đến tim mạch.
Trong trường hợp cùng lúc hít nhiều khí CO, bệnh nhân có thể sốc và mất mạng. Bạn có thể tìm hiểu điều này thông qua những ca ngộ độc khí than thường gặp.
Trong mùa đông, việc sử dụng than để sưởi ấm trong các phòng đóng kín có thể gây ra nguy cơ ngộ độc khí than. Khí CO, một khí rất độc, có thể tích tụ trong không gian đóng kín khi than đốt không đủ thoát khí. Điều này tạo ra một tình huống nguy hiểm vì khí CO không có màu và không có vị, làm cho việc phát hiện rất khó khăn, đặc biệt là khi người ta đang ngủ, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tử vong.
Những nguyên nhân nào gây ngộ độc khí than
Nguyên nhân gây ngộ độc khí than là một vấn đề nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng khí than. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngộ độc này:
– Không đủ thông gió: Khi không đủ lượng không khí được lưu thông trong không gian đốt than, các khí độc có thể tập trung và gây ngộ độc.
– Hệ thống thoát khí không hoạt động: Nếu hệ thống thoát khí không hoạt động đúng cách, khí độc có thể tích tụ trong không gian đốt than, tăng nguy cơ ngộ độc.
– Sự cố hệ thống đốt than: Những sự cố xảy ra trong quá trình đốt than có thể dẫn đến sản xuất các khí độc như CO (carbon monoxide), SO2 (sulfur dioxide), NOx (nitrogen oxide), tăng nguy cơ ngộ độc.
– Sử dụng khí than không đúng cách: Việc sử dụng khí CO mà không tuân thủ các quy định an toàn có thể dẫn đến ngộ độc khí CO. Điều này bao gồm việc lựa chọn không đúng loại than, thiếu bảo dưỡng hệ thống, hoặc không sử dụng thiết bị an toàn.
Ảnh hưởng của khí than ướt đến môi trường sống
Khí than ướt là tác nhân biến đổi khí hậu
Các nhà khoa học đã chứng minh khí CO tạo ra hiệu ứng nhà kính. Nó cũng là chất khí góp phần làm tăng nhiệt độ trái đất và dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu như hiện tại.
Gây hại đến môi trường dưới nhiều góc độ khác nhau
Khí than ướt tạo ra hàng loạt khí gây hại cho môi trường như bụi, sulfur dioxide (SO2), NO2, O3… Nó cũng gây ô nhiễm nguồn nước nếu không được xử lý triệt để. Từ đó, trở thành tác nhân gây tổn hại trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta.
Giảm tác động của khí than đến môi trường
Có rất nhiều các khách nhau để giảm ảnh hưởng của khí độc hại này như sau:
Nên ưu tiên lựa chọn và sử dụng các nguồn năng lượng sạch cho cuộc sống của mình như năng lượng gió, năng lượng mặt trời…
Đầu tư vào công nghệ xử lý khí thải một cách hiệu quả ở các nhà máy, khu công nghiệp
Tăng cường việc quản lý và kiểm soát lượng khí thải của các ngành công nghiệp trước khi xả thải ra môi trường.
Khuyến khích sử dụng than hoạt tính trong những ngành công nghiệp ứng dụng.
Phòng tránh ngộ độc khí CO đúng cách
Để ngăn chặn ngộ độc khí than, việc sử dụng than củi đúng cách là rất quan trọng. Không nên đốt than củi trong nhà hoặc trong không gian kín đáo, và không nên nấu nướng trong không gian nhỏ, ngay cả khi sử dụng khí gas, vì sự tiêu thụ oxy trong không khí sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến việc tăng nồng độ khí CO và CO2, khiến cho mức oxy giảm sút đột ngột. Hậu quả có thể là người ở trong không gian này sẽ gặp tình trạng thiếu oxy, ngất xỉu, và thậm chí tử vong, đây là tình trạng nguy hiểm cấp.
Cán bộ y tế cần tăng cường thông tin cho cộng đồng về các biện pháp an toàn trong nhà, bao gồm việc bảo vệ nhà cửa khỏi việc bị gió lạnh xâm nhập, đảm bảo mặc đủ quần áo ấm, và sử dụng chăn đệm ấm áp.
Đồng thời, việc kiểm tra định kỳ an toàn của bếp ga, lò sưởi, và hệ thống thông hơi là quan trọng. Máy phát điện cũng không nên đặt ở những nơi kín đáo như tầng hầm hoặc gần phòng ngủ. Đối với những ngành công nghiệp tiếp xúc nhiều với khí CO như lò gạch, xưởng may, lò luyện kim, việc đo nồng độ CO liên tục là cần thiết để đảm bảo rằng mức CO không vượt quá ngưỡng cho phép.
Sử dụng thiết bị an toàn: Đảm bảo sử dụng các thiết bị an toàn như lò đốt than, lò sưởi, máy phát điện, máy hàn có hệ thống thoát khí đúng cách để ngăn chặn sự tích tụ của khí độc.
Thông gió đúng cách: Đảm bảo không khí trong không gian đốt than được thông thoáng bằng cách mở cửa sổ, cửa thoát hiểm hoặc sử dụng quạt hút để tăng cường lưu thông không khí.
Không sử dụng khí than trong không gian kín: Tránh sử dụng khí than trong các không gian kín như phòng ngủ, phòng khách và nơi không có đủ thông gió để ngăn chặn sự tích tụ của khí độc.
Đeo khẩu trang: Đeo khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp khi tiếp xúc với khí than, đặc biệt là trong môi trường có nguy cơ cao về khí độc.
Tuân thủ quy định an toàn: Tuân thủ các quy định an toàn khi sử dụng khí than, không vượt qua giới hạn an toàn được quy định để đảm bảo an toàn cho mọi người.
Kiểm tra thường xuyên: Thực hiện kiểm tra và bảo trì các thiết bị đốt than thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và không tạo ra khí độc không mong muốn.
Trang bị các loại thiết bị bảo hộ lao động, xử lý khí CO tại nguồn sẽ là phương pháp tối ưu và an toàn nhất. Xem thêm các phương pháp xử lý khí CO
Bài Viết Liên Quan: